Nghi Sơn - Thanh Hoá: Vì sao nhà máy may xây dựng trái phép chưa tháo dỡ?

​MTXD - Từ năm 2019 đến nay, UBND xã Thanh Sơn (TX Nghi Sơn, Thanh Hóa) đã nhiều lần lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định cưỡng chế về việc xây dựng xưởng may trái phép trên đất nông nghiệp, trên mặt nước đối với Công ty TNHH Dịch vụ – Vận tải Sông Lam (Chủ đầu tư là Công ty may Sông Lam). Nhưng không hiểu sao, những vi phạm trên vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

MTXD - Từ năm 2019 đến nay, UBND xã Thanh Sơn (TX Nghi Sơn, Thanh Hóa) đã nhiều lần lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định cưỡng chế về việc xây dựng xưởng may trái phép trên đất nông nghiệp, trên mặt nước đối với Công ty TNHH Dịch vụ – Vận tải Sông Lam (Chủ đầu tư là Công ty may Sông Lam). Nhưng không hiểu sao, những vi phạm trên vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”.

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, Nhà máy may Sông Lam được xây dựng trên khu đất rộng hàng trăm m2 thuộc địa bàn thôn Thanh Bình, xã Thanh Sơn (Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do ông Hồ Bá Lam làm chủ. Nhà máy may được cho xây dựng trái phép trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường?!

Vì sao chưa tháo dỡ xưởng may xây dựng trái phép ?

Qua tìm hiểu, ngày 25/03/2020, UBND xã Thanh Sơn có “Báo cáo hiện trạng công trình xây dựng vi phạm về lĩnh vực đất đai trật tự xây dựng đối với hộ gia đình ông Hồ Bá Lam thôn Thanh Bình, xã Thanh Sơn, huyện Tĩnh Gia (Nay là TX Nghi Sơn, Thanh Hóa) gửi các cơ quan chức năng TX Nghi Sơn, thể hiện: “Hiện trạng công trình của Công ty may Sông Lam  đã  xây dựng: 01 nhà xưởng khung bằng thép hai tầng, mái lợp tôn đang hoàn thiện, với tổng diện tích công trình khoảng 1600m2 (mỗi tầng 800m2), dài 31m, rộng 26m.

Trong đó, diện tích nhà xưởng xây dựng trên đất vườn cùng thửa đất của ông Hồ Bá Lam là 590,9m2; diện tích xây dựng nhà xưởng trên đất sản xuất nông nghiệp là 235,8m2. Ngoài ra, ông Lam đã dùng đất đá xô bồ san lấp 168,0m2 đất (do UBND xã Thanh Sơn quản lý), lắp dựng 04 cột thép, dùng lưới mắt cáo phủ để làm bãi giữ xe tạm cho công nhân. Phần còn lại là 642,0m2 đất là phần diện tích mặt nước (do UBND xã quản lý), hộ ông Lam đã tự ý san lấp và sử dụng một phần đất để lắp dựng mái che tạm thời bằng khung thép, lợp tôn để phục vụ việc sinh hoạt, ăn uống, nghỉ trưa của công nhân, diện tích là 106,4 m2”.

 Quyết định lập Ban cưỡng chế công trình vi phạm, nhưng đến nay công trình vi phạm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”

Đến ngày 13/4/2020, UBND xã Thanh Sơn ra quyết định số 44/QĐ-UBND, về việc: Thành lập ban cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng lấn, chiếm đất của Công ty Sông Lam. Nhưng sau đó việc cưỡng chế không hiểu vì sao lại không thực hiện?!

Tiếp đó, ngày 08/10/2021, UBND xã Thanh Sơn ban hành Quyết định số 161/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai đối với ông Hồ Bá Lam – Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ- Vận tải Sông Lam; số tiền xử phạt là 6.000.000 đồng. Đồng thời, yêu cầu gia đình ông Hồ Bá Lam khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm (tháo dỡ toàn bộ công trình đã lắp dựng trái phép). Thực hiện trong thời gian 10 ngày kể từ khi có quyết định xử phạt.

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Xuân – Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn, xác nhận: “Nhà máy may Sông Lam được xây dựng trên cơ sở điểm buôn bán phế liệu, tại vị trí đất vườn 590,9 m2 ở thôn Thanh Bình. Năm 2019, công ty đã tự ý san lấp hành lang an toàn sông, lấp dòng sông lấn chiếm, san lấp đất phần trăm cùng với diện tích đất ở và vườn nhà để xây dựng xưởng may”.

Nhiều hạng mục xây trái phép trên đất nông nghiệp và mặt nước

 “Từ khi phát hiện sai phạm của công ty, UBND xã đã lập đoàn kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính nhiều lần. Xã đã làm báo cáo gửi huyện, Thị xã và Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn nhưng do đang trong quá trình đợi phân khu công nghiệp, nên công ty còn tạm thời hoạt động trong này”- Ông Xuân nói.

Để phản ánh sự việc vi phạm kéo dài và nắm thêm thông tin chỉ đạo từ UBND Thị xã Nghi Sơn, phóng viên đã liên hệ qua ông Nguyễn Tiến Dũng- Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn. Tuy nhiên, khá bất ngờ về câu trả lời của vị Chủ tịch: “Tôi không làm việc với giấy giới thiệu, nếu không có thẻ Nhà báo tôi không làm việc, việc phá dỡ của người ta đâu có đơn giản”.

Qua đó, việc vi phạm về xây dựng đã rõ, kính chuyển UBND tỉnh Thanh Hoá cùng cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc đồng thời, xử lý những cá nhân, tập thể để xảy ra vi phạm (nếu có), nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Còn tiếp…

PV

 

                                                                                         

 

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.