Làng nghề bánh chưng “tất bật” cho những ngày Tết

MTXD - Những ngày này, làng bánh chưng Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, Nghệ An) lại tất bật làm để kịp giao cho khách. Mỗi người mỗi việc… tất cả đều nhộn nhịp như một dây chuyền được lập trình sẵn.

MTXD - Những ngày này, làng bánh chưng Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, Nghệ An) lại tất bật làm để kịp giao cho khách. Mỗi người mỗi việc… tất cả đều nhộn nhịp như một dây chuyền được lập trình sẵn.

Dịp Tết Nguyên đán, làng bánh chưng Vĩnh Hòa (xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) lại tất bật vào vụ. Bánh ở làng nghề này được làm quanh năm, tuy nhiên dịp Tết mới là vụ chính khi đơn hàng tăng gấp 3 ngày thường. Đơn hàng nhiều, lượng bánh sản xuất lớn nên những ngày Tết, người dân ở làng bánh chưng Vĩnh Hòa làm quên ăn, quên ngủ.

Bánh chưng ở llàng nghề này được gói bằng lá dong và một số được gói bọc thêm lá chuối ở trong. Vì sản xuất lớn nên các cơ sở nơi đây thường mua hàng vạn chiếc lá về để gói dần. Để lá dong luôn được tươi, người dân sẽ quây bạt rồi nhúng cồi lá xuống mặt nước.

Trước khi gói bánh, lá dong sẽ được những người thợ rửa sạch rồi đem phơi khô trong gió. "Nếu lá ướt sẽ khó gói, nếu lá bị phơi nắng khô cũng sẽ không thể gói bánh. DịpTết này gia đình nhà tôi mua cả mấy vạn lá về để gói dần. Chứ sợ ít ngày nữa không có lá để mua", - bà Bùi Thị Biên 67 tuổi) chia sẻ.

Ở làng Vĩnh Hòa, từ trẻ con đến người lớn đều có thể hỗ trợ làm bánh chưng. Một số trực tiếp gói bánh, một số hỗ trợ rửa lá, cắt lá hoặc buộc dây bánh. Bánh chưng Vĩnh Hòa có thương hiệu nổi tiếng bởi chất lượng, vị thơm ngon và độ dẻo không thể lẫn đi đâu được. Để làm nên được hương vị riêng là nhờ việc người dân tuyển chọn kỹ nguyên liệu từ lá gói cho đến nếp, đậu xanh, thịt… Trong đó, nếp để gói bánh là quan trọng nhất vì sẽ tạo nên độ dẻo cho bánh. Nếp được chọn phải là loại đặc biệt, hạt to tròn, trắng. Sau khi ngâm, người dân sẽ rửa sạch, kỹ để không bị lẫn tạp chất bẩn. Nhân bánh Chưng bao gồm thịt lợn ba chỉ, hành tăm, hành củ, đậu xanh. Mỗi gia đình đều có bí quyết làm bánh riêng nhưng đa số đều ướp thật kỹ thịt bằng các gia vị trước khi đưa đi gói bánh để tạo nên vị ngon, đậm đà và thơm.

Để việc gói bánh nhanh hơn, những người thợ sẽ chuẩn bị sẵn nhân bánh rồi nén lại thành từng khối nhỏ. Khi gói, người thợ chỉ cần cho một lớp nếp phía dưới, đặt nhân bánh ở giữa rồi thêm một lớp nếp ở trên. Đã có nhiều năm kinh nghiệm gói bánh nên người ở làng bánh chưng Vĩnh Hòa chỉ mất trung bình khoảng 30 giây để gói xong một chiếc bánh. Tuy nhiên để cho ra chiếc bánh phải trải qua rất nhiều công đoạn như: rửa, cắt lá, chẻ lạt, cắt thịt, đãi nếp… nên ngoài thợ gói bánh còn cần rất nhiều người phụ.

Chị Phan Thị Tình (chủ một cơ sở bánh chưng làng Vĩnh Hòa) chia sẻ: “Bắt đầu từ ngày rằm tháng Chạp đến 29 Tết là thời điểm chúng tôi tất bật nhất. Hầu như cơ sở nào cũng phải thuê thêm từ 5-15 người mới làm hết việc được. Có ngày làm quên trưa tối quên cả ăn, quên cả ngủ. Trưa thì ăn khi 14h, 15h. Tối có khi tận 21h, 22h mới nghỉ ăn cơm”. Chị Tình cho hay thợ gói bánh ở đây được thuê với công khá cao. Nếu thợ có tay nghề thì 1 ngày công được trả 1 triệu đồng. Còn những người phụ việc như rửa lá, cắt lá thì ngày công được trả từ 350.000-400.000 đồng.

Ngoài gói bánh chưng các cỡ to, nhỏ tùy theo khách đặt, các cơ sở nơi đây còn gói thêm cả bánh Tét dài. Sau khi gói xong, những chiếc bánh được đem đi nấu trong thời gian từ 8-10 giờ đồng hồ. Ngày trước, những hộ dân dùng bếp củi, bếp than để nấu bánh. Ngày nay đa số các hộ dân đều đầu tư mua bếp điện về nấu bánh chưng.

Lãnh đạo xã Hợp Thành cho biết làng nghề bánh chưng ở Vĩnh Hoà được công nhận vào năm 2005. Nhiều hộ được ông bà truyền từ đời này sang đời khác.

Nghề bánh chưng không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho các chủ cơ sở mà còn tạo ra nhiều việc làm cho các lao động địa phương. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên nhắc nhở các hộ gia đình sản xuất bánh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vững truyền thống chất lượng làng nghề./.

 

Huy Hùng

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.