Luật Đất đai (sửa đổi) cần tránh lợi dụng chính sách để đầu cơ đất nông nghiệp

​MTXD - Tại cuộc họp cả ngày 03/11, Kỳ họp thứ 6, UBTVQH xin ý kiến Quốc hội về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) các ý kiến tập trung: Cần bảo đảm kiểm soát, tránh lợi dụng chính sách để đầu cơ đất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn…

MTXD - Tại cuộc họp cả ngày 03/11, Kỳ họp thứ 6, UBTVQH xin ý kiến Quốc hội về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) các ý kiến tập trung: Cần bảo đảm kiểm soát, tránh lợi dụng chính sách để đầu cơ đất nông nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn…

Mở rộng đối tượng, hạn mức

Tại cuộc họp cả ngày 03/11, Kỳ họp thứ 6, UBTVQH xin ý kiến Quốc hội nhiều nội dung, mỗi nội dung đưa ra các phương án cụ thể. Trong đó, đối với nội dung liên quan đến cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa tại khoản 7 Điều 45, UBTVQH cho biết, nhiều ý kiến đề nghị đối với đất trồng lúa, cá nhân phải thành lập tổ chức kèm theo phương án sử dụng đất tích tụ để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt, không được gom đất để chờ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhằm bảo đảm địa phương có thể giữ đất lúa vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Dự thảo Luật thiết kế 3 phương án: Phương án 1, phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa trong mọi trường hợp; Phương án 2, không giới hạn về điều kiện (Chính phủ đề xuất theo hướng này tại Báo cáo số 589/BC-CP); Phương án 3, phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa khi cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức theo quy định tại khoản 1 Điều 177. 

Qua ý kiến của các ĐBQH thảo luận tại hội trường cho thấy, đa số các ĐBQH đang cân nhắc lựa chọn phương án 2 theo đề xuất của Chính phủ hoặc phương án 3.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định. Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng - Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định chọn phương án 2 với lý do, ở góc độ về người đang có quyền sử dụng đất có nguyện vọng thực hiện dự án đầu tư, nên khuyến khích việc này.

Báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ lý do lựa chọn phương án này như: Rút ngắn thời gian đưa đất vào khai thác và sử dụng, khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thay vì thu hồi đất và giao đất, cho thuê đất trong bối cảnh còn hạn chế về ngân sách để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Hạn chế việc xung đột giữa người có đất bị thu hồi với Nhà nước, giảm bớt khiếu kiện khi bị Nhà nước thu hồi giao cho người khác sử dụng, trong khi người đang sử dụng đất có đủ điều kiện để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng cũng cho rằng, quy định này có thể dẫn đến việc mua đi, bán lại những thửa đất có đủ điều kiện để thực hiện dự án để kiếm lời, khi người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thực hiện dự án mà chỉ đầu cơ để bán lại. Đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục xem xét quy định chặt chẽ, hạn chế việc mua đi, bán lại những thửa đất có đủ điều kiện để đầu tư dự án.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cũng nêu quan điểm nên quy định theo phương án 2, không yêu cầu điều kiện đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Việc quy định theo phương án này sẽ bảo đảm thực hiện đúng chủ trương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” đã nêu rất rõ là mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, từng địa phương với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, nếu quy định thành lập tổ chức kinh tế có thể sẽ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, tăng chi phí tuân thủ pháp luật nhưng không thay đổi về bản chất việc nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

Mặt khác, dự thảo luật đã có những quy định về chế độ sử dụng đất trồng lúa, trong đó người sử dụng đất phải đảm bảo tuân thủ các quy định về việc sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả, không để hoang hóa và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Chọn phương án phù hợp với nông nghiệp quy mô lớn

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương tán thành phương án 3 của dự thảo tại khoản 7 Điều 45. Việc cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, cho, tặng quyền sử dụng đất trồng lúa kèm theo các điều kiện đảm bảo diện tích đất nông nghiệp phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn như hiện nay.

Điều này cũng tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới, nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng lúa, phát triển nền nông nghiệp nói chung của đất nước.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương. Ảnh: quochoi.vn.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, so với phương án 1, quy định của phương án 3 cởi mở hơn và tạo cơ chế thuận lợi hơn cho việc phát triển trồng lúa quy mô lớn bởi không bắt buộc cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng, cho đất trồng lúa phải thành lập tổ chức kinh tế khi diện tích nhận chuyển nhượng, tặng, cho không quá hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định. Điều này sẽ giảm bớt các thủ tục hành chính, chi phí đối với cá nhân chuyển nhượng.

Mặt khác, phương án 3 cũng hạn chế sự tích tụ đầu cơ đất trồng lúa quá lớn của những đối tượng không sản xuất thực sự trên đất trồng lúa bằng việc giới hạn nếu nhận chuyển nhượng, tặng đất trồng lúa quá hạn mức quy định phải thành lập tổ chức kinh tế. Điều này góp phần đảm bảo diện tích đất trồng lúa và đảm bảo phát huy khai thác hiệu quả giá trị của đất trồng lúa.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình cho rằng, phương án 1 quy định phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa trong mọi trường hợp sẽ gây khó khăn cho cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, làm phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính.

Phương án 2 không giới hạn về điều kiện, sẽ dẫn đến tình trạng diện tích đất trồng lúa sẽ có nhiều đối tượng khác nhau có quyền sử dụng đất và tiềm ẩn nguy cơ cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Thay vì sản xuất nông nghiệp thực sự lại đầu cơ đất và cản trở việc tích tụ, tập trung đất đai để đưa vào sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thực thụ sẽ buộc phải thỏa thuận, nhận chuyển nhượng lại đất trồng lúa từ các cá nhân này với giá cao hoặc thậm chí không thể thỏa thuận được.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Văn Huy lựa chọn phương án 3 vì phương án này dung hòa được cả 2 yếu tố, vừa bảo đảm được công tác kiểm soát, tránh việc lợi dụng chính sách để đầu cơ đất nông nghiệp; vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và tạo cơ hội cơ sở cho việc sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn theo chủ trương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

KH.N -TH

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.