Người dân miền Trung dùng nhiều vật dụng chèn chống nhà cửa ứng phó với siêu bão Noru
MTXD - Việc dùng bao nilon nước cũng tiện lợi hơn rất nhiều. Thậm chí khi bão đi qua, nếu nguồn nước sạch bị ảnh hưởng, gia đình có thể lên lấy lại nước trên mái để dùng tạm.
Người dân Quảng Nam sử dụng bao nilon đựng nước để chèn chống mái nhà.
Tại nhiều tỉnh thành miền Trung, đặc thù các hộ dân phần lớn lợp mái tôn, nên nếu không gia cố cẩn thận gặp sức gió lớn sẽ dễ bị thổi tung, gây hư hại vật dụng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng. Người dân dùng nhiều cách như dây cáp để neo mái, hoặc bao cát, và cả bao nilon nước. Mỗi cách có công dụng khác nhau, nhưng phải đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi bão đi qua, nếu nguồn nước sạch bị ảnh hưởng, gia đình có thể lên lấy lại nước trên mái để dùng tạm.
Nhằm tiết kiệm chi phí và tiện dụng trong việc chằng chống mái nhà trước sức mạnh của gió bão, người dân các tỉnh miền Trung lâu nay đã sử dụng những bao ni long có bề rộng 0,5m và dài 1,2m chống bão bằng cách bơm đầy nước và buộc chặt để chằng chống mái tôn. Người dân cho biết, với các bao cát, việc vận chuyển lên mái hết sức khó khăn. Do cát nặng, phải cần ít nhất 2-3 người, nâng đỡ, rồi kéo lên, mất nhiều sức và thời gian. Nhưng với việc dùng nước này, gia đình chỉ cần vòi dẫn dài, rồi lấy bao để sẵn trên mái, cứ thế bơm và buộc chặt lại. Nếu cần chắc chắn thì mình lồng 2-3 bao linon vào làm 1, vừa nhanh vừa đỡ chi phí.
Nhiều người còn tận dụng các loại vật dụng, can nước để đặt trên mái tôn.
Theo người dân, việc sử dụng bao ni long chứa nước và chằng chống mái nhà trong bão sẽ hiệu quả hơn so với dùng bao cát vì việc vận chuyển thuận lợi, tính chất an toàn sẽ cao hơn so với bao cát do bao nước nặng và lực đèn nén lớn.
Việc dùng bao nilon nước cũng tiện lợi hơn rất nhiều. Thậm chí khi bão đi qua, nếu nguồn nước sạch bị ảnh hưởng, gia đình có thể lên lấy lại nước trên mái để dùng tạm.
Không chỉ dùng bao nilon đựng nước, mà nhiều người còn tận dụng các vật dụng có sức nặng để chèn chống mái tôn nhằm đảm bảo an toàn cho ngôi nhà của mình.
Đường đi dự kiến của bão Noru
Hiện tại, nhiều tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã cho học sinh nghỉ học từ chiều 26/9. Công nhân, viên chức được nghỉ làm việc, dừng họp chợ trên địa bàn từ 12 giờ ngày 27/9 để chống bão. Đến chiều 26/9, bão Noru đã mạnh lên cấp 13, giật cấp 15. Dự báo bão tiếp tục mạnh lên và duy trì cường độ khi áp sát đất liền nước ta. Thời gian bão quần thảo dữ dội nhất từ đêm 27 đến ngày 28/9. Vùng rủi ro thiên tai cấp 4 mở rộng ra Thừa Thiên Huế.
Nhuận Mẫn – Đức Cần
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.