Nếu yêu nét yên bình, hoang sơ hãy đến với Cô Tô

​MTXD - Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 đảo lớn, nhỏ, trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần. Về mặt hành chính, Cô Tô thuộc huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với dân số khoảng gần 7.000 người.

MTXD - Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 đảo lớn, nhỏ, trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô, Thanh Lân và đảo Trần. Về mặt hành chính, Cô Tô thuộc huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) với dân số khoảng gần 7.000 người.

Huyện Cô Tô cách tỉnh lỵ 100km về phía đông bắc Vịnh Bắc Bộ, có tổng chiều dài biên giới biển tiếp giáp với Trung Quốc gần 200km từ khơi thôn đảo Trần đến ngoài phía Đông đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng. Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (thành phố Móng Cái). Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng. Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.

Cô Tô là một quần đảo với gần 50 đảo lớn nhỏ, trong đó có ba đảo lớn: đảo Cô Tô, đảo Thanh Lân và đảo Trần. Diện tích đất nổi của huyện là 4750,75 ha. Trong đó, đảo Cô Tô lớn là 1.780ha, đảo Thanh Lân là 1.887 ha, đảo Trần là 512 ha, còn lại là các đảo diện tích nhỏ lẻ khác. Cô Tô có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và 1 thị trấn. Cô Tô gần ngư trường khai thác hải sản lớn của cả nước; Đảo Trần nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện, cách khu kinh tế mở Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách đường Hàng hải quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.

Cột cờ đảo Trần

Cô Tô có tên cổ là Chàng Sơn (Núi Chàng), từ lâu đời đã là nơi cư trú ngụ của thuyền bè ngư dân Vùng Đông Bắc, song chưa thành nơi định cư vì luôn bị những toán cướp biển Trung Quốc quấy phá. Năm 1832, Nguyễn Công Trứ với cương vị Tổng Đốc Hải An (Hải Dương - An Quảng) đã xin triều đình cho thành lập làng xã, cắt cử người cai quản. Làng đầu tiên ở đây được Nguyễn Công Trứ đặt là làng Hướng Hoá. Ít lâu sau, nhà Nguyễn cho thu thuế và lập đồn Hướng Hoá canh phòng giặc biển. Đến thời Pháp thuộc, Cô Tô là một tổng thuộc châu Hà Cối phủ Hải Đông tỉnh Hải Ninh. Cuối năm 1955, thực hiện hiệp định Generve, Pháp buộc phải rút quân, Cô Tô được giải phóng.

Địa hình ở Cô Tô được kiến tạo: Phần giữa nhô cao, xung quanh là đồi, núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven các đảo có những bãi cát, bãi đá và vịnh nhỏ, đất đai chủ yếu là đất phelarit trên sa thạch. Mô hình kinh tế của huyện đảo Cô Tô là nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ du lịch, trong đó tập trung chủ yếu là đánh bắt và chế biến hải sản. Riêng hải sản của Cô Tô có giá trị kinh tế cao so với cả nước, gồm các loài, như: Cầu gai, cá hồng, cá song, cá mú, cá chim, ghẹ, tu hài, v.v. Bên cạnh đó, Cô Tô cũng chú trọng sản xuất nông nghiệp với đặc sản là cây cam được trồng tập trung trên đảo Thanh Lân.

Từ một huyện đảo nghèo, kinh tế chậm phát triển, thiếu thốn mọi bề, giờ đây Cô Tô đã có điện lưới quốc gia, nước ngọt, hệ thống tàu khách, tàu vận tải phát triển: tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn duy trì ở mức cao từ 12 đến 15%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.500 USD năm 2010 lên 4.100 USD năm 2020. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch đúng hướng mạnh mẽ sang ngành dịch vụ du lịch (chiếm 60,2%). Kinh tế biển được đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện theo hướng bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khuyến khích hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao. An sinh xã hội được đảm bảo, chất lượng giáo dục đào tạo và công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Từ tháng 8 năm 2019 toàn huyện không còn hộ nghèo (chỉ còn 14 hộ cận nghèo); 100% trường học đạt chuẩn quốc gia.

Đến với Cô Tô, một địa điểm du khách nên khám phá đó là Đảo Trần Cô Tô vẫn là một vùng đất khá hoang sơ và mới chỉ có người dân đến đây sinh sống trong vòng 10 năm trở lại đây nên cảnh sắc thiên nhiên gần như vẫn còn vẹn nguyên và nguyên thủy. Hiện nay, con đường ra đến đảo Trần Cô Tô vẫn còn khá khó khăn vì vị trí cách xa đảo lớn Cô Tô và đất liền. Tuy nhiên khó khăn chỉ là sẽ tốn nhiều thời gian còn phương tiện hiện nay đã được cung cấp khá nhiều nên du khách không cần quá lo lắng. Có hai sự lựa chọn cho du khách đó là di chuyển thẳng từ đất liền hoặc đi tàu ra đảo Cô Tô rồi từ Cô Tô đi đến đảo Trần.

 Làng chài và khu hậu cần nghề cá trên đảo Cô Tô

Nơi đây chỉ còn một vùng biển mênh mông bát ngát, tiếng sóng biển rì rào và tiếng chim hải âu vang vọng xa xa. Đảo Trần Cô Tô tựa như một hòn ngọc thô tỏa sáng giữa vùng biển trời Đông Bắc, đang chờ đợi những người con đất Việt đến chiêm ngắm và khám phá. 

Bởi vì vùng biển xung quanh đảo Trần Cô Tô khá động nên du khách cần lựa thời gian và xem thời tiết thật kỹ càng. Thời gian đến tham quan đảo đẹp nhất là từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Vào thời điểm này, miền Bắc đã bước đến cuối xuân và sang đầu hè nên khí hậu khá ấm áp, biển ít động và ít sóng lớn nên không gây cản trở cho việc di chuyển ra đảo.

Thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 thì có thể gặp mưa rào hoặc biển động, sóng lớn, khó để ra đảo hoặc quay trở về đất liền. Nếu bạn đi du lịch trong thời gian này mà vẫn muốn ra tham quan đảo thì cần chú ý dự báo thời tiết.

Các tháng còn lại trong năm không khuyến khích du khách ra đảo bởi vào mùa đông trời âm u, nhiều sương mù khó mà ngắm cảnh hoặc vào thời gian nhiều bão sẽ gây nguy hiểm cho việc di chuyển trên biển để ra đảo.

Đảo Trần Cô Tô chưa có hàng quán đồ ăn nhưng bạn có thể mua được những hải sản tươi ngon nhất do chính ngư dân trên đảo đánh bắt trong ngày. Một số món đặc sản mà bạn nhất định nên thử qua một lần như: Ốc móng tay, cầu mai, bề bề, tôm he...

Theo định hướng phát triển du lịch của huyện đến năm 2025, Cô Tô sẽ phát triển thành Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia; là một trọng điểm du lịch trong quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng Cái – Trà Cổ với đa dạng các loại hình du lịch, thể thao và vui chơi giải trí cả trên biển và trên các đảo. Tính đến nay, Cô Tô có trên 226 cơ sở lưu trú với trên 2.800 phòng nghỉ và trên 32 điểm vui chơi giải trí.

THẢO MỘC – VŨ LAM

 

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.