Mùa cá hố ở làng chài

MTXD - Tháng 3 mùa cá về miền biển, ở những làng chài này là khung cảnh tất bật với mùa cá, mùa hải sản và nụ cười của những ngư dân miệt mài từ lúc nửa đêm.

MTXD - Tháng 3 mùa cá về miền biển, ở những làng chài này là khung cảnh tất bật với mùa cá, mùa hải sản và nụ cười của những ngư dân miệt mài từ lúc nửa đêm.

Vào mùa cá

Vào những ngày hè, trời êm, biển lặng. Những chuyến khơi xa của người dân làng chài tuy vất vả nhưng lúc về bờ, bao giờ cũng đầy ắp tiếng cười. Trên những con tàu cập bến, không chỉ có mực khô – loài hải sản xuất khẩu đắt giá - mà còn có cả những con cá hố khơi đã được phơi khô giòn – một loài cá thơm, ngon, hiện rất được ưa chuộng. Khắp các cảng cá, các bãi biển ở các xã của huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) và ở Núi Thành (Quảng Nam) hàng trăm ngư dân đang rất phấn khởi vì bắt đầu vào mùa cá hố, trong khi giá mặt hàng này đang tăng cao.

 Gỡ cá hố khỏi lưới.

Sáng sáng bước xuống biển ở những làng chài miền Trung mùa này rất náo nhiệt. Ở làng chài Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) cứ khi thuyền vào bờ, xa xa những chiếc xe máy mua cá, chở cá tấp nập đến. Những ngày này, ngư dân ven biển bắt đầu khai thác cá hố. Đây là loài hải sản có giá trị cao được xuất khẩu ra nhiều nước.

Cá hố ở ngoài biển khơi có sức hấp dẫn đến kỳ lạ. Chỉ cần một lần thưởng thức, thì bất kỳ ai cũng không khỏi gật gù khen ngợi. Người ta thích cá hố khơi vì vị ngọt đậm đà. Ngay cả những ngư dân nơi này, họ lênh đênh trên biển hàng mấy tháng trời, nguồn thực phẩm chính là cá hố, vậy mà khi về đất liền, họ vẫn sốt sắng ra tay chế biến các món ăn từ loài cá này, để dùng bữa, hoặc thiết đãi bạn bè, người thân.

Bắt đầu có lác đác từ sau Tết, nhưng khoảng từ tháng 3 tới tháng 5 là thời điểm cá hố bắt đầu được mùa và to mập, béo thơm nhất. Theo những vị cao niên miền biển ở xã Bình Châu cho biết, mùa đánh bắt cá hố chủ yếu từ tháng giêng cho đến tháng 4 âm lịch vì thời điểm này cá hố về nhiều. Sau những chuyến ra khơi, chiếm phần nhiều trong mẻ cá biển thường là những con cá hố với lớp phấn ánh bạc sáng trưng, mới nhìn đã thích mắt.

Cá hố là loại cá đặc biệt được mệnh danh là cá biển mình rồng bởi vẻ ngoài lấp lánh ánh bạc cùng vây chạy dọc sống lưng. Cũng như cá hố ở lộng, cá hố khơi, thân dài và mình dẹt, nhưng có màu đen, da được bao bọc bởi một lớp xương dày, cứng chạy dọc từ đầu đến đuôi trông rất rắn chắc, thịt săn nạc, ít mỡ hơn. Con lớn dài khoảng 1m, con nhỏ chừng 50cm. Chúng có thân hình dài (trung bình từ 60–90 cm), dẹt một bên, có răng nhọn. Tuy là loài cá dữ, khó đánh bắt nhưng với giá trị dinh dưỡng cao, cá hố được xếp vào loại thực phẩm bổ dưỡng dành cho nhiều người. Cá hố khơi lúc còn tươi rất ngon và chỉ có những người trực tiếp hành nghề trên biển mới thưởng thức được. Bởi trước khi về đất liền, cá phải được phơi khô mới đảm bảo chất lượng và để được lâu.

Cá hố rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng, vì thế khi được khai thác, thương lái cũng theo ngư dân ra tận khơi xa thu mua và bảo quản tại chỗ.

Đặc sản của làng chài

Anh Thạnh, một ngư dân ở Bình Châu chia sẻ: “Các ngư dân thường ra khơi đánh bắt từ 3-4 sáng hằng ngày, sau đó trở vào bờ, mỗi chuyến đi biển trở về cá hố đầy khoang nên ai cũng phấn khởi”. 4h hàng ngày, ngư dân Bình Châu vươn khơi bắt cá hố. Họ sử dụng loại lưới rộng 7 m, dài hơn 300 m thả cách bờ biển khoảng 5 đến 10km km. Đến 11h, họ cập bờ với tấm lưới cá mắc dày và bắt đầu gỡ cá. Nhưng nghề đi biển cũng lắm kỹ nghệ, bởi chỉ có những ngư dân dày dạn kinh nghiệm mới nhìn thấy được luồng cá hố hoạt động, thêm vào đó là nhờ trợ giúp của máy định dạng và định vị. Theo người dân địa phương, cá hố thường đi theo đàn ở ngoài khơi, đến đầu năm âm lịch thì vào ven bờ. “Năm nay thời tiết đầu năm thuận lợi, biển êm nên ghe thuyền đều trúng cá hố, người ít được vài chục kg, người nhiều vài trăm kg mỗi chuyến biển”- ngư dân Nguyễn Văn Thính.

Anh Nguyễn Tấn, một ngư dân chuyên câu cá hố cho biết, mỗi chuyến câu cá hố cần một số loại cá nhỏ để làm mồi. Khi tàu ra đến vùng biển cần thiết, ngư dân sẽ móc mồi, bủa câu cá hố trong một khoảng biển rộng vài hải lý. Mỗi ngày sẽ thu lưới một lần bằng máy nên công việc của ngư dân cũng khá nhàn.

 Phơi cá hố.

Sau khi thu lưới, cá hố sẽ được gỡ cẩn thận, tránh xây xước, bảo quản trong thùng xốp ướp đủ đá lạnh nhằm đảm bảo chất lượng hoặc phơi tạm ngay trên thuyền.  Sau đó cá hố được vận chuyển từ ngoài khơi về đất liền, một phần được mang ra chợ bán tươi, một phần ngư dân đem ướp muối 2 ngày. Sau đó đem phơi dưới trời nắng cho khô tự nhiên. Những sáng sớm, người dân đã thu mua cá hố tươi do ngư dân đi đánh lưới ngoài biển về. Cá hố rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng, vì thế khi được khai thác, thương lái cũng theo ngư dân ra tận khơi xa thu mua và bảo quản tại chỗ. Thịt cá hố rất thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, cá hố trắng xuất khẩu hiện có giá cao 70.000-75.000 đồng/kg. So với các năm trước, giá cá hố năm nay tăng cao.

Người dân vùng biển vui mừng vì được mùa cá hố

Có khi qua số lượng đánh bắt nhiều nên cá tươi tiêu thụ không hết, số còn lại được ngư dân chuyển qua phơi khô. Trước khi đưa đi phơi, cá được rửa sạch qua nước ngọt. Cá hố sau khi đánh bắt về người dân tiến hành mổ bụng cá, làm sạch và xâu vào những sợi lạt tre dài khoảng 5m rồi mang phơi. Khâu này làm sạch sẽ thì con cá về sau ăn thơm ngon và bảo quản được lâu. Đầu cá là nơi dày nhất nên sẽ được banh ra cho ánh nắng chiếu vào, giúp nhanh khô. Người dân ở làng biển thường phơi cá hố bằng cách vắt ngang qua dây, sào để phơi. Cá phơi sau nửa buổi ráo nước thì người dân lấy đuôi cá kết lại để treo đầu cá xuống phía dưới, giúp cá nhanh khô và thẳng, thuận lợi cho việc đóng gói sau này.

Dưới cái nắng trên 37 độ, cá được phơi 8 ngày liên tiếp thì mới khô. Những ngôi nhà ở các làng biển này đều phơi cá hố khi vào mùa, từ trước hiên nhà, trên cây sào cho đến hàng rào những chú cá hố dài sọc được mang ra phơi. Cá hố tươi mang về phơi khô mặc dù tốn công nhưng khi bán lại rất đắt hàng và cho giá bán cao hơn so với bán cá tươi. Trung bình 2kg cá hố tươi sau khi phơi khô đủ nắng thu được khoảng 1kg cá khô và bán với giá hơn 120.000 đồng.

Bình quân mỗi thuyền khai thác cá hố đạt từ 20-25 triệu đồng/tháng (thu nhập bình quân lao động nghề biển đạt 6-7 triệu đồng/người/tháng). Hiện nay, do bước vào cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 nên sức mua thị trường có giảm nhưng giá bán vẫn ổn định, trên dưới 120.000 đồng/kg loại bình thường, riêng những loại cá khô hiếm giá bán khoảng vài trăm ngàn đồng.

 

Thịt cá hố rất thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng.

Theo lời kể của Phó Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, trong con số dao động từ 300 - 400 thuyền của Quảng Ngãi thường xuyên khai thác ở ngư trường Hoàng Sa thì có đến không dưới 100 chiếc của ngư dân Châu Thuận Biển. Cứ mỗi chuyến ra khơi kéo dài từ 7 đến 15 ngày, sản lượng khai thác trung bình của ngư dân ở đây đạt từ 3-6 tấn cá hố và vài chục tấn cá các loại. Sản lượng khai thác biển tăng mạnh là tín hiệu khả quan cho ngành thủy sản cũng như với ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi này. 

Và chừng 10 năm nay, khi ngư dân được tạo điều kiện vay vốn, đầu tư những con tàu hàng trăm mã lực vươn khơi, khi các loài thủy hải sản đã có giá trị cao hơn, đó cũng là lúc cái nghèo, cái khó ở những làng biển như Bình Châu này bị đẩy lùi về phía sau. Khi đời sống lên cao, các ngư dân bắt đầu quan tâm đến việc học hành của con em. Những nhà lầu, mái ngói, đội tàu lớn dần hình thành. Đó là thành quả của biển mang lại mà hàng trăm hộ dân chài Bình Châu này nhiều năm bám biển mới có được.

Trong cái nắng mùa hè rực lên giữa xanh ngắt biển trời, cá hố vào mùa và sơi đầy sào trên những con đường làng, những em nhỏ theo cha mẹ ra biển tung tăng chạy quanh, chốc lát lại có thuyền vào bờ, tiếng bán mua nói cười rộn cả một vùng biển.

TIÊU DAO

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.