Người dân cần câu trả lời của sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình

MTXD – Sau khi đăng phát thông tin hoài nghi của người dân về dự án Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh Nhà máy Xi măng Sông Gianh do Sở Giao thông vân tải tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.

MTXD – Sau khi đăng phát thông tin  hoài nghi của người dân về dự án Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh Nhà máy Xi măng Sông Gianh do Sở Giao thông vân tải tỉnh Quảng Bình làm chủ đầu tư nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.

Theo nguồn tin từ Báo Đấu Thầu ngày 28/8/2023 thì Sở GTVT Quảng Bình vừa có văn bản đề nghị Vụ Kế hoạch - Đầu tư xem xét báo cáo Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn để Sở GTVT thực hiện các thủ tục điều chỉnh Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh Nhà máy Xi măng Sông Gianh do phát sinh chi phí trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công bố giá của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình

Dự kiến kinh phí giải phóng mặt bằng thực tế (gần 85 tỷ đồng) vượt so với chi phí giải phóng mặt bằng đã duyệt trong tổng mức đầu tư (hơn 47 tỷ đồng), tăng thêm gần 37,6 tỷ đồng.

Nguyên nhân do đơn giá đất ở theo định giá đất cụ thể và chính sách bồi thường điều chỉnh tăng cao so với dự tính, phải bố trí tái định cư để bồi thường bằng đất ở cho các hộ có nguyện vọng, di dời hoàn trả hạ tầng kỹ thuật đường dây điện 500kV, 22kV…

"Kinh phí giải phóng mặt bằng thực tế ở Dự án thành phần 2 dự kiến vượt chi phí được duyệt trong tổng mức đầu tư hơn 15 tỷ đồng do đơn giá đất ở theo định giá đất cụ thể và chính sách bồi thường điều chỉnh tăng cao so với dự tính, phải bố trí hai vị trí tái định cư, bồi thường bằng đất ở cho các hộ có nguyện vọng", Sở GTVT Quảng Bình thông tin.

Trước đó, Ngày 27/8/2023, Tạp chí điện tử Môi trường Xây dựng đã đăng tải bài viết “Quảng Bình – Cần làm rõ hoài nghi về việc nguồn vật liệu công trình không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, ảnh hưởng đến môi trường xây dựng?”.

Trong bài viết đã nêu rõ dấu hiệu gây lãng phí, hụt vốn ngân sách hơn 10 tỷ đồng.

Đồng thời sự lý giải về việc về biểu hiện thất thoát ngân sách Nhà nước là 10.396.563.248 đồng – Mười tỷ ba trăm chín mươi sáu triệu năm trăm sáu mươi ba nghìn hai trăm bốn mươi tám đồng) của Ông Nguyễn Ngọc Quý – Giám đốc Ban quản lý dự án Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình giải thích rằng: Về vấn đề chênh lệch giữa 151 tỷ và 141 tỷ sau chấm điểm là vì Ban được giao quản lý dự án và triển khai ký hợp đồng, Ban chỉ thực hiện theo đúng như giá trị trúng thầu được phê duyệt của chủ đầu tư.

“Giá trị trúng thầu trong quyết định phê duyệt giá trúng thầu ghi bao nhiêu thì bên A ký hợp đồng là bấy nhiêu. Trong 141 tỷ đó không có chi phí dự phòng, chi phí dự phòng của gói thầu này là hơn 10 tỷ, trong quá trình thực hiện gói thầu có phát sinh thì sử dụng chi phí dự phòng. Cho nên giá dự phòng không đưa vào giá đánh giá của tổ chấm thầu, cho nên giá Ban ký hợp đồng là bao gồm cả giá đánh giá trúng thầu và chi phí dự phòng” – Ông Quý phân tích.

Tuy nhiên, theo Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 09/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí gói thầu trước chi phí dự phòng. Trường hợp đối với những gói thầu khối lượng các công việc được xác định cụ thể, chính xác thì chủ đầu tư quyết định tỷ lệ dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và không vượt quá 5%. Vậy nhưng, tại gói thầu này, theo Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, giá trị của chi phí dự phòng đã vượt quá 5% (10.396.563.248 đồng – Tương đương 7% giá dự toán gói thầu). Như vậy giải thích của ông Quý là chưa thỏa đáng. Tương tự tại Hạng mục công việc: Xây lắp đoạn tuyến Km3+700 - Km5+757,84 và Cầu Km5+148,46, Liên danh Trường Thủy – Thương mại Hà Tĩnh – Tiên Phong trúng với giá 185.493.583.838 đồng (Giảm 184.013.162 đồng – Tương đương 0,09%).

Quyết định điều chỉnh dự toán của Sở Giao thông vận tải tỉnh  Quảng Bình

Tương tự như câu hỏi trên thì hạng mục này cũng bị tăng thêm 12.716.400.681 đồng (tương đương hơn 6,8%). Nếu vẫn cho rằng số tiền hơn 12,7 tỷ đồng này là chi phí dự phòng thì nó đã vi phạm Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 09/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quy định “Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh và không vượt quá 5%”.

Cũng tại gói thầu số 12 này, ông Vũ Anh Minh – Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình ký Quyết định số1332/QĐ-SGTVT ngày 22/11/2022 về việc Phê duyệt điều chỉnh dự toán Gói thầu số 12: Xây lắp đoạntuyến Km3+700 - Km5+757,84 và cầu Km5+148,26, Dự án thành phần 1 - Đầu tư xây dựng QL.12A đoạn tránh thị xã Ba Đồn thuộc Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp QL.12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng sông Gianh. Theo đó, chi phí xây dựng sau khi được điều chỉnh từ 182.078.602.000 đồng tăng lên 185.677.597.000 đồng (tăng 3.598.995.000 đồng – Ba tỷ năm trăm chín mươi tám triệu, chín trăm chín mươi lăm nghìn đồng).

Tuy nhiên, Dự án này do Bộ GTVT ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và dự toán công trình (Quyết định số 408/QĐ-BGTVT ngày 30/3/2022). Vậy, Sở GTVT Quảng Bình phê duyệt điều chỉnh dự toán hạng mục công việc này  thì có thông qua Bộ GTVT hay không?

Ngoài ra việc đơn giá vật liệu và hạng mục công việc Sở GTVT phê duyệt cũng có nhiều chênh lệch theo hướng cao hơn so với “Công bố số 2826/CBG-SXD ngày 07/11/2022 của Sở Xây dựng Quảng Bình, điều này có nguy cơ dẫn đến việc thất thoát ngân sách đối với các hạng mục công trình xây dựng trên

Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tạp chí điện tử, đồng thời thực hiện theo quy định về phát hiện thông tin có dấu hiệu vi phạm gây thiệt hại nhà nước và theo quy định về thông tin liên quan đến các vấn đề nằm ngoài phạm vi “ tôn chỉ, mục đích”, và phát huy vai trò giám sát của báo chí cũng như tinh thần bài trừ hành vi tiêu cực, phòng chống tham nhũng theo tinh thần của Tổng Bí Thư thì ngày 17/8/2023 tòa soạn Môi trường Xây dựng đã có văn bản phản ánh về thông tin các dấu hiệu liên quan đến hoạt động gây thất thoát ngân sách và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xây dựng như chênh lệch về giá và việc nguồn gốc k95 và k98 đất sử dụng trong dự án có dấu hiệu lấy sai điểm mỏ (hợp đồng nguyên tắc khác với hóa đơn) ? Đất bãi thải (đất chưa bóc phong hóa) của dự án này hiện tại không được tập kết đúng nơi quy định và còn được sử dụng sai mục đích? Việc không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu trữ đất nguyên thổ tại bãi thải mà sử dụng sai mục đích có gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công trình và cũng như ngân sách nhà nước? Đồng thời làm rõ hành vi một số người “ập” vào trong buổi làm việc, trao đổi của phóng viên với Ban quản lý dự án Sở GTVT tỉnh Quảng Bình nhằm mục đích gì? Có dấu hiệu bao che sai phạm hay cản trở báo chí tác nghiệp hay không? Theo như thông tin từ văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình thì đến ngày 08/9/2023 các Sở sẽ có thông tin, báo cáo về UBND tỉnh. Tuy nhiên cho đến 16h ngày 08/9/2023 vị này thông tin phía Ủy ban vẫn chưa nhận được báo cáo.

Như vậy, một lần nữa chúng tôi xin kính chuyển nội dung trên đến các Bộ Giao thông vận tải, Ban kiểm tra Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, làm rõ những nội dung để đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công khai, đảm bảo quyền lợi và niềm tin cho người dân Quảng Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin !

Nhóm PV

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.