Long An: Chủ động ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 -2024

MTXD – UBND tỉnh Long An yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tăng cường các giải pháp ứng phó với đợt cao điểm xâm nhập mặn tăng cao trong mùa khô 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.

MTXD – UBND tỉnh Long An yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tăng cường các giải pháp ứng phó với đợt cao điểm xâm nhập mặn tăng cao trong mùa khô 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An cho biết, theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia: Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (từ 10/3 - 14/3, từ 24-28/3); trên sông Vàm Cỏ vào tháng 3 - 4/2024 (từ 07 -13/3, từ 24 - 28/3, từ 07 - 12/4, từ 22 - 28/4).

Long An chủ động tăng cường các giải pháp ứng phó với đợt cao điểm xâm nhập mặn tăng cao trong mùa khô 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh (Ảnh Báo Long An Online)

Để chủ động ứng phó với đợt cao điểm xâm nhập mặn xuất hiện trong thời gian tới nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách thực hiện theo Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 08/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long; Công văn số 1713/BNN-TL ngày 11/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 08/3/2024.

Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, triều cường, hạn hán, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên môn như: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh và trên trang website Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, fanpage thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Long An,… nhằm kịp thời thông tin đến các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động các giải pháp phòng chống, ứng phó phù hợp theo phương châm "bốn tại chỗ".

Bên cạnh đó, chủ động theo dõi, đo đạc độ mặn tại công trình đầu mối và kênh mương nội đồng; vận hành hợp lý hệ thống công trình thủy lợi nội đồng đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt; giữ gìn vệ sinh nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm đảm bảo nguồn nước đủ phục vụ sản xuất trong các giai đoạn cao điểm của mùa hạn mặn theo khuyến cáo của các cơ quan dự báo Trung ương, của tỉnh. 

Đồng thời, tổ chức kiểm tra khoanh vùng xác định khu vực có khả năng thiếu nước sản xuất (đặc biệt khu vực trồng cây ăn trái) để có kế hoạch vận hành công trình lấy nước hợp lý, tránh trường hợp độ mặn tăng cao làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Cùng với đó, xác định các khu vực người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt từ đó chuẩn bị phương án chuyển nước, hỗ trợ trang bị các dụng cụ trữ nước cần thiết, đảm bảo không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt trong suốt mùa khô.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Dự báo từ nay đến hết mùa khô 2024 sẽ còn khoảng 5 đợt xâm nhập mặn, trong đó đợt xâm nhập mặn cao điểm sẽ rơi vào khoảng 07 - 12/3 và 7 - 12/4 với ranh mặn 4g/l tại các cửa sông ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn năm 2023. Cụ thể, trên các sông Vàm Cỏ ranh mặn từ 80-90km, cửa sông Cửu Long từ 45-65km, sông Cái Lớn từ 40-50km. Các tỉnh bị tác động nhiều nhất là Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Anh Hào

Các tin khác

Triệu con tim hòa cùng nhịp đập !
Triệu con tim hòa cùng nhịp đập !

MTXD - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc đã chứng kiến lớp lớp thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi; với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã không tiếc máu xương, công sức của cải để giữ gìn độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc

Bãi bồi giữa sông Hồng – Có thể trở thành không gian sáng tạo đặc thù: Công viên nông nghiệp đô thị của Hà Nội?
Bãi bồi giữa sông Hồng – Có thể trở thành không gian sáng tạo đặc thù: Công viên nông nghiệp đô thị của Hà Nội?

​1. Dẫn nhập Thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến...

Bình yên ở một xã ven biển Nam Định
Bình yên ở một xã ven biển Nam Định

​MTXD - Giao Xuân là một xã ven biển của huyện Giao Thủy (Nam Định) nên người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi trồng, khai thác hải sản. Nhiều năm trước, nghề nuôi ngao là “thương hiệu” của xã, góp phần làm cho kinh tế nhiều hộ gia đình “khởi sắc”.

Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư
Bắc Giang tập trung đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư

MTXD - Dưới sự sát sao và tập trung của các cấp, ban ngành, các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) tại tỉnh Bắc Giang đã và đang được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Công an tỉnh Bắc Giang trao nhà Đại đoàn kết
Công an tỉnh Bắc Giang trao nhà Đại đoàn kết

​MTXD - Sáng ngày 26/07, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với chính quyền xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) tổ chức chương trình trao tặng hỗ trợ xây nhà “Đại đoàn kết" cho hộ gia đình bà Hoàng Thị Lừng là vợ liệt sỹ có chồng hi sinh trong chiến trường miền Nam.