Làng 72 trên vùng biên giới

MTXD - Một làng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới thuộc tỉnh Gia Lai từ thiếu ăn, đói khổ, bao hủ tục đè nặng lên cuộc sống, vậy mà chỉ hơn 5 năm trở lại đây, khởi đầu từ cây lúa nước, bà con đã có thóc để ăn, thóc bán, nhiều hộ gia đình giàu lên. Câu chuyện cổ tích thời hiện đại được người dân địa phương viết lên từ cây lúa nước trên vùng biên giới.

Làng 72 trên vùng biên giới

Cán bộ, công nhân Công ty 72 (Binh đoàn 15) hướng dẫn người dân làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ (Gia Lai) trồng lúa nước.

MTXD - Một làng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới thuộc tỉnh Gia Lai từ thiếu ăn, đói khổ, bao hủ tục đè nặng lên cuộc sống, vậy mà chỉ hơn 5 năm trở lại đây, khởi đầu từ cây lúa nước, bà con đã có thóc để ăn, thóc bán, nhiều hộ gia đình giàu lên. Câu chuyện cổ tích thời hiện đại được người dân địa phương viết lên từ cây lúa nước trên vùng biên giới.

Những ngày đầu năm, đến vùng biên giới thuộc địa bàn huyện Ðức Cơ (Gia Lai), tôi thật sự ngỡ ngàng khi nhìn thấy trên những ngọn núi cao ngập tràn mây phủ là những cánh đồng lúa rộng mênh mông đang mùa thu hoạch. Lúa nước trồng trên núi thật sự là “cần câu” của bộ đội trao cho bà con, giúp hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Gia Rai đẩy lùi cái đói, cái nghèo, lạc hậu.

Trao cho bà con “chiếc cần câu”

Chuyện lạ ở vùng biên giới tỉnh Gia Lai là không thành lập, không có “ngày truyền thống” nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi là làng-đó là Làng 72. Qua tìm hiểu được biết, cũng như bao ngôi làng của người Gia Rai nằm dọc tuyến biên giới, làng Tung, xã Ia Nan, huyện Ðức Cơ được người dân dựng lên trên một ngọn đồi khá bằng phẳng. Phương thức canh tác chủ yếu là “chặt, đốt, chọc, tỉa”, cùng với bao hủ tục cho nên đời sống bà con cứ theo điệp khúc hết đói, lại nghèo. Cái vòng luẩn quẩn ấy chỉ chấm hết từ khi có bộ đội Công ty 72 (Binh đoàn 15) tiếp sức và cái tên Làng 72 cũng ra đời từ đó.

Con đường vào Làng 72 đã được nhựa hóa; hai bên đường nối tiếp nhau là những vườn cà-phê, những cánh rừng cao-su bạt ngàn, những đồng lúa chín vàng. Trong làng, những ngôi nhà mới xây theo kiểu “biệt thự mái Thái” khang trang, hàng hóa bày bán rất nhiều... minh chứng cho sự giàu có, phát triển bền vững. Hơn 70% số hộ khá và giàu là con số ấn tượng tại một làng quê vùng biên giới, nơi sinh sống của hơn 200 hộ dân, gần 850 nhân khẩu, tất cả đều là người dân tộc Gia Rai.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh làng, ông Khuyên Ðông, già làng Tung nói như khoe: Trước đây, đời sống của người dân xã Ia Nan nói chung, làng Tung nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Quanh năm trên nương rẫy “chặt, đốt, chọc, tỉa”, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng cuối năm thu về cũng chỉ hai, ba tạ lúa, một ít hạt bắp, củ mì. Cứ đến mùa giáp hạt thì cái đói lại ập về, bà con trong làng phải chờ bộ đội và chính quyền địa phương cấp gạo cứu trợ từng ngày, buồn lắm.

Ðang loay hoay tìm lối thoát nghèo, thì dân làng Tung được bộ đội đến tiếp sức, vừa tuyên truyền vận động, hướng dẫn bà con trồng, thu hoạch cao-su, cà-phê, vừa tuyển dụng con em địa phương vào làm công nhân; đặc biệt Công ty 72 đã khai hoang gần 16 ha đất, tổ chức trồng lúa nước, rồi trao cho bà con. Ðây thật sự là “cần câu”, để giúp người dân làng Tung bỏ đi cái tư tưởng ỷ lại, trông chờ bám sâu tự bao đời để tự mình đổi mới, vươn lên.

Thay đổi nhận thức từ cây lúa nước

Thượng tá Hà Trọng Bảo, Giám đốc Công ty 72 cho biết: Những năm đầu trồng cao-su và cà-phê chưa thu hoạch được, mặc dù đã “dốc túi” hỗ trợ đồng bào tất cả lương thực, thực phẩm mà đơn vị có được, song đời sống bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Kiên quyết không để cho người dân đói khổ, đơn vị bàn cách tiếp tục giúp đồng bào vùng biên giới phát triển kinh tế sao cho hiệu quả, ngoài trồng cao-su và cà-phê mang tính lâu dài, thì trước mắt là giúp bà con trồng cây lúa nước. Đây được xem là một dự án khó khăn, vì dân làng ở đây chưa bao giờ trồng lúa nước, muốn thành công trước hết bộ đội phải gương mẫu trong khai hoang đất, làm thủy lợi đưa nước về, chọn giống, gieo sạ, chăm bón và thu hoạch. Phải cầm tay chỉ việc, phải hướng dẫn trực tiếp từng khâu nhất là đội ngũ thanh niên mới đem lại hiệu quả.

Nói là làm, cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công ty 72 vừa đi ngăn đập, khai hoang đất, cải tạo, phục hồi đất chua phèn và tiến hành đầu tư hơn 500 triệu đồng, trồng được gần 16 ha lúa nước, 3 km kênh mương thủy lợi. Có lúa, có đất trồng lúa bộ đội trao, nhưng bà con người Gia Rai vốn chỉ quen với bản năng vào núi rừng để kiếm ăn, cho nên họ không mặn mà trồng cây lúa nước. Biết được tâm lý đó, lãnh đạo Công ty 72 đã triển khai cho cán bộ, công nhân đến từng ngõ, gõ từng nhà, cấp giống, phân, lại xắn quần xuống ruộng gieo cấy trước cho bà con thấy để làm theo.

Sau một thời gian được bộ đội “cầm tay, chỉ việc”, bà con người Gia Rai ở vùng biên giới huyện Ðức Cơ đã thành thạo việc cày đất ra đường thẳng, gieo sạ, tự mình xuống ruộng trồng lúa, rồi bón phân, làm cỏ, thu hoạch. Từ buổi đầu cầm liềm gặt lúa, nay có người còn đầu tư cả máy gặt, xe chạy đến đâu lúa gặt xong, máy lại tự động tuốt, cho vào bao rồi đẩy ra đến đó…Thoạt nhìn cứ như trong “phim Liên Xô”, nhưng đó là hiện thực. Từ năm 2015 đến nay, bộ đội tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn trồng lúa nước đại trà và đem lại kết quả ngoài sự mong đợi, năng suất đạt từ 37 đến 40 tạ/ha, tăng gấp bảy lần lúa rẫy, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho địa phương.

Bà con trồng được cây lúa, có thêm hạt gạo là cả một quá trình lao động thấm đẫm mồ hôi, một hành trình nảy mầm cho cách thức canh tác mới. Việc trồng cây lúa nước trên núi đã tạo ra bước ngoặt lớn làm thay đổi nhận thức, tập quán sinh hoạt, lao động và phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con dân tộc thiểu số Gia Rai. Nếu trước đây đi đêm bà con sợ “con ma”, sáng tám, chín giờ mới đi làm đến 15 giờ về, thì nay ba đến bốn giờ sáng khi con gà rừng chưa cất tiếng gáy thì bà con đã dậy đi cạo mủ cao-su. Từ không biết gì về cây lúa, nhờ sự tiếp sức của Công ty 72, đến nay bà con dân tộc thiểu số đã biết lịch thời vụ, biết chọn giống lúa cho phù hợp với chất đất, biết lấy phân con trâu, con bò, con lợn để bón lúa; khi cây lúa vàng lá, khô ngọn, biết cây lúa bị bệnh, bà con lại biết cả phun thuốc trừ sâu... Từ buổi đầu bỡ ngỡ đến nay trong xã đã có hơn 1.590 hộ trồng lúa nước. Từ thiếu ăn, đói khổ, đến nay bà con đã có lúa để bán, nhiều hộ giàu lên, có thu nhập trung bình từ 200 đến 300 triệu đồng/năm.

Kinh tế phát triển, chuyện gây rối, vượt biên trái phép, các tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu đã không còn, thay vào đó là nếp sống văn hóa lành mạnh, là  tiền đề tiến tới hoàn thành những mục tiêu xây dựng nông thôn mới

                                                                                      LÊ QUANG HỒI

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.