Lễ hội Yên Thế: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử

MTXD - Hòa trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội, lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), thông qua các nghi lễ và hoạt động xuyên suốt đã khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc đồng thời tôn vinh những nét đẹp của văn hóa, lịch sử, ghi dấu đẹp đẽ, khó phai trong lòng mỗi người con đất Việt.

MTXD - Hòa trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội, lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), thông qua các nghi lễ và hoạt động xuyên suốt đã khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc đồng thời tôn vinh những nét đẹp của văn hóa, lịch sử, ghi dấu đẹp đẽ, khó phai trong lòng mỗi người con đất Việt.

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được tái hiện đầy tự hào bởi các diễn viên nhà hát Chèo Bắc Giang.

Dấu ấn lịch sử hào hùng

Lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế gợi lại cho người dân địa phương nói riêng và cả nước nói chung những ký ức lịch sử về đầy tự hào bất khuất ấy. Về một cuộc khởi nghĩa nông dân mang tên khởi nghĩa Yên Thế do các vị thủ lĩnh áo nâu Lương Văn Nắm và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đứng lên chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX.

Ngày 16/3/1884, Đề Nắm (tức Lương Văn Nắm) đã cùng các nghĩa sĩ trở về đình Thế Lộc (nay là đình Hả, xã Tân Trung, huyện Tân Yên) tổ chức lễ tế cờ, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược. Trong 8 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1892), Đề Nắm đã lập nên một cụm cứ điểm gồm 7 hệ thống công sự trong rừng núi dọc bờ sông Sỏi, tổ chức lối đánh du kích tài tình, mưu trí dũng cảm, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của thực dân Pháp.

Tháng 3/1892, thủ lĩnh Lương Văn Nắm bị sát hại, Hoàng Hoa Thám (còn gọi là Đề Thám) - một vị tướng tài của nghĩa quân đứng lên tiếp tục giương cao ngọn cờ khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Với tài năng quân sự lỗi lạc, ông đã dựa vào núi rừng để tổ chức nhiều trận đánh táo bạo, làm cho giặc Pháp bao phen bạt vía, kinh hồn.

Khởi nghĩa Yên Thế được các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá "là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân lớn nhất, bền bỉ nhất, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc chống thực dân Pháp trước khi có Đảng". Đây là một minh chứng đầy thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của  người nông dân, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Bản lĩnh, tinh thần và lòng yêu nước của hai vị thủ lĩnh Lương Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế trở thành bản hùng ca bất diệt của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm của Nhân dân ta.

Nghi lễ dâng hương linh thiêng.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử

Việc tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế là để chúng ta ôn lại trang lịch sử oanh liệt, hào hùng, truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với Anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, các bậc tiền nhân, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp và có cuộc sống hạnh phúc hôm nay.

Đây cũng là dịp để nhắc nhở, ôn lại truyền thống vẻ vang của vùng đất văn hiến, giàu truyền thống cách mạng và anh hùng, qua đó tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang tiếp tục đoàn kết, nhất trí, đồng lòng, chung sức, đẩy mạnh đổi mới, hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, vững bước đi lên, đạt nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, giàu mạnh, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Màn trống hội và múa lân rồng.

Tại lễ hội kỷ niệm 140 năm khởi nghĩa Yên Thế lần này, tiếp tục là các nghi lễ truyền thống lễ phóng ngư, thả điểu, lễ cầu may, cầu siêu để tri ân những nghĩa quân tử trận cùng với đó là các trò chơi dân gian độc đáo, các hoạt động phong phú mang đậm bản sắc văn hóa.

Điểm nhấn của Lễ hội là chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề “Bản hùng ca Yên Thế", được dàn dựng quy mô hoành tráng, công phu. Chương trình gồm hai phần: Hùm Thiêng Yên Thế và Bắc Giang, khúc ca ngày mới.

Màn trống hội tưng bừng mang không khí rộn ràng, tươi vui thu hút khán giả.

Đông đảo khán giả hào hứng theo dõi màn trống hội tưng bừng, đẹp mắt; các trường đoạn sử thi có sự kết hợp giữa âm nhạc, vũ đạo và hoạt cảnh sân khấu tái hiện khái quát những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Đồng thời xen lẫn là những ca khúc mang âm hưởng dòng nhạc dân gian kết hợp đương đại như: "Dòng máu Lạc Hồng", "Hoàng Hoa Thám", "Hùm thiêng Yên Thế", "Một dáng Cầu Vồng", "Chè bản Ven quê em", "Bắc Giang miền quê bừng sáng", "Sáng mãi bản hùng ca" và các làn điệu dân ca ngọt ngào. Chương trình có sự tham gia trình diễn của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Quốc Hưng, NSƯT Lương Huy, NSƯT Vũ Thắng Lợi; các ca sĩ: Đan Trường, Tùng Dương, Bùi Lê Mận, Quách Mai Thy và các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công của Nhà hát Chèo Bắc Giang, một số nhóm, câu lạc bộ nghệ thuật.

Đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế với kiến trúc truyền thống đặc sắc.

Đặc biệt, cũng trong dịp này, tỉnh Bắc Giang đã vinh dự khánh thành đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế nằm trong Di tích Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế đã được Nhà nước đầu tư, các nhà hảo tâm, cơ quan, doanh nghiệp và khách thập phương hưng công chung tay tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 450 tỷ đồng. Khu di tích còn bao gồm: Đình ba tầng mái, đồn Phồn Xương (Yên Thế); chùa Vồng, đình Hả, đền thờ Lương Văn Nắm (Tân Yên); đình Đông (thị xã Việt Yên), chùa Kem (Yên Dũng), đều là những chứng tích lịch sử đầy tự hào đồng thời cũng được công nhận là điểm du lịch, trở thành địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, mỗi năm thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan, chiêm bái.

Ngày xuân khởi đầu cho những sự sinh sôi, phát triển, dẫu vạn vật có bao đổi thay, ở đây vẫn có Lễ hội Yên Thế, một "món quà" tinh thần bất biến, nơi tri ân các vị thủ lĩnh cùng tinh thần bất diệt của nghĩa quân Yên Thế, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc; khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước.

Trần Hương – Thanh Hà

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.