Lay lắt xóm chạy thận bên hông bệnh viện
MTXD - Có một xóm nhỏ bên cạnh Bệnh viện Đà Nẵng, là nơi những bệnh nhân chạy thận thuê trọ ở. Họ vốn đã khốn khổ với bệnh tật và nỗi đau, lại phải chắt chiu dành dụm tới từng miếng ăn, viên thuốc để điều trị dài ngày.
Xóm chạy thận nằm tại ngõ 144 đường Hải Phòng (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng) là nơi cư trú của những bệnh nhân suy thận.
Xóm chạy thận nằm tại ngõ 144 đường Hải Phòng (phường Thạch Thang, quận Hải Châu, Đà Nẵng) là nơi cư trú của những bệnh nhân suy thận, những người phải gắn bó cả đời với chiếc máy chạy thận vô tri. Cách đây khoảng hơn 2 năm, những bệnh nhân này sống ở khu nhà được lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng cho bệnh nhân Quảng Nam lưu trú miễn phí. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện buộc phải thu hồi lại nhà để làm nơi cách ly… Những bệnh nhân chạy thận đành phải ra ngoài tìm phòng trọ mới. họ lập thành xóm chạy thận ngay bên hông bệnh viện này.
Họ đều là những bệnh nhân bị thận giai đoạn cuối, chấp nhận thuê trọ ở gần để lỡ có gì bất thường còn vào bệnh viện kịp.
Những bệnh nhân trong xóm chạy thận có nhiều người chỉ ở một mình xoay sở. Trước lúc có dịch, sau khi đi chạy thận, các bệnh nhân còn làm thêm công việc khác để có thêm thu nhập sống qua ngày trong bệnh viện. Nhưng sau lệnh cách ly xã hội mọi thứ đều trông chờ vào lòng hảo tâm.
Dường như xóm trọ này là gia đình thân thiết của mọi người
Nói là xóm nhưng thực ra đó là một khu nhà trọ 3 tầng. Những người khốn khổ xa lạ về đây ở với nhau. Mỗi tháng tiền phòng trọ khoảng 3,5 triệu đến 4 triệu một phòng. Mấy người chia nhau ở chung, tính ra mỗi tháng một người cũng mất gần 1,5 triệu tiền phòng, tiền điện nước. Họ gom góp tiền và chia sẻ chung phòng cùng nhau để bớt gánh nặng tiền bạc. Phòng nào hẹp thì 2 người ở. Phòng rộng hơn khoảng 15m2, thì đến 4 người ở chen chúc. Phần lớn những người thuê trọ ở đây là người ở tỉnh Quảng Nam. Họ đều là những bệnh nhân bị thận giai đoạn cuối, chấp nhận thuê trọ ở gần để lỡ có gì bất thường còn vào bệnh viện kịp. Mấy năm trước khi chuyển cư ra xóm này, có chừng 30 bệnh nhân. Thế nhưng đến bây giờ chỉ còn khoảng 15 bệnh nhân, hầu hết đã “ra đi” vì cơn bạo bệnh.
Đau bệnh và thể trạng ốm yếu nên quanh năm họ ở đây.
Đau đớn vì bệnh tật, khốn khó vì phải dành dụm để chữa bệnh, những người bệnh không chỉ phải đối diện với nỗi đau, mà họ còn phải chịu đựng những sự khổ cực. Bà Sáu (74 tuổi, quê thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) là người có hoàn cảnh éo le nhất. Không chồng con, không gia đình thân thích. Bệnh tật ập đến, bà một thân một mình chống chọi. Mỗi ngày bà chạy thận 2 lần, cũng đã gần 9 năm. Không làm được gì ra tiền, ai cho được đồng nào cũng gom góp để trả tiền trọ và tiền điện, rồi còn mua thuốc nữa.
Trong ánh mắt của họ, chẳng biết họ nghĩ điều gì nữa giữa vô thường cuộc đời bệnh tật như thế.
Ở xóm này, có nhiều người như bà Sáu, như bà Huỳnh Thị Kim Liên, chị Nguyễn Thị Kim Chung (quê xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) hay ông Trần Phước Hợi (62 tuổi, quê huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cũng ngót nghét 14 năm chiến đấu với bệnh tật. Rồi những ông Thịnh, bà Vinh, ông Mười, …những người bệnh đã gắn bó phần lớn cuộc đời ở bệnh viện, ở xóm nhỏ này ngày qua ngày đều đau đớn, nặng trĩu với nợ đời như thế. Dường như xóm trọ này là gia đình thân thiết của mọi người. Đau bệnh và thể trạng ốm yếu nên quanh năm họ ở đây. Đôi lúc, có họ hàng hay những nhà hảo tâm đến thăm cho vài trăm nghìn, họ cất giữ để mua thuốc men, trả tiền trọ.
Trong xóm trọ ngặt nghèo ấy, những người bệnh nằm hay ngồi vật vờ nhìn thời gian qua. Trong ánh mắt của họ, chẳng biết họ nghĩ điều gì nữa giữa vô thường cuộc đời bệnh tật như thế.
Những người bệnh đã gắn bó phần lớn cuộc đời ở bệnh viện, ở xóm nhỏ này ngày qua ngày đều đau đớn, nặng trĩu với nợ đời như thế.
Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Đà Nẵng cho biết trước đây, Bệnh viện bố trí chỗ cho người bệnh ở lại tại tầng 4. Tuy nhiên vào năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Bệnh viện Đà Nẵng, đã làm lây lan nhanh và nhiều bệnh nhân do bệnh nền nhiều nên không qua khỏi. Từ đó, bệnh viện không để bệnh nhân chạy thận ở lại bệnh viện nữa để phòng tránh bệnh dịch. Phần lớn những bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối ở các tỉnh đều tập trung ở xóm trọ 144/10 đường Hải Phòng vì lịch chạy thận liên tục.
Cũng theo đơn vị, các bệnh nhân đều có bảo hiểm hộ nghèo nên được chạy thận miễn phí, còn lại chỉ tự túc chi phí mua thêm thuốc và sinh hoạt hằng ngày. Để hỗ trợ phần nào cho các bệnh nhân này, Phòng công tác xã hội Bệnh viện Đà Nẵng luôn cập nhật và giữ liên lạc với các bệnh nhân tại xóm. Khi có các mạnh thường quân hoặc đoàn từ thiện đến bệnh viện, Phòng luôn cố gắng phân bổ ưu tiên và giới thiệu đến địa chỉ trên để phần nào giúp đỡ họ. Tuy nhiên, sau đại dịch và thời gian gần đây kinh tế suy thoái nên cũng ít cá nhân, tổ chức có điều kiện làm từ thiện hơn. Do đó, Phòng Công tác xã hội rất mong muốn các nhà hảo lòng tâm có điều kiện có thể san sẻ phần nào hỗ trợ cho những bệnh nhân ấy.
Nhuận Mẫn
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.