“Ngọt ngào” Hưng Yên – vùng đất địa linh nhân kiệt

​MTXD - Hưng Yên là tỉnh giàu truyền thống văn hóa nổi tiếng với câu ca: Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến. Về Hưng Yên, du khách không chỉ được đắm mình trong quần thể di tích lịch sử văn hóa mà còn được thưởng thức đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng, hạt sen, mật ong, bún thang… Đến Hưng Yên để cảm nhận giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của một địa danh đã từng là cảng thị phát triển ở thế kỷ 16, 17.

MTXD - Hưng Yên là tỉnh giàu truyền thống văn hóa nổi tiếng với câu ca: Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến. Về Hưng Yên, du khách không chỉ được đắm mình trong quần thể di tích lịch sử văn hóa mà còn được thưởng thức đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng, hạt sen, mật ong, bún thang…  Đến Hưng Yên để cảm nhận giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của một địa danh đã từng là cảng thị phát triển ở thế kỷ 16, 17.

Phố Hiến Xưa

Trải qua những lớp bụi của thời gian và những biến đổi thăng trầm của lịch sử, Hưng Yên ngày nay là nơi lưu giữ hơn 1200 di tích lịch sử văn hóa với 164 di tích, cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Hưng Yên giá trị nhất ở những rặng nhãn mọc ở bất kì nơi đâu trên mảnh đất này. Nhãn mọc trong vườn nhà đong đầy tiếng chim ban mai; nhãn mọc trong ngõ quê dịu dàng, êm ả; nhãn mọc cổng làng, cổng đình, cổng chùa thâm nghiêm, u tịch, trầm tư; nhãn mọc hai bên đường ngả bóng xuống dòng mương hiền hoà, khoe những nốt u sần già cỗi, tầng lớp vỏ thời gian; nhãn mọc giữa đồng làng phơi mình trong nắng gió thênh thang; nhãn mọc dọc triền sông miên man tiếng sóng... Mùa xuân, cả miền đất Hưng Yên nhuộm sắc vàng nhạt, dìu dịu, ngây ngây của hoa nhãn. Chớm vào thu, những quả nhãn ngả màu nâu sậm, lúc lỉu từng chùm nửa như muốn giấu vào trong vòm lá, nửa như muốn phô ra khoe nét căng mọng, ứa tràn thơm ngọt.

Làng nghề đan đó Thủ Sỹ

Hưng Yên không có những công trình, những di tích văn hoá thật hoành tráng, to lớn. Chủ yếu là những công trình nhỏ nhưng đậm nét đặc trưng cho văn hoá Việt Nam. Những công trình, di tích đọng lại trong du khách là chùa Chuông, là đền Mẫu, là văn miếu Xích Đằng, là đền thờ Tống Trân, là đền thờ Chử Đồng Tử, là chùa Nôm, làng Nôm.

 Những công trình ấy là hiện thân cho tín ngưỡng thờ cúng những người anh hùng, những danh nhân, những người có công với quê hương, đất nước, cho tinh thần giữ gìn những nét bản sắc dân tộc Việt Nam. Qua những công trình ấy cùng với những giai thoại, những truyền thuyết, huyền sử đi kèm, con người Hưng Yên hiện lên với nét đẹp cần cù, hiếu học, thông minh, trí tuệ, giàu nghĩa tình, trọng đạo lý, biết hướng về cội nguồn.

Bún thang lươn Phố Hiến

Đền thờ Chử Đồng Tử ở thôn Dạ Trạch, Khoái Châu là nơi lưu giữ dấu tích của một trong tứ bất tử của người Việt Nam, nơi lưu giữ một câu chuyện về chàng trai nghèo mà hiếu thảo, tài giỏi được công chúa Tiên Dung chọn làm chồng, mở mang, phát triển cả một vùng quê trù phú tốt tươi. Đền thờ Tống Trân lưu lại dấu tích về một chàng trai nghèo mà hiếu học, thông minh, kiên trì dùi mài kinh sử, được phong lưỡng quốc trạng nguyên. Chàng đã từng phải dắt mẹ đi xin ăn mà làm vẻ vang cho nền giáo dục nước nhà thời Trần. Văn miếu Xích đằng còn lưu lại được những tấm bia quý giá, ghi lại tên tuổi của những người con ưu tú, là minh chứng cho một miền đất không hiếm nhân tài.

Với những người Hưng Yên xa xứ mỗi khi về thăm quê hương thường nhớ tới hương vị của món bún thang lươn, món ăn mang đậm hương vị của đồng quê Hưng Yên. Chất ngon ngọt của nước dùng bún thang đến từ cua đồng ninh nguyên con cùng xương ống. Cùng với đó là các nguyên liệu đi kèm không thể thiếu như một thang thuốc bổ, đó là giò lụa, thứ giò phải thơm giòn không hàn the; tiếp đến là trứng, người đầu bếp phải nhanh tay tráng thật khéo thật mỏng để trứng gặp nước cũng không bị nát mà phải dai; thịt lợn luộc thái chỉ. Đặc biệt nhất vẫn phải là lươn, phải chọn lươn tươi, ngon, thui qua lươn rồi mới mổ nên lươn không bị mất máu thịt ngọt và ngon hơn. Cùng với chút mắm tôm đưa hương thoang thoảng, bún thang lươn Hưng Yên là món mà chỉ một lần thưởng thức là còn phải nhớ mãi về sau.

Hưng Yên cũng là một vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ngợi ca và nhân dân truyền tụng như: Nhân vật truyền thuyết:  Tống Trân Cúc Hoa ( ở huyện tôi-huyện Phù Cừ). Trong Quân sự có: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Phạm Bạch Hổ, Lý Khuê… Trong Y học có:Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác;  Khoa học có: Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Lân, Nguyễn Lân Dũng. Trong  văn học có: Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Chu Lai, Lê Lựu, Phan Văn Ái. Mỹ thuật có: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên. Và trong hoạt động chính trị có: Trần Đình Hoan, Lê Xuân Hựu, Trần Phương, Nguyễn Trung Ngạn, Đào Công Soạn, Lê Như Hổ, Lê Đình Kiên, Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu…

Đến Hưng Yên, bạn sẽ được thỏa sức vùng vẫy trong hương thơm lúa mới, thả bộ trong không gian thơm ngát, không khí yên bình, ngắm những đợt sóng lúa nhấp nhô đúng nghĩa, ghi lại những khuôn hình ấn tượng, đậm nét thôn quê tại vựa lúa lớn nhất Bắc bộ. Còn nếu đến vào mùa hè, bạn sẽ được tự tay hái và thưởng thức những trái nhãn lồng có hương thơm, vị ngọt thanh, giòn, ngon ấn tượng.

Nhãn lồng

Nét đẹp của miền đất Hưng Yên được nhà thơ Lê Duyên thả hồn vào từng dòng thơ:

 

“Anh có về xứ nhãn với em không ?

Hồ Bán Nguyệt làm gương lồng đôi bóng

Lắng hồn nghe tiếng chuông chùa xa vọng

Ngắm cánh cò bay lả giữa phố quê.

 

Dưới bóng trăng cùng dạo bước triền đề

Sông lấp lánh ngược dòng về quá khứ

Trong ảo ảnh ngỡ Tiên Dung -Đồng Tử

Bước ra từ trang truyền thuyết xa xưa.

 

Cùng bên em hứng gió thoảng hương đưa

Cánh đồng sen thơm nức mùi con gái

Hồng chen biếc níu chân bao khách lại

Ngẩn hồn ngây nơi đồng nội thắm tình.

 

Xua bóng đêm bằng ánh điện lung linh

Thành phố trẻ khoác lên mình áo mới

Bao khát vọng từng ngày đang vươn tới

Hưng Yên ơi! Thoả mong đợi bao ngày.

 

Phút tương phùng hai đứa đếm từng giây

Thưởng thức nhãn cùi dầy thơm ngọt lịm

Mỗi khẽ chạm ngỡ môi em chúm chím

Đường tình yêu phủ tím bước ta về.”

 

THẢO SÂM- NGỌC SƠN

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.