Lý Sơn “khát” nước ngọt

​MTXD - Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn hơn mỗi khi vào mùa nắng nóng. Câu chuyện “khát” nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp lại khiến người dân trên đảo Lý Sơn lo lắng.

MTXD - Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn hơn mỗi khi vào mùa nắng nóng. Câu chuyện “khát” nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp lại khiến người dân trên đảo Lý Sơn lo lắng.

Nguồn nước ngày càng cạn kiệt và nhiễm mặn. Đó là thực trạng đang diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi mỗi mùa nắng hạn. Nguồn nước ngọt ngày càng cạn kiệt khiến 22.000 dân trên đảo lo lắng. Vào mùa nắng hạn thì câu chuyện “khát” nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp lại khiến người dân trên đảo Lý Sơn lo lắng. Vốn là hòn đảo với sản phẩm đặc trưng là hành tím và tỏi, tuy nhiên thời điểm hiện tại nhiều hộ nông dân có điều lo lắng lớn nhất là nguồn nước tưới. Bởi, có năm nắng hạn kéo dài, nhiều gia đình mất trắng trong vụ thu hoạch vì thiếu nước. Vì thế, cứ mỗi vụ trồng hành, tỏi, những hộ dân nơi đây lại luôn canh cánh nỗi lo thiếu nước.

 Dự án Hệ thống trữ nước sinh hoạt kết hợp tưới tiết kiệm cho nông nghiệp đảo Lý Sơn đang tạm dừng thi công.

Nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của đảo Lý Sơn đang cạn kiệt dần.

Bên cạnh đó, lượng nước ngọt trên đảo lên xuống thất thường. Mùa nắng lại là mùa cao điểm du lịch nên các cơ sở lưu trú không thể đáp ứng nguồn nước khi khách đông. Nhiều du khách khi lưu trú tại đây chấp nhận trả nhiều tiền hơn để có nước xài.

Theo chính quyền địa phương, 50% lượng nước ngầm trên đảo đã bị nhiễm mặn. Từ năm 2016 cho đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có chỉ thị cấm đào, khoan giếng mới để bảo vệ túi nước ngọt trên đảo Lý Sơn. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn khoan giếng đều phải xin phép. Tuy nhiên, tình trạng khoan giếng trái phép vẫn tiếp tục tái diễn. Hằng năm, chính quyền địa phương phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp lén lút khoan giếng lấy nước trồng hành, tỏi.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết, các công trình cấp nước chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng nước của toàn đảo. Đảo Lý Sơn hiện có tới hơn 2.000 giếng khoang và giếng đào khai thác quá mức túi nước ngầm.

Để giải bài toán nước ngọt cho đảo, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư nhiều dự án cung cấp nước, tuy nhiên những dự án này chưa được như kỳ vọng. Cụ thể, công trình hệ thống cấp nước tại trung tâm huyện (đảo Lớn) được đầu tư xây dựng năm 2016, công suất thiết kế 1.000m3/ngày đêm, cấp nước cho 1.700 hộ dân. Tuy nhiên trên thực tế, công suất của công trình chỉ còn 147m3/ngày đêm, cấp nước cho 600 hộ dân. Công trình Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé (An Bình), được đầu tư xây dựng năm 2012, công suất thiết kế 200m3/ngày đêm. Nhưng thực tế, hoạt động của nhà máy chỉ đạt 47% công suất thiết kế, cấp nước cho 98 hộ dân. Cùng với đó, phương án đưa đường ống chuyển nước ngọt từ đất liền ra đảo cũng từng được tính tới nhưng không khả thi vì chi phí đầu tư lớn.

 Hồ chứa nước ngọt trên đỉnh núi Thới Lới đang thu hẹp do hạn hán.

Cứ mỗi vụ trồng hành, tỏi, những hộ dân trên đảo Lý Sơn lại luôn canh cánh nỗi lo thiếu nước

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã họp bàn, tìm giải pháp để hoá giải “cơn khát” nước ngọt cho Lý Sơn. Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị được cấp thẩm quyền Quảng Ngãi được giao đảm nhận trọng trách này. Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Võ Quốc Hùng cho biết, qua tính toán sơ bộ cân bằng nước mặt của huyện Lý Sơn, với hơn 10km2 diện tích lưu vực, trữ lượng nước mặt (từ nước mưa tự nhiên) hàng năm khoảng 9 triệu m3. Sau khi trừ đi lượng bốc hơi, thấm... lượng nước chảy tràn trên bề mặt đảo còn lại vào khoảng 3 triệu m3. Trong khi đó, theo Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Võ Quốc Hùng, nhu cầu sử dụng nước cho khoảng 70% hộ gia đình và phục vụ cho phần diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại (khoảng 200ha), cần khoảng hơn 1 triệu m3.

Phương án mới đây được tỉnh Quảng Ngãi đưa ra là thu gom nước mưa với kinh phí dự kiến khoảng 250 tỷ đồng. Theo Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ngãi, dự án đầy tư với 250 tỷ sẽ bao gồm việc xây bể chứa thu gom lượng nước mưa tự nhiên, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, du lịch và sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tối đa việc khai thác nguồn nước ngầm trên đảo Lý Sơn, hiện đang cạn kiệt và bị xâm nhập mặn ngày càng tăng. Đồng thời, đầu tư xây dựng hệ thống kênh xung quanh đảo, để thu gom nước mặt vào các bể trữ tập trung (khoảng 1 triệu m3). Sau khi việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và bể chứa hoàn thành, số nước ngọt này (1 triệu m3) dự kiến sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản khoảng 600.000m3, phần còn lại (khoảng 400.000m3) thông qua hệ thống xử lý phục vụ cho sinh hoạt và phát triển dịch vụ, du lịch.

  Nhuận Mẫn

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.