Một số giải pháp về chính sách bảo vệ nguồn nước nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn

MTXD - Việc cung cấp nước sạch đầy đủ, bảo đảm an toàn, đúng chất lượng cho người dân là vấn đề thời sự hiện nay. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế đến năm 2050 sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống trong các đô thị và trong một phân tích của Viện Nguồn lực thế giới đã chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng về nước sẽ xảy ra trong tương lai gần.

 

MTXD - Việc cung cấp nước sạch đầy đủ, bảo đảm an toàn, đúng chất lượng cho người dân là vấn đề thời sự hiện nay. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế đến năm 2050 sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống trong các đô thị và trong một phân tích của Viện Nguồn lực thế giới đã chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng về nước sẽ xảy ra trong tương lai gần.

1. Tình hình cấp nước nông thôn Việt Nam

Chương trình cấp nước nông thôn bắt đầu từ năm 1981. Ban đầu, chương trình cấp nước nông thôn do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef) hỗ trợ. Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, đóng góp công sức của Nhân dân và các tổ chức quốc tế, thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (3 giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2015), Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Các chương trình 134, 135, 30a, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức Chính phủ Nhật bản, Úc, Đan Mạch, Hà Lan, Vương quốc Anh, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc..., vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á..., lĩnh vực nước sạch nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh, xã hội cho người dân nông thôn và từng bước tiến tới đạt được mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Liên Hợp Quốc.

Đó là tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 32% năm 1999 lên 88,5% năm 2020 (khoảng 57 triệu người) sau hơn 20 năm thực hiện, trong đó tỷ lệ nước sạch đạt quy chuẩn (QCVN 02:2009/BYT, QCVN 01-1:2014/BYT) tăng từ 15% năm 1999 lên 51% năm 2020 với khoảng 41% dân số nông thôn (gần 27 triệu người) được cấp nước từ công trình cấp nước tập trung, 10% dân số nông thôn (trên 6 triệu người) sử dụng công trình cấp nước quy mô hộ gia đình. Toàn quốc hiện có 16.573 công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó: Hoạt động bền vững 5.489 công trình chiếm 33,1%, tương đối bền vững 5.847 công trình chiếm 35,3%, kém bền vững 2.814 công trình chiếm 17% và không hoạt động 2.423 công trình chiếm 14,6%.

GS TS Trần Hiếu Nhuệ, Trường đại học xây dựng PCT Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nước sạch nông thôn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, thiếu tính đồng bộ, một số chính sách chưa phù hợp với đặc thù cấp nước nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; chính sách khuyến khích xã hội hóa nước sạch nông thôn chưa thực sự - hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý vận hành;

Năm 2018 - 2020 mức độ hạn hán, xâm nhập mặn cao hơn cả mùa khô năm 2015 – 2016, đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có thời điểm ranh mặn 4g/l vào sâu trong đất liền từ 80 -100 km khiến 167 công trình cấp nước tập trung bị sụt giảm công suất, khoảng 96.000 hộ dân tương đương 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại 7 tỉnh ven biển gồm Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Lũ lụt miền Trung năm 2020 còn được biết đến là “lũ chồng lũ” hay “lũ lịch sử”. Trong gần một tuần, sáu tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Nam đã có hơn 260.000 hộ dân với hơn một triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Hàng trăm nghìn người ở Bắc Trung Bộ bị kẹt trong lũ. Khoảng 148.260 hộ dân bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt do lũ, lụt, bao gồm 69.800 hộ sử dụng nước từ công trình cấp. Nước tập trung trong đó có 309 công trình cấp nước tập trung bị hư hỏng và 79.460 hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.

2. Tổng quan về tài nguyên nước (TNN) Việt Nam

- Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2), bao gồm: Sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m”, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 300-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/năm.

- Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có khoảng 2.100 hộ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3.

- Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sử dụng 76,4% nguồn nước mặt và 23,6% nguồn nước dưới đất. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Tuy nhiên lại tập trung vào mùa khô, cạn, chiếm tới 20-30% lượng nước ta có.

3. Những tiềm ẩn, nguy cơ đối với an ninh nguồn nước Việt Nam:

- Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài, gần 2/3 lượng nước của nước ta là từ nước ngoài chảy vào. Ở thượng lưu, họ khai thác vì lợi ích của hộ. Không kể tới lợi ích của nước ta ở hạ lưu các con sông.

- Nguồn nước phân bố không cân đối giữa các vùng, các lưu vực sông.

- Nguồn nước phân bố không đều theo thời gian trong năm và giữa các năm.

- Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt là trong mùa khô. Hiện nay, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức. Đặc biệt về mùa khô, diễn ra tình trạng khan hiếm nước..

- Một số khu vực, nguồn nước dưới đất cũng bị khai thác quá mức. Mực nước dưới đất ở một số khu vực bị suy giảm liên tục và chưa có dấu hiệu hồi phục.

3 phễu hạ thấp mực nước ngầm (TP Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định). Một số nơi, tốc độ hạ thấp TPP nước tới 0,8 m/năm.

- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô, nhiều nơi có nước nhưng không thể sử dụng do nguồn nước bị ô nhiễm. Nguồn nước mặt ở hầu hết các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm.

- Rừng đầu nguồn bị suy giảm, diện tích rừng không được cải thiện rõ ràng, kém làm giảm nguồn sinh thủy là một trong những nguyên nhân chính cho nguồn nước cạn kiệt, thiếu nước trong mùa khô và gia tăng lũ ống, lũ quét, cục bộ trong mùa mưa trong thời gian gần đây. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xâm nhập mặn sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc nguồn nước.

4. Những thách thức đối với nguồn cấp nước nông thôn

Hiện tại, tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra các hiện tượng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn... đã dẫn tới nguồn nước ngày càng suy thoái. Cấp nước sinh hoạt nông thôn là một lĩnh vực mang tính chất đặc thù do vừa là hoạt động sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo an sinh xã hội đang chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh và đang đứng trước những khó khăn, thách thức sau đây:

(1) Yêu cầu cao về chất lượng nước sạch ngày càng nâng cao, dẫn đến khó đảm bảo duy trì bền vững kết quả đạt được (đến hết năm 2020, toàn quốc mới có 51% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT). Thực tế vẫn còn trên 30 triệu người dân nông thôn chiếm 49% dân số nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn và con số này sẽ còn cao hơn nữa do yêu cầu phải đáp ứng chất lượng nước theo quy chuẩn QCVN 01-1:2014/BYT. Thêm nữa, ngày 9/8/2016, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016 – 2025.

(2) Tác động cực đoan của biến đổi khí hậu toàn cầu và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao khiến nguồn nước bị sụt giảm về số lượng, chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động cấp nước của các công trình, đặc biệt tại các vùng thường xuyên bị thiên tai, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước. Nhiều công trình cấp nước ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu trữ lượng nước đầu vào, nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến không đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng. Đó là vùng ĐBSCL, khu vực miền Trung,...

(3) Do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc chăn thả gia súc và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực đầu nguồn đã tạo ra các mối nguy hại tiềm tàng cho nguồn nước cấp, trong khi đó công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia bảo vệ công trình, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả còn hạn chế.

(4) Chưa đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các khu vực khan hiếm, khó khăn về nguồn nước do thiếu nguồn lực đầu tư, khó thu hút xã hội hóa tham gia đầu tư. Đó là miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, khu vực biên giới, hải đảo, bãi ngang ven biển, 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang, vùng Lục Khu tỉnh Cao Bằng, vùng biên giới huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên..., nguồn nước rất khan hiếm, người dân thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt do địa hình chia cắt, núi đá tai mèo nên khi mưa xuống, lượng nước trôi hết.

(5) Nguồn lực ngân sách nhà nước đầu tư cho cấp nước nông thôn ngày càng giảm dần, phân bổ phân tán và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu chất lượng nước, đảm bảo cấp nước bền vững trong điều kiện thiên tai và biến đổi khí hậu.

5. Các chính sách hiện hành:

5.1 Các văn bản quy phạm pháp luật:

- Luật Tài nguyên nước năm 1998, 2012 cùng các nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, thực hiện (Về tổ chức quản lý tài nguyên nước: Bộ Thủy Lợi - Bộ Nông nghiệp và PT Nông thôn-Bộ Tài Nguyên và Môi trường).

- Trong mấy năm qua, theo Cục Quản lý TNN thống kê, Chính phủ đã ban hành 04 Nghị định, 14 Quyết định Chính phủ. Các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng Bộ NN&PTNT và các Bộ ngành theo thẩm quyền đã xây dựng và ban hành nhiều quyết định, thông tư mới, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý nguồn nước trong bối cảnh nguồn nước đang có nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong nước và các quốc gia ở thượng nguồn các sông suối xuyên biên giới với nước ta.

Ngoài ra đã ban hành 11 Quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng nhằm khai thác sử dụng tổng hợp, hiệu quả hệ thống các hồ chứa lớn, đáp ứng yêu cầu, phòng, chống giảm lũ, cấp nước cho hạ du gắn với nhiệm vụ phát điện.

- Việt Nam là thành viên thứ 35 chính thức gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy (từ năm 1997).

- Nhiều Quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan cấp nước, bảo vệ nguồn nước được ban hành. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt Bộ chỉ số theo dõi giám sát đánh giá nước sạch nông thôn tại Quyết định số 2570/2012/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/10/2012 và điều chỉnh tại Quyết định số 4826/QĐ-BNN-TCTL ngày 07/12/2018.

5.2 Những chính sách/nhiệm vụ cấp bách ở tầm vĩ mô:

- Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, nhất là đối với nguồn nước các sông liên quốc gia của Việt Nam.

- Giải quyết có hiệu quả các vấn đề về mất cân đối nguồn nước giữa các mùa, có vùng và các lưu vực sông, suy kiệt dòng chảy, khai thác quá mức…

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là  hoạt động xả nước thải vào nguồn nước.

- Thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát về thác, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.

6. Kiến nghị các chính sách bảo vệ và tạo nguồn nước

(1) Tiết kiệm sử dụng nước cũng như khai thác nguồn nước. Tiền nước còn quá thấp so với tiền điện, bưu điện.

(2) Tăng cường xử lý, tái sử dụng và tái sinh các nguồn nước mưa, khai thác nguồn nước bền vững phù hợp với sinh thái môi trường lưu vực, kết hợp 8 nguồn nước và tái tạo nguồn nước thông qua quản lý và xử lý nước thải.

(3) Xử lý và ngọt hóa nước biển phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn biển, hải đảo.

(4) Bộ NN&PTNT phải ban hành quy chế bảo vệ hành lang an toàn nguồn CPU nông thôn. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

(5) Nhà nước, Chính phủ cần tiếp tục duy trì chính sách và nguồn lực hỗ trợ - nước cho vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang, ven biển, hải đảo..., đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực nước sạch nông thôn.

(6) Xây dựng, hoàn thiện và từng bước tối ưu hóa cơ chế phối hợp vận hành điều tiết nước trong cả mùa cạn, mùa lũ nhằm đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống, giảm lũ cho hạ du, cấp nước trong mùa cạn gắn với nhiệm vụ phát điện của các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông.

(7) Xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục các hoạt động khai thác, sử dựng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thông qua việc áp dụng công nghệ tự động, trực tuyến, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục. Trước hết tập trung đối với hoạt động xả nước thải của các cơ sở xả nước thải lớn, gây ô nhiễm nguồn nước và việc vận hành, điều tiết nước của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, nhất là các hồ có khả năng điều tiết dòng chảy trên 11 lưu vực sông lớn, quan trọng.

(8) Đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình trong khai thác nguồn nước cấp, một mặt để nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình. Cấp nước tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, mặt khác để đảm bảo cấp nước sinh hoạt an toàn, phục vụ an sinh cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. vùng sâu, vùng xa, bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo và cấp nước sạch an toàn, ổn định, bền vững trong điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu.

Các giải pháp phi công trình bao gồm hoàn thiện thể chế, chính sách; huy động nguồn lực, truyền thông, giám sát; thí điểm chuyển giao công nghệ cấp, xử lý nước phù h với đặc điểm vùng miền, ứng dụng phần mềm, công nghệ quản lý vận hành thông minh hiện đại; thí điểm áp dụng mô hình thu, xử lý, trữ nước an toàn hộ gia đình và thực hiện quy trình cấp nước đảm bảo an toàn trong điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu.

(9) Thành lập các Ủy ban lưu vực sông và đưa vào hoạt động để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng, nhằm giải quyết hài hòa, có hiệu quả, bền vững các vấn đề về tài nguyên nước giữa các bên liên quan, giữa thượng lưu, hạ lưu và giữa khai thác với bảo vệ trong khuôn khô toàn lưu vực sông.

 GS TS TRÂN HIẾU NHUỆ - Trường đại học xây dựng

PCT Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.