Long Thành-Đồng Nai: Cơ quan chức năng chỉ ra nhiều sai phạm của Nhà máy bê tông Hùng Vương-Long Thành

MTXD – Thông tin từ cơ quan chức năng địa phương, nhà máy Bê tông Hùng Vương – Long Thành dù đã hoạt động nhiều năm nhưng hồ sơ Pháp lý về Môi trường, xây dựng vẫn chưa hoàn thiện, gây ra khó khăn cho công tác quản lý trên địa bàn…

MTXD – Thông tin từ cơ quan chức năng địa phương, nhà máy Bê tông Hùng Vương – Long Thành dù đã hoạt động nhiều năm nhưng hồ sơ Pháp lý về Môi trường, xây dựng vẫn chưa hoàn thiện, gây ra khó khăn cho công tác quản lý trên địa bàn…

Theo đó,  ngày 20/10/2022, phóng viên Tòa soạn Môi trường Xây dựng đã có buổi làm việc với ông Huỳnh Thiện Nhơn – Phó chủ tịch UBND xã Phước Thái cho biết nội dung phóng viên đến ủy ban kiến nghị về nhà máy bê tông Hùng Vương sẽ kết hợp với phòng Tài nguyên Và Môi trường huyện Long Thành chủ trì kiểm tra về việc hoạt động nhà máy.

Để tiếp cận được thông tin tài liệu, ngày 26/10/2022 phóng viên liên hệ lại với ông Huỳnh Thiên Nhơn – Phó chủ tịch UBND xã và được ông Nhơn cung cấp cho nội dung biên bản kiểm tra về việc Kiểm tra thực tế công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của nhà máy bê tông Hùng Vương-Long Thành.

Nhà máy bê tông Hùng Vương – Long Thành đã thực hiện nghiêm theo yêu cầu của cơ quan chức năng hay chưa ?

Qua kiểm tra thực tế về cơ sở pháp lý của nhà máy, nhà máy có Giấy chức nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, mã số chi nhánh 0301115156-007, đăng ký lần đầu ngày 23/12/2019, đăng ký thay đổi  lần thứ 4 ngày 24/07/2022.

Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất số CS 802586 ngày 13/08/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CR 466258 ngày 24/04/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CV 157438 ngày 23/12/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CT 419296 ngày 08/11/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.

Giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 14/05/2020 của Chi Cục thuế khu vực Long Thành-Nhơn Trạch

Hợp đồng cho thuê mặt bằng ngày 05/08/2020. Chưa lập thủ tục môi trường.

Về thông tin hoạt động nhà máy bắt đầu từ tháng 8/2020, loại hình kinh doanh sản xuất bê tông tươi. Tổng diện tích khoảng 1300m2, với công suất 120m3/ giờ theo báo cáo của công ty, công suất hiện tại 120m3/ngày, số công nhân lao động là 45 người, lượng điện sử dụng 12000kwh/ tháng, lượng nước sử dụng khoảng 25m3/ ngày.

Công tác bảo vệ môi trường, chất thải sinh hoạt phát sinh chuyển giao cho HTX Hải Sơn thu gom (có hóa đơn thu tiền không có hợp đồng). Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh với khối lượng khoảng 1,2 tấn/ ngày Công ty chuyển giao cho đơn vị tư nhân chưa có hợp đồng. Chất thải nguy hại phát sinh ít với khối lượng ít Công ty đang lưu giữ.

Về nước thải sản xuất phát sinh với lưu lượng khoảng 2,2m3 từ hoạt động rửa thiết bị và phương tiện vận chuyển được thu gom qua 3 bể lắng sau đó chảy ra rạch Quán Chơm.

Bụi, khí thải và tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông và quá trình sản xuất (từ 2 dây chuyền sản xuất).

Về công tác quản lý tài nguyên nước hiện nhà máy đang sử dụng 1 giếng khoan (chưa lập thủ tục nước dưới đất).

Kết luận của biên bản kiểm tra đề nghị phía nhà máy thực hiện các nội dung sau: Lập thủ tục môi trường, lập thủ tục khai thác khoáng sản nước dưới đất theo đúng quy định. Có biện pháp thug om, xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.

Cần có chế tài rõ ràng, tránh để các đơn vị kinh doanh “ qua mặt” trong thời gian dài

Có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn bụi, khí thải trong quá trình sản xuất và các phương tiện vận chuyển để tránh làm ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh.

Phải hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phát sinh.

Như vậy nội dung biên bản kiểm tra văn bản số 8050/QĐ-UBND của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Long Thành đã thể hiện quá rõ việc hoạt động của nhà máy bê tông Hùng Vương-Long Thành đang hoạt động không tuân thủ theo quy định phát luật.

Trong khi đó, theo nghiên cứu Quá trình sản xuất bê tông thương phẩm thì nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất là rất lớn. Nước được sử dụng để phối trộn và tạo độ ẩm nguyên liệu khoảng 306,67 m3 /ngày.

Khu vực nhà máy chỉ phát sinh lượng nước quá trình vệ sinh các máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất, nước của quá trình sục rửa xe bồn chứa khi vận chuyển bê tông thương phẩm về, nước của quá trình rửa cốt liệu. Ước tính lưu lượng nước thải này khoảng 10 m3/ngày. Thành phần của nước thải là pH cao (dao động từ 11-13), chất rắn lơ lửng cao, các cặn cát đá, xi măng, tro bay, xỉ đáy lò,phụ gia, bùn đất…

Loại nước thải này phải có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý để khỏi ảnh hưởng tác động đến môi trường nước và môi trường đất trên khu vực dự án.

- Đối với nước mưa chảy tràn: thiết kế hệ thống thoát nước mưa hợp lý trong khu vực.

- Đối với nước thải sinh hoạt: được thu gom và xử lý qua các bể tự hoại cải tiến, bể lắng, bể lọc áp lực, bể điều hòa, bể MBR, bể trộn hóa chất, bể khử trùng. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT cột A, k=1,2 trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận.

- Đối với nước thải sản xuất: Nước thải từ quá trình vệ sinh các máy móc thiết bị sau mỗi ca sản xuất, nước của quá trình sục rửa xe bồn chứa khi vận chuyển bê tông thương phẩm về, nước của quá trình rửa cốt liệu theo hệ thống rồi dẫn về bể gạn dầu mỡ kết hợp lắng cơ học. Do cấu tạo của máng tràn và vách ngăn nên nước trong bể gạn váng dầu mỡ kết hợp lắng cơ học luôn giữ ở mức ổn định sau đó dẫn vào hệ thống xử lý gồm bể keo tụ tạo bông, bể lắng. Nước thải được bổ sung axit H2SO4 loãng để giảm pH xuống còn 7,5 đảm bảo điều kiện tối ưu cho quá trình keo tụ diễn ra. Tại thùng trộn, nước thải được châm axit, chất keo tụ phèn nhôm, có bổ sung thêm PAC (nhằm tăng hiệu suất quá trình lắng), khấy trộn rồi đi vào bể tạo bông. Tại bể keo tụ tạo bông pH trong nước thải được xử lý xuống còn 7,5 - 8,2, khử được phần lớn chất rắn lơ lửng, độ màu và độ đục. Sau khi qua bể keo tụ tạo bông thì nước thải được dẫn sang bể lắng để tách các bông keo, lúc này hàm lượng SS, COD, BOD5, trong nước thải giảm một lượng đáng kể, độ màu hầu như không còn. Nước thải sẽ tiếp tục được dẫn ra mương để dẫn về hồ nước mặt để tái sử dụng cho sản xuất.

Nếu không làm theo quy trình trên, nguy cơ ô nhiễm môi trường khó khắc phục là rất cao !.

Tòa soạn Môi trường Xây dựng điện tử kính mong UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Long Thành và các ban ngành nhanh chóng nắm bắt sự việc và chỉ đạo phòng ban sớm có phương án xử lý đúng theo quy định của phát luật Việt Nam, tránh các ảnh hưởng lâu dài cả về môi trường tự nhiên lẫn môi trường đầu tư ,xây dựng trên địa bàn./.

Nguyễn Thọ - Quang Lâm

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.