Nghĩa đạo hiếu giữa mùa Vu Lan

​MTXD - Vu Lan báo hiếu nhắc nhớ mỗi con người bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

MTXD - Vu Lan báo hiếu nhắc nhớ mỗi con người bài học sâu sắc về chữ Hiếu thiêng liêng, nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Tháng 7 lại về, người người nhà nhà khắp nơi lại chuẩn bị cho mùa Vu Lan, với những hành động báo hiếu đặc biệt dành cho các đấng sinh thành, dành cho tổ tiên, hay cho cả những anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Tình thân là cội nguồn của chữ hiếu. Theo đúng cách hiểu của ông cha ta từ xa xưa đến nay, người Việt không chỉ có hiếu và báo hiếu đối với ông bà, cha mẹ sinh ra ta hoặc là những người mà chúng ta xem trọng như ông bà, cha mẹ mà thôi. Hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ không phải chỉ ở lời nói mà cả trong nhận thức, suy nghĩ và đặc biệt là hành động báo hiếu, trả hiếu đối với các đấng sinh thành. Khi Phật giáo du nhập vào nước ta, với sự độc đáo về văn hóa dân tộc, ông cha ta đã kết hợp một nghi lễ của tôn giáo cùng văn hóa dân tộc qua nhiều đời, trở thành lễ đạo hiếu, mùa Vu Lan báo hiếu để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, báo hiếu cho ông bà, cha mẹ và tổ tiên.

 Những ai mà cài được hoa hồng trên ngực áo trong mùa Vu Lan này thì hãy nhớ rằng ta là người hạnh phúc nhất trong cuộc đời này. (ảnh Chí Thành)

Rằm tháng 7 có 2 lễ lớn đó là lễ Vu Lan và lễ xá tội vong nhân. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã gặp mảnh đất màu mỡ, đó là những giá trị văn hóa ngàn đời của người Việt Nam. Những giá trị của bề dày và chiều sâu văn hóa Việt Nam lại gần gũi với tư tưởng của đạo Phật, vậy nên Phật giáo ăn sâu bén rễ trong lòng dân tộc. Đức Phật dạy các Phật tử rằng muốn báo hiếu bố mẹ thì cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và làm lễ xá tội vong nhân để cúng cho linh hồn đang còn vất vưởng không nơi nương tựa. Điều đặc biệt có lẽ ở chỗ, lễ Vu Lan cũng là mùa xá tội vong nhân trong quan niệm của Phật giáo, được kết hợp với tín ngưỡng dân tộc và cả tinh thần tương thân thương ái, giúp đỡ mọi người, thế nên khi cúng cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ thì bao giờ người ta cũng cúng cho cả những “cô hồn”. Và bao giờ trong phần lễ cúng và cỗ cúng, cũng có để cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ và phần là để những cô hồn khác cũng được hưởng phước lộc.

 Mùa Vu Lan không chỉ bó hẹp trong việc kính thành với cha mẹ, mà còn rộng ra với tổ tiên cha ông, với những anh hùng dân tộc và những người có công với nước. (ảnh Minh Ngọc)

Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của Phật Giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam. Và chữ hiếu đối với người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay được cả dân tộc ta tôn vinh như là một trong những giá trị đạo đức cá nhân quan trọng nhất và đề cao, nâng lên thành “Đạo hiếu”. Lâu nay, người ta thường nghĩ đạo hiếu là đạo của gia đình, của những người con - đối với cha mẹ - trong gia đình. Nó vừa là một thứ tình cảm (thể hiện thành hành động) vừa là một quy tắc ứng xử giữa hai đối tượng - cha mẹ và con cái trong gia đình. Nhưng, đạo hiếu qua ngàn năm đã trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lễ Vu Lan báo hiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Và riêng dân tộc Việt, sở dĩ không mất bản sắc, không mất nước, cũng chính là do đạo hiếu dạt dào sâu thẳm trong con tim, trong mỗi cuộc đời. Cho nên, dường như mùa Vu Lan không chỉ bó hẹp trong việc kính thành với cha mẹ, mà còn rộng ra với tổ tiên cha ông, với những anh hùng dân tộc và những người có công với nước. Chữ hiếu, đạo hiếu chính là nền tảng, không chỉ của gia đình mà còn của đất nước, của cả tôn giáo nữa. Đây đã trở thành lễ hội văn hóa không chỉ riêng của Phật tử mà còn là của nhân dân danh để tri ân, báo hiếu cửu huyền thất tổ, tri ân anh linh các anh hùng liệt sĩ. Đây chính là sự kết hợp độc đáo giữa nền văn hóa Phật giáo với truyền thống tri ân báo ân của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thời hiện đại, khi mạng xã hội và nhiều thứ khác cuốn mỗi người đi với công việc, hay những trò vui. Chữ hiếu, đạo hiếu tưởng chừng đã nguội dần trong máu chảy mỗi người. Thực sự vẫn có những chuyện buồn trong mùa báo hiếu, như câu chuyện đăng tải trên mạng xã hội mới đây về chuyện ba người con gái tranh cãi nhau khi chăm mẹ trong bệnh viện, những chuyện con cái bạo hành hay bỏ mặc cha mẹ. Rồi mấy năm trở lại đây, cứ đến mùa Vu Lan là mạng xã hội lại tràn ngập hình ảnh, status báo hiếu, tưởng nhớ công ơn cha mẹ của những người con. Tuy nhiên đằng sau hàng ngàn lượt like và chia sẻ trên mạng ảo ấy là một góc nhìn khác về đạo hiếu đáng suy ngẫm. Công nghệ số ảo dường như đang giúp cho con người ta báo hiếu với cha mẹ, người thân dễ dàng hơn. Một bộ phận con cái thay vì trực tiếp về nhà thăm hỏi, chăm sóc bố mẹ ngoài đời thực thì lại chỉ việc báo hiếu trên mạng ảo. Lễ Vu Lan là dịp để nhắc nhở mỗi người nghĩ về đạo hiếu đối với cha mẹ. Và sự hiếu thuận ấy cần được chúng ta thể hiện thật sự mỗi ngày chứ không phải qua những hình ảnh, lời nói câu like, ca tụng trên mạng ảo. 

Nhưng, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những câu chuyện đẹp thấm đấm tình người, thấm đẫm tình yêu thương gia đình. Như câu chuyện về cậu bé miền tây tên Nguyễn Hữu Chính ở H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ. Cách đây 2 năm trong một tai nạn bất ngờ trên ghe đang neo đậu thì bình gas phát nổ, cậu bé đã quyết định quay lại cứu mẹ nuôi dù biết có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tiếc rằng, người mẹ nuôi đã không qua được cơn nguy kịch, còn Chính bị bỏng nặng tới 96% cơ thể. Khi biết bà không qua khỏi, em khóc suốt 2 ngày. Đến nay, mỗi lần nhớ đến mẹ nuôi, em lại khóc, ray rứt vì không cứu được bà. Suốt 2 năm qua, Chính đã trải qua hơn 20 cuộc đại phẫu thuật tạo hình, ghép da, phục hồi cử động. Hay như chị Lâm Trúc Kim (89/4 Gia Phú Phường 1, Quận 6, TPHCM). Chị không lập gia đình, một mình chăm sóc mẹ già yếu và ba anh em bị dị tật lùn, kinh tế gia đình khó khăn, cả nhà sống bằng nghề bán vé số. Mẹ chị năm nay đã gần 80 tuổi, bị bệnh tiểu đường và đãng trí. Vượt qua mọi khó khăn, chị Kim đã chăm lo cho mẹ kỹ càng từng miếng ăn, giấc ngủ. 

 Mùa Vu Lan là sự kết hợp độc đáo giữa nền văn hóa Phật giáo với truyền thống tri ân báo ân của văn hóa dân tộc Việt Nam. (ảnh Minh Ngọc)

Những câu chuyện ấy, không chỉ là đạo hiếu diễn ra trong mùa Vu Lan, mà diễn ra hằng ngày hàng giờ, ở rất nhiều nơi trên đất nước này. Những chuyện đạo hiếu ấy không thiếu, nhưng bởi chính sự bình dị và đời thường, bởi với tất cả những người con ấy, họ đều nghĩ rằng ngoài xã hội sẽ có rất nhiều gương người con hiếu thảo, điều quan trọng nhất là lòng hiếu thảo xuất phát từ chính trái tim mình. 

Mùa Vu Lan, tất cả mọi người đều có những người cha, người mẹ, sẽ thật khó để nói lên những từ “Con yêu mẹ cha” nhưng đó không phải là lý do để chúng ta gạt phăng tình cảm của mình dành cho họ. Hôm nay hãy thử gọi điện nói chuyện với cha mẹ lâu hơn thường ngày, hãy cùng cha mẹ nấu một vài món ăn và quây quần bên mâm cơm thay vì những ngày bận rộn chẳng về nhà, hay hãy dành cho đấng sinh thành một món quà nào đó bất ngờ chẳng hạn… Có những thứ tình cảm không nhất thiết cứ phải thể hiện bằng lời…bởi lẽ khi con người ta yêu thương nhau, tự tâm hồn chúng ta sẽ cảm nhận được. Người ta vẫn hay nói: “Trái tim người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở đáy ta sẽ tìm được lòng yêu thương và sự tha thứ vô bờ”, thế đấy, cả đời cha mẹ chỉ biết sống vì con cái. Hãy yêu thương họ khi họ vẫn còn đang hiện hữu vì khi mất đi rồi ta biết tìm kiếm nơi đâu. Có thể mua được tất cả nhưng hỡi ơi, sao có thể mua được tấm lòng mẹ cha.

Hãy nhớ một điều, rằng, những ai mà cài được hoa hồng trên ngực áo trong mùa Vu Lan này thì hãy nhớ rằng ta là người hạnh phúc nhất trong cuộc đời này. Bởi khi mà đã cài hoa trắng rồi , thì cái cơ hội được gọi được nói “Mẹ ơi! Con thương mẹ nhiều lắm!” sẽ không còn có thể được nữa!

Cuộc sống sẽ luôn tấp nập và xô đẩy chúng ta đến một chân trời nào đó cũng chẳng rõ, nhưng cha mẹ vẫn mãi là bến bờ yêu thương, là điểm tựa vững chắc. Vì thế, nếu có thể, hãy biến mọi ngày trong năm đều là ngày Vu Lan báo hiếu. Vì suy cho cùng, chúng ta chẳng thể sống mãi bên cạnh cha mẹ, hãy biết trân quý những phút giây quý giá khi còn có thể.

TIÊU DAO - MINH NGỌC  

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.