Lâm Hà – Lâm Đồng: Mùa mưa lũ, vẫn tái diễn tình trạng dùng bè tự chế khai thác cát tại xã Phi Tô
MTXD - Theo ghi nhận, đơn vị khai thác có tên “Thông Dung” vẫn ngang nhiên dùng bè tự chế khai thác cát bất chấp nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ…
Theo Báo cáo số 88/BC-STNMT ngày 3/3/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, tại khu vực các xã Phú Sơn, Đạ Đờn, Phi Tô của huyện Lâm Hà có 3 đơn vị là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiên Cường, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thông Dung và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo Nghi được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản với thời hạn từ 18 năm đến 28 năm; diện tích khai thác từ 4 ha tới 49 ha và 3 km lòng sông; sản lượng khai thác từ 5.000m3 đến 100.000m3/năm. Riêng Công ty Năm Hương và Công ty Đình Tâm chưa được cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh thường xuyên có văn bản chấn chỉnh, hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định, đề nghị các địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
Bè hút cát tự chế ngang nhiên hoạt động, bất chấp các quy định về an toàn lao động, quảnh lý giao thông đường thủy nội địa ( nội dung từ clip ngày 14/9/2023)
Chỉ một đoạn sông ngắn trên địa bàn thôn R’Teing nhưng có tới 5 Công ty khai thác cát đang hoạt động hoặc tạm dừng hoạt động.
Ghi nhận vào ngày 30/7/2023 và ngày 14/9/2023 tại cùng vị trí sông Ðạ Dâng, đoạn chảy qua xã Phú Sơn và Phi Tô, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nhóm PV ghi nhận việc nhóm lao động đang tiếp tục sử dụng bè tự chế đi dọc sông để cắm hút cát, bất chấp các quy định của Pháp luật về khai thác khoáng sản.
Đi dọc bờ sông, các công ty này không có tổ chức cắm phao nổi xác định ranh giới khu vực khai thác, cắm mốc các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông.
Trên dòng sông, chỉ thấy bè tự chế, không có tên, loại phương tiện, thiết bị được sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa.
Và trên các bè này, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác, vận chuyển cát, sỏi liệu có hay không ?
Ngoài ra, bảng thông báo tại bờ sông thuộc phạm vi khu vực khai thác để công khai thông tin Giấy phép khai thác, dự án khai thác cát, sỏi lòng sông với các nội dung: Tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; tên, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi cũng không có.
Phỏng vấn người dân địa phương, những bè hút cát này thuộc về đơn vị “Thông Dung”, đơn vị này đã mua lại một số rẫy xung quanh của người dân để tiếp tục hoạt động.
Sau khi ghi nhận sự việc, nhóm PV đã liên hệ với UBND xã Phi Tô, lãnh đạo xã không có mặt tại trụ sở, liên hệ qua điện thoại thì chỉ nhận được những lời nói vu vơ, không rõ nghĩa từ phía lãnh đạo xã.
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 1/7/2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.
Ngày 1/7/2023, Thủ tướng ra Công điện, ngày 30/7/20223, vẫn ghi nhận tình trạng dùng bè hút cát, cắm sào vào bờ để hút cát
Trong đó có nội dung, quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp phép, khai thác cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch để hạn chế xảy ra sạt lở, đồng thời bảo đảm nguồn cung vật liệu xây dựng, nhất là cho các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án hạ tầng giao thông. Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật.
Vậy, chính quyền địa phương huyện Lâm Hà, xã Phi Tô đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Nhà nước hay chưa ?
Xin kính chuyển những thông tin trên đến UBND tỉnh Lâm Đồng và huyện Lâm Hà cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, kịp thời trấn chỉnh giữ nghiêm kỷ cương pháp luất tránh gây dư luận xấu trong nhân dân.
Theo quy định của pháp luật hành vi khai thác cát sông trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và hình sự.
Theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế cho Nghị định 33/2017/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:
- Tại Điều 25 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi không tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng).
- Tại Khoản 8, Điều 37 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, bị xử phạt cụ thể như sau:
+ Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác ( theo bề mặt) đến dưới 100m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 02m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến dưới 09 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
+ Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát; sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100m đến dưới 200m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 02 m đến dưới 05 m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
- Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 12 tháng đến 15 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
- Ngoài ra, hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ còn phải đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra. Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc.
- Tại Điều 48 quy định: Hành vi vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt từ 20.000.000 đồng – 200.000.000 đồng (tương ứng khoáng sản đã khai thác trái phép dưới 10m3 đến trên 50m3).
Đồng thời, tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra...
PV
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.