Người Giẻ Triêng giữ lấy nếp nhà Rông

​MTXD - Trên những rẻo cao mù sương, thấp thoáng trong núi trong đồi là những ngôi nhà Rông cao vút, nơi đó người xứ núi đã giữ lại cho mình những nét độc đáo nhất của văn hóa trên mái nhà Rông.

MTXD - Trên những rẻo cao mù sương, thấp thoáng trong núi trong đồi là những ngôi nhà Rông cao vút, nơi đó người xứ núi đã giữ lại cho mình những nét độc đáo nhất của văn hóa trên mái nhà Rông.

Người Giẻ Triêng trước đây có cuộc sống du canh du cư. Khi tìm được một địa điểm để lập làng mới. Việc đầu tiên khi lập làng mới là phải tìm ra địa điểm để xây dựng ngôi nhà Rông, người làng sẽ cùng nhau chung tay để xây dựng nhà Rông, một ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, là nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc những công việc làm ăn và giải quyết mọi câu chuyện của cả cộng đồng.

 

Trong nhà rông của người Giẻ Triêng, chiếc đầu trâu là linh vật quan trọng được treo ngay lối ra vào.

Với người Giẻ Triêng ở Kon Tum và Quảng Nam, mái nhà Rông là nơi quan trọng nhất của buôn làng. Nơi đó, không chỉ là ngôi nhà cộng đồng chung của cả làng, mà là nơi hội họp, sinh hoạt, giải quyết các vấn đề quan trọng cộng đồng. Đăk Glei (Kon Tum) mùa này đang vào mùa lễ hội. Người Giẻ Triêng ở những bản làng nơi lưng chừng dãy Ngọc Linh ở Đăk glei cũng đang tưng bừng chuẩn bị cho mùa lễ hội. Và việc làng quan trọng nhất, đó là sửa lại những mái nhà Rông cho hội làng thêm phần long trọng.

Trong không khí hân hoan của mùa lễ hội, người Giẻ Triêng sống dưới chân núi Nồi Cơm (xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei, Kon Tum) cũng tất bật sửa lại nhà Rông của làng. Qua những mùa gió mùa mưa, những cái nắng khiến mái nhà Rông vốn được dựng lên từ nguyên liệu ở rừng đã xuống cấp. Những chống chịu với thời gian qua nhiều mùa rẫy khiến những mái nhà Rông rệu rã, người làng lại tụ họp nhau để cùng chung tay dựng lại mái nhà Rông. Cùng được làm từ vật liệu (gỗ, tranh, tre, mây…) có trong tự nhiên như nhà Rông của các DTTS khác, nhưng nơi giữ hồn làng của người Giẻ Triêng lại mang nét độc đáo riêng nhờ lối kiến trúc và tâm linh liên quan đến con trâu. Dù kích thước lớn - nhỏ khác nhau, nhưng nhà Rông của người Giẻ Triêng đều mang dáng dấp con trâu nằm ngang. Trong đó, hai đầu mái cao của nhà Rông có hình hai chiếc sừng trâu. Nhà Rông của người Giẻ Triêng, có một nét độc đáo đáng chú ý là hệ thống cột, kèo được xử lý kết nối với nhau bằng các mộng gỗ và bằng những sợi mây rừng không chỉ bền chắc mà còn mang tính thẩm mỹ cao nhờ các nút thắt  hình bông hoa, mạng nhện. Qua thời gian và những thay đổi của đời sống, nhưng những người Giẻ Triêng trên rẻo cao này vẫn giữ được nguyên nét đẹp truyền thống của nhà rông.

 Nhà rông được dựng lên chủ yếu bằng những nguyên liệu từ rừng.

 Một điều đặc biệt với cộng đồng người Giẻ Triêng, đó là khi nhà Rông đã được hoàn thành, các gia đình đều chung sức vào để xây dựng nhà cho dân làng, từ ngôi nhà của chủ làng, đến các gia đình có vị trí ở trong làng, sau đó là đến những người neo đơn, đàn bà góa không có điều kiện để tự làm nhà… Đến khi tất cả các ngôi nhà đã được hoàn thành, người làng Giẻ Triêng sẽ làm lễ mừng nhà Rông mới sau cùng. 

Với mùa lễ hội của người Giẻ Triêng, cây nêu giống như một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, mà ở đó hội tụ đầy đủ các yếu tố từ hội họa, điêu khắc và nghề thủ công truyền thống... Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho một mùa màng bội thu, tượng trưng cho những bông lúa, những quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng lên trời cao để tượng trưng cho con đường đi lên trời, chuyển những lời cúng của người chủ lễ, lời cúng của già làng, chuyển lời cầu xin của bà con lên đến thần linh ở trên trời để mong muốn có một cuộc sống no đủ, vui vẻ và hạnh phúc, không có chiến tranh hay dịch bệnh xảy ra, làm ăn mùa sau luôn  luôn được nhiều thóc lúa hơn mùa trước; trâu, bò, gà, heo luôn nằm chật gầm sàn, làng không có chiến tranh, không có dịch bệnh xảy ra.

 Biểu tượng sừng trâu được đặt trong nhà, trên mái nhà rông.

Cùng với cây nêu, thì con trâu cũng là con vật rất có ý nghĩa đối với người dân tộc Giẻ Triêng. Con trâu còn có ý nghĩa hơn thế, nó là một người bạn thân thiết, đó là con vật thiêng liêng của họ. Bởi đồng bào Giẻ Triêng theo chủ nghĩa đa thần, con trâu là vật thiêng liêng cúng Yang, là vật thế mạng họ để cầu xin thần linh cho buôn làng khỏe mạnh, vì vậy họ vô cùng yêu quý con trâu. Chính vì vậy, trong lễ mừng nhà Rông mới không thể thiếu lễ đâm trâu. Tuy nhiên, già làng A Níc (làng Ping Lang, xã Đăk Blô) bộc bạch, theo truyền thống, mừng nhà Rông mới, người Giẻ Triêng bắt buộc phải thực hiện nghi thức đâm trâu. Nhưng hiện nay, để loại bỏ dần những hủ tục và tiết kiệm cho người dân làng theo sự vận động của chính quyền địa phương, lễ hội đâm trâu đã được bãi bỏ, và chỉ còn làm phần tượng trưng theo đúng phong tục mà thôi.

Sau khi kết thúc thủ tục đâm trâu tượng trưng, mọi người cùng thưởng thức rượu cần, ăn cơm lam cuốn lá rừng. Rồi họ cùng nhau nhảy múa, hát vang những bài ca truyền thống mừng ngôi nhà mới của mình. Những phụ nữ cùng nhau múa những điệu múa mộc mạc đơn giản nhưng vô cùng sinh động thể hiện những động tác trong lao động sản xuất của người Giẻ Triêng, từ làm cỏ lúa, gieo hạt, xua đuổi sâu bọ phá hại mùa màng đến những động tác thể hiện việc chào mời khách vào cùng chơi, cùng vui hội với họ. Bàn tay đảm đang của những người phụ nữ Giẻ Triêng trong những động tác gieo hạt, làm cỏ, xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, giờ lại nhịp nhàng trong những điệu múa sinh động. Điệu múa cầu may của người phụ nữ Giẻ Triêng mong cho những vụ ngô, lúa được mùa. Mọi người được mời vào nhà Rông, cùng đánh cồng chiêng, cùng múa điệu Bông rốk, cùng uống rượu thiêng... để mừng làng mới, mừng nhà mới, và mừng một vụ mùa bội thu sắp tới.

Hoa văn trang trí bên trong nhà rông.

Người Giẻ Triêng ở Đăk Glei ngày trước sống nhờ núi rừng, suối sông. Đất đai nương rẫy bây giờ không chỉ tỉa hạt lúa, bỏ hom mì mà còn trồng cà phê, cao su, bời lời thu sản phẩm hàng hóa. Tuy vậy, đồ ăn thức uống của đồng bào thì dường như vẫn chủ yếu với những nguyên vật liệu nguồn gốc từ thiên nhiên, gần gũi với cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày. Trong các lễ hội lớn của cộng đồng người Giẻ Triêng, các món ăn được tổ chức nấu nướng chung hoặc do các gia đình mang đến đều được xếp bày trong những chiếc nia lớn để trước nhà Rông. Sau nghi lễ dân gian, dân làng vui hội cồng chiêng xoang, uống rượu ghè và thưởng thức những món ăn truyền thống. Cùng với các lễ hội dân gian, những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng cũng được giới thiệu tại nhiều những sự kiện văn hóa của tỉnh, huyện, đến Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Mọi người càng thêm gần gũi, sẻ chia, thắt chặt đoàn kết, cùng chung tay giữ gìn vốn quý của cha ông.

Già làng A Níc (làng Ping Lang, xã Đăk Blô) tự hào: “Ngôi nhà Rông cổ truyền của người Giẻ Triêng, cột được làm bằng những cây gỗ tốt, mái tranh, trang trí nhiều hoa văn, trên nóc nhà hai bên có sừng trâu to biểu tượng của sức mạnh... Nhưng dù làm bằng gỗ, lợp tranh, hay bằng bê tông cốt thép, lợp tôn thì đồng bào vẫn có cái nhà Rông làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, đặc biệt là nơi già làng, trưởng thôn cùng lũ làng bàn bạc chuyện đại sự, như: phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị địa phương... đó là điều đáng quý”.

Bà Y Nghệ, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei cho biết, xã chỉ đạo cho tất cả đảng viên, già làng, thôn trưởng và người có uy tín phát huy vai trò gương mẫu, không được thực hiện các hủ tục, phong tục lạc hậu và tăng cường công tác tuyên tuyền, vận động người dân. Đảng ủy xã Đăk Plô quyết tâm đến năm 2025 giảm được trên 80% các hủ tục, phong tục lạc hậu trên địa bàn xã, để người xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, người dân an tâm chăm lo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

                                                                                                                                                  MINH NGỌC

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.