Làng Sen quê Bác: Miền quê chung của những người con đất Việt

MTXD - Con người ấy, ngôi nhà ấy, nơi ấy đã chẳng còn xa lạ với những người con Việt Nam. Nơi ấy là làng Sen, chốn bình yên có ngôi nhà tranh mộc mạc của Bác. Nơi ấy là Nam Đàn – Nghệ An, vùng đất miền Trung nắng gió. Nơi ấy đã góp phần làm nên hòa bình dân tộc ngày hôm nay, là niềm tự hào đáng kính của đất nước.

MTXD - Con người ấy, ngôi nhà ấy, nơi ấy đã chẳng còn xa lạ với những người con Việt Nam. Nơi ấy là làng Sen, chốn bình yên có ngôi nhà tranh mộc mạc của Bác. Nơi ấy là Nam Đàn – Nghệ An, vùng đất miền Trung nắng gió. Nơi ấy đã góp phần làm nên hòa bình dân tộc ngày hôm nay, là niềm tự hào đáng kính của đất nước.

Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen (làng Kim Liên) quê Bác. Dẫu thời gian đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay; thì những hình ảnh xưa cũ của Làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho những thế hệ sau tới nơi đây. Cũng chính nơi này, hơn nửa thế kỷ trôi qua, không biết đã có bao nhiêu bước chân của những người con quê hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa từ trong tâm hồn mình. Làng Sen nay đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên và còn là khu di tích quan trọng bậc nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xếp hạng di tích này được công nhận vào năm 1979.

Những hình ảnh xưa cũ của Làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ.

Toàn bộ khu di tích bao gồm 4 cụm chính: Khu quê ngoại (làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa), khu quê nội (làng Sen), núi Chung (xã Kim Liên) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu kính yêu của Bác) thuộc xã Nam Giang.

Làng Sen đẹp như một bức tranh yên bình và như chính tâm hồn người dân nơi đây. Ngay từ khi bước chân trên con đường đất nhỏ dẫn vào ngôi nhà khi xưa Bác ở, một cảm xúc bồi hồi dâng lên khó tả, không sao kìm nén được. Đôi bờ tre rì rào trong gió, hàng dâm bụt vẫn đung đưa nhè nhẹ, hoa cau, hoa bưởi còn thơm nồng, lòng như thấy thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đi qua cổng chính, hai bên lối là hàng “rào râm bụt đỏ hoa quê”. Nơi ấy còn là mảnh sân và khu vườn nhỏ với cây cau, vồng khoai, gốc mít… Mấy gian nhà tranh đơn sơ nép mình dưới rặng tre sau nhà bốn mùa xào xạc….

Dưới nếp nhà tranh mộc mạc nơi “làng Sen quê Cha”, Người đã cất tiếng khóc chào đời. Những kỉ vật bình dị với án thư, tấm phản thường ngày cụ Sắc ngồi dạy học, với cánh võng đưa năm tháng tuổi thơ của Người; chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen… như làm ta sống lại cả một trời kí ức

Ngôi nhà giản dị giữa thiên nhiên, cây cỏ. Bao quanh những mái lá đơn sơ là vườn cây ao cá. “Cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son” sống trọn một kiếp bình dị, hòa mình vào với thiên nhiên từ những ngày thơ ấu. Cái chốn thanh tĩnh nơi đây làm lòng người dịu nhẹ. Cuộc sống thanh tao như thoát ra khỏi những bụi trần. Đến nơi đây, ta dường như vẫn cảm nhận được tình yêu của Bác với mảnh đất quê hương, với ngôi nhà tấm bé. Sóng gió cuộc đời đã làm nên một nhân cách lớn, nhưng tuổi thơ nơi ngôi nhà ấy cũng chính là cái nôi để nuôi dưỡng nên vị lãnh tụ của dân tộc.

Ngôi nhà giản dị giữa thiên nhiên, cây cỏ. Bao quanh những mái lá đơn sơ là vườn cây ao cá.

Tình yêu từ ngôi nhà, từ những con người nơi làng Sen ngan ngát, từ mảnh đất miền Trung kiên cường đã góp phần chắp cánh cho tình yêu của Bác bay cao, bay xa, vượt qua những đại dương lớn, mang về hòa bình cho đất nước hôm nay. Nơi khai sinh ra dân tộc một lần nữa, nơi đã lưu giữ trọn vẹn cái hồn Việt Nam, cái nhân cách Việt Nam.

Ngôi nhà ấy, vườn cây ấy, khoảng sân ấy mãi là khúc nhạc lành giữa những bình yên cuộc sống này. Làng Sen hôm nay, làng Sen thuở ấy, vẫn luôn tỏa ánh sáng trong lòng người Việt Nam. Trải qua thời gian cùng những biến động lịch sử và bao mưa nắng, ngôi nhà dĩ nhiên không còn nguyên vẹn như ban đầu. Nhưng để lưu giữ một giá trị tinh thần to lớn, ngôi nhà đã được bảo vệ, giữ gìn và trùng tu để luôn hiện hữu trên quê hương Làng Sen, trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.

Làng Sen đã trở thành một nơi hằn sâu trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, cũng như bạn bè quốc tế.

Vậy đó, làng Sen đã trở thành một nơi hằn sâu trong tâm khảm mỗi người con đất Việt, cũng như bạn bè quốc tế. Trở về làng Sen, ta lại gặp ở đây giọng nói của trăm quê; gặp lại ở đây xúc cảm của bao lứa tuổi. Trở về làng Sen, mỗi người như bắt gặp đâu đó hình bóng của chính quê hương mình: mộc mạc đến đơn sơ, bình dị đến gần gũi… Ta cũng như thấy đâu đó, hình bóng Bác giữa “làng Trù quê mẹ và làng Sen quê cha”, để rồi bao xúc cảm bồi hồi bỗng trào dâng, bao niềm kính yêu, thành kính chợt ùa về.

THANH LỊCH

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.