Long An: Triển khai thực hiện kế hoạch “Chuyển đổi số quản lý chất thải” trên địa bàn TP Tân An

MTXD – Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là phấn đấu toàn bộ tuyến đường thu gom trên địa bàn TP Tân An (tỉnh Long An) được số hóa, trực quan hóa và đưa phần mềm, thiết bị để giám sát lịch trình và cung cấp số liệu của 100% phương tiện thu gom về hệ thông giám sát.

MTXD – Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là phấn đấu toàn bộ tuyến đường thu gom trên địa bàn TP Tân An (tỉnh Long An) được số hóa, trực quan hóa và đưa phần mềm, thiết bị để giám sát lịch trình và cung cấp số liệu của 100% phương tiện thu gom về hệ thống giám sát. Bên cạnh đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu là tất cả hộ dân được tiếp cận thông tin về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt và tra cứu lịch trình thu gom trên các ứng dụng trực tuyến.

Long An triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm "Chuyển đổi số quản lý chất thải" trên địa bàn TP Tân An

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Long An, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu xây dựng chính quyền số; bảo đảm hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tốt hơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Lâm đã ký ban hành kế hoạch thực hiện thí điểm “Chuyển đổi số quản lý chất thải” trên địa bàn TP Tân An.

Theo đó, kế hoạch yêu cầu mô hình thí điểm phải đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương trong việc thu gom, quản lý rác thải và công tác phân loại rác thải của từng hộ dân trên địa bàn. 

Các nhiệm vụ phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên cơ sở bám sát Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo văn bản số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Có sự tham gia đầy đủ của các đơn vị Quản lý nhà nước, đơn vị thu gom rác thải, đơn vị xử lý rác thải và người dân trên địa bàn được chọn triển khai thí điểm. Báo cáo, tổng kết đánh giá kết quả sau khi kết thúc thí điểm. 

Mục tiêu kế hoạch là phấn đấu 100% tuyến đường thu gom trên địa bàn TP Tân An được số hóa, trực quan hóa và đưa vào phần mềm để giám sát lịch trình thu gom của từng phương tiện thu gom; 100% phương tiện thu gom rác thải được trang bị thiết bị giám sát lịch trình và cung cấp số liệu cho hệ thống giám sát; 100% hộ dân được tiếp cận thông tin về việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt và tra cứu lịch trình thu gom trên các ứng dụng trực tuyến.

Nội dung triển khai thực hiện bao gồm: xây dựng hệ thống số quản lý chất thải rắn sinh hoạt và triển khai thiết bị giám sát hành trình. Hệ thống số quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phân hệ Web App và Mobile App để cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, người dân và đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt khai thác, sử dụng. 

Đồng thời, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho phương tiện xe chuyên dùng lấy chất thải rắn sinh hoạt từ 05 tấn trở lên trên địa bàn TP Tân An để quản lý giám sát lịch trình thu gom trên bản đồ số. Thời gian thí điểm là 06 tháng kể từ khi đưa vào vận hành chính thức hệ thống.

Hiện nay, qua thống kê, trên địa bàn tỉnh Long An, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và vận chuyển xử lý tại các khu vực đô thị khoảng 725 - 850 tấn/ngày. Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận xử lý chất thải rắn của TP Tân An, các huyện: Bến Lức, Châu Thành, Tân Trụ, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa và một phần huyện Đức Hòa. 

Bên cạnh đó, TP.HCM hỗ trợ xử lý rác trên địa bàn huyện Đức Hòa tại Khu Liên hiệp Phước Hiệp, huyện Củ Chi; huyện Cần Đước và Cần Giuộc tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Bình Chánh. Huyện Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa đã đầu tư lắp đặt lò đốt rác thải sinh hoạt; huyện Vĩnh Hưng xử lý tại bãi rác huyện (với công nghệ sản xuất phân vi sinh), huyện Đức Huệ đổ tại bãi rác tạm của huyện.

Ngoài ra, TP Tân An có 09 phường và 05 xã với tổng diện tích tự nhiên là 8.173,37 ha. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, TP Tân An hình thành nhiều khu đô thị, khu dân cư tập trung phát triển nhanh chóng, làm gia tăng lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý. 

Mỗi ngày, TP Tân An phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khoảng 130 - 150 tấn. Việc triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm “Chuyển đổi số Quản lý chất thải” trên địa bàn TP Tân An, tỉnh Long An sẽ góp phần giải quyết, khắc phục được một số hạn chế trên. Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm thực hiện thí điểm trên TP Tân An sẽ triển khai đồng bộ mô hình chuyển đổi số Quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho các địa phương trên toàn tỉnh Long An trong thời gian tới.

Anh Hào

Các tin khác

TẠP CHÍ ĐANG DỪNG HOẠT ĐỘNG THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN-Trân Trọng !
Học sinh Hà Nội hân hoan đón chào năm học mới 2024 - 2025
Học sinh Hà Nội hân hoan đón chào năm học mới 2024 - 2025

MTXD - Sáng nay 5/9, cùng với các trường học trên cả nước, tại hơn 2.900 trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt diễn ra lễ khai giảng năm học 2024-2025.

Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...