Mỏ đá thung mây cùng những tồn tại dai dẳng

MTXD - Hoạt động đã lâu nhưng Mỏ đá Thung Mây (xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) vẫn đổ thải ra môi trường do chưa được cấp phép bãi đổ thải, trong quá trình hoạt động mỏ cũng chưa lắp đặt hệ thống cân tải trọng và hệ thống camera giám sát theo quy định. Đặc biệt, mỏ đá còn gây ra khô

MTXD - Hoạt động đã lâu nhưng Mỏ đá Thung Mây (xóm Hồng Sơn, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An) vẫn đổ thải ra môi trường do chưa được cấp phép bãi đổ thải, trong quá trình hoạt động mỏ cũng chưa lắp đặt hệ thống cân tải trọng và hệ thống camera giám sát theo quy định. Đặc biệt, mỏ đá còn gây ra không ít hệ luỵ, ảnh hưởng tới sinh hoạt của một số hộ dân sinh sống xung quanh.

Mỏ đá Thung Mây thuộc Công ty TNHH Hoàng Danh được Bộ TN&MT cấp giấy phép khai thác từ năm 2009 với thời hạn 38 năm. Thế nhưng theo phản ánh của người dân xóm Hồng Sơn, từ khi mỏ đá Thung Mây đi vào khai thác đã kéo theo nhiều hệ lụy như: bụi bẩn bay vào nhà, đường sá hư hỏng vì xe tải trọng chở nặng, nổ mìn gây rung chấn, thậm chí có lúc đá văng vào mái nhà... Tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân dưới chân mỏ.

Toàn cảnh mỏ đá Thung Mây

          Để xác nhận sự việc, một ngày trung tuần tháng 11, chúng tôi (PV) đã có mặt tại khu vực mỏ đá ở xóm Hồng Sơn. Tại đây, Bà Trương Thị Thìn (xóm Hồng Sơn), một hộ dân sinh sống dưới chân mỏ đá Thung Mây, gần với bãi đổ thải của mỏ đá cho biết, từ khi mỏ đá Thung Mây đi vào hoạt động, cuộc sống người dân xung quanh đây đã bị đảo lộn hoàn toàn, không khí không còn trong lành, mỗi khi mìn nổ trên mỏ đá thì ai nấy nơm nớp lo sợ đá rơi trúng nhà, trúng người... Nhiều gia đình ở trong xóm đã có đá rơi làm vỡ ngói, bà Thìn khẳng định.

"Mấy bữa nay nổ mìn mạnh lắm, không dám ở trong nhà luôn, nghe nổ mìn là ra khỏi nhà xem nổ bên nào để đoán hướng đá văng mà tránh...". Cũng theo lời bà Thìn, có lần mỏ đá nổ mìn, đá văng vào nhà bà, bị vỡ 3 viên ngói, sau đó công ty cho người đến thay.

Chỉ tay vào bãi thải của Công ty TNHH Hoàng Danh nằm phía sau nhà, bà Thìn than thở tiếp: "Cách đây chưa lâu cán bộ xã xuống họp dân và nói công ty không đổ thải vào bãi này nữa, nhưng vừa rồi thấy vẫn đổ tiếp... mưa to lo hắn tràn xuống nương mất thôi".

 Thấy nhà bà Thìn có sự xuất hiện của phóng viên, chị Lang Thị Hiền và bà Nguyễn Thị Bộ (thôn Hồng Sơn) cũng đến "kể tội" công ty Hoàng Danh khiến người dân lo lắng, bất an.

 Mang tâm sự của người dân phản ánh, ông Nguyễn Văn Thanh- Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tân Kỳ, cho biết: Những năm trước đây có tình trạng nổ mìn ảnh hưởng đến nhà dân, người dân phản ánh sự việc đến chính quyền, sau đó xã, huyện đã họp với người dân và yêu cầu phía công ty có hình thức bồi thường, khắc phục thiệt hại cho người dân. Để khắc phục tình trạng trên, phía doanh nghiệp đã đề xuất phương án di chuyển 4 - 5 hộ dân gần mỏ đá nhất đến nơi ở mới, cách xa mỏ đá. Phương án thứ nhất là doanh nghiệp cho người dân tự đi tìm nơi thích hợp mua đất, dựng nhà và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ kinh phí; phương án thứ hai, doanh nghiệp tìm vị trí đất để mua rồi giao lại cho người dân đến ở, sinh sống. Tuy nhiên, cả 2 phương án trên sau đó không đạt được thỏa thuận, vì các hộ dân không nhất trí. Do vậy, phía doanh nghiệp đã trừ phần diện tích mỏ gần với khu vực dân cư không khai thác, lùi ra phía sau để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cũng đã làm việc với công ty về phương án nổ mìn hợp lý, chỉ nổ mìn ở trên mức trung bình, không nổ mìn với phương án tối đa cho phép, giảm thiểu độ rung chấn đến khu dân cư. Do đó, trong khoảng 2 năm trở lại đây, thông tin người dân báo về ảnh hưởng của nổ mìn là không có. Còn vấn đề bụi bẩn khi mỏ đá hoạt động thì khó tránh khỏi, chúng tôi đã yêu cầu có phương án giảm bụi, làm tốt công tác "dân vận" ở địa phương".

                                   Bà Thìn chỉ tay về phía bãi thải của mỏ đá

    Liên quan đến vấn đề đổ thải trái phép, ông Thanh cho hay: Vừa rồi huyện đã kiểm tra và xử lý phạm hành chính, vì công ty sử dụng bãi thải khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Được biết, khu vực bãi đất công ty Hoàng Danh đổ thải đã được doanh nghiệp này đền bù, hỗ trợ cho người dân sử dụng đất trước đó. Khu đất đó do UBND xã Tân Hợp quản lý, giao cho người dân sử dụng, nhưng do đất xấu, bạc màu không trồng trọt được, đất bỏ hoang lâu nay. Khi công ty lấy đất, chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp hỗ trợ cho người dân để người dân không khỏi thiệt thòi. Cũng theo lời vị Trưởng phòng TN&MT huyện Tân Kỳ: "Vừa rồi huyện đã quy hoạch khu vực đất đó vào đất sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp thuê đất làm bãi thải. Hiện nay chúng tôi đang hướng dẫn họ làm thủ tục (diện tích hoảng 2 héc ta) thuê đất theo quy định của pháp luật".

    Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Thanh đã cung cấp cho phóng viên biên bản xử phạt vi phạm hành chính của UBND huyện Tân Kỳ đối với Công ty TNHH Hoàng Danh. Theo đó, ngày 28/07/2021, UBND huyện Tân Kỳ ban hành Quyết định số 2520/QĐ-XPVPHC, "Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai" đối với Công ty TNHH Hoàng Danh. Vì đã "lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực Thung Mây, xã Tân Hợp để đổ chất thải (đá thải) với diện tích lấn chiếm 9.950m2 vi phạm quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Số tiền xử phạt là 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng). Buộc Công ty khôi phục tại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm, thời gian hoàn thành trong 3 tháng.

                          Biên bản "Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai" đối với Công ty TNHH Hoàng Danh.

      Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, bà Đinh Thu Hiền - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Danh cho biết, “Hiện chị đang cho người lắp đặt trạm cân và camera giám sát còn bãi thải đang trình hồ sơ lên Ủy ban tỉnh, bãi thải từ khi mình khai thác đến giờ đã có nhưng sau này do đá xấu đất thải nhiều tràn nên bải thải không đủ mình phải xin thêm”.

Về vấn đề vì sao mỏ đá Thung Mây chưa lắp đặt hệ thống cân tải trọng và hệ thống camera giám sát. Theo vị giám đốc này giải thích: “hồi trước do chưa bố trí được mặt bằng nên mình không xây dựng được trạm cân và lắp đặt camera”.

Việc Không lắp đặt trạm cân tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ là hành vi vi phạm quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 40 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Với vi phạm này, thì đơn vị sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và còn đồng thời buộc phải thực hiện lắp đặt trạm cân trong thời hạn cụ thể.

 

 Mỹ Hà – Huy Hùng (t/h)

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.