Người lính quân hàm xanh Mường Lạn “gieo chữ” nơi biên giới

MTXD - Ở xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La - nơi biên cương xa xôi của Tổ Quốc bao năm nay có những người lính mang quân hàm xanh Đồn Biên phòng Mường Lạn bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới các anh còn là người thầy “gieo chữ” xóa mù chữ cho bà con và trẻ em các dân tộc nơi đây.

MTXD -  Ở xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La - nơi biên cương xa xôi của Tổ Quốc bao năm nay có những người lính mang quân hàm xanh Đồn Biên phòng Mường Lạn bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm an ninh biên giới các anh còn là người thầy “gieo chữ” xóa mù chữ cho bà con và trẻ em các dân tộc nơi đây.

“Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” - Phương châm ấy đã trở thành động lực giúp tập thể cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lạn nỗ lực vượt khó để hoàn xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an ninh tuyến biên giới có chiều dài lớn nhất ở Sơn La, với hơn 54km; đấu tranh với các loại tội phạm và là một trong những lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19 vùng biên. Đặc biệt đồn còn quan tâm và tổ chức các lớp học xóa nạn mù chữ cho dân bản.

Khai giảng lớp xoá mù chữ tại bản Pá Kach – Mường Lạn. Ảnh: BP

Trò chuyện với chúng tôi, Trung uý Vàng Lao Lừ, nhân viên đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lạn - thầy giáo dạy lớp xoá mù chữ tại bản Pá Kạch, cho biết: Năm vừa qua, tôi được phân công dạy lớp học xóa mù chữ tại bản Pá Kạch có 22 học viên, với nhiều độ tuổi khác nhau từ 10 - 40 tuổi. Sau khi kết thúc năm học, nhiều học viên đã chuyển tiếp lên học lớp 4, 5 và bậc THCS trên địa bàn xã.

Gia đình anh Sộng A Chịa trước đây từng là một trong hàng chục hộ nghèo của bản Huổi Pá xã Mường Lạn huyện Sốp Cộp. Nhiều năm về trước, anh Sộng A Chịa cũng như những đứa trẻ trong làng chỉ học được một thời gian rồi nghỉ vì hoàn cảnh khó khăn. Không đi học, anh Sộng A Chịa theo cha mẹ lên nương rẫy. Lâu dần, anh quên luôn cách cầm bút viết.

“Không đi học mình tự ti, xấu hổ với mọi người lắm. Mua bán gì cũng bị người ta ép giá, chẳng biết chữ nên không nói lại được. Không muốn bị chê cười mình quyết tâm đi học” anh Sộng A Chịa nói.

Đăng kí đi học, anh được “thầy giáo” công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn phát vở, bút viết. Được thầy giáo cầm tay anh nắn nót từng nét chữ. Sau vài tháng theo học, anh chịa đã có thể đọc, viết thành thạo.

Anh Sộng A Chịa cho biết: “Gia đình tôi trước kia là hộ nghèo, chỉ có vài mảnh nương đồi làm cả năm vẫn không đủ ăn. Từ khi tham gia lớp học “ xoá mù chữ” của đồn biên phòng, bản thân biết đọc, biết viết  sau dần có thể tự tính toán. Bản thân tự mở một quán tạp hoá nhỏ tại bản từ đó kính tế gia dần dần đi lên thoát khỏi cái nghèo”.

Còn chị Mùa Thị Khoa ở bản Huổi Men, xã Mường Lạn, chia sẻ: Tôi chưa bao giờ mơ đến sẽ biết cái chữ, cho đến khi được cán bộ Đồn biên phòng Mường Lạn đến mở lớp xóa mù tại bản và động viên đi học. Từng nét chữ được nắn nót trên trang vở, những tiếng tập đọc vang lên đầy phấn khởi, chứa đựng bao niềm tin và ước mơ của bà con chúng tôi.“Sau 9 tháng học lớp xóa mù chữ, tôi đã biết đọc, biết viết, biết tính toán, có kiến thức sẽ giúp tôi biết làm ăn, cuộc sống ấm no hơn”, chị Khoa nói.

Người lính quân hàm xanh bên lớp xoá nạn mù chữ tại bản Huổi Men – Mường Lạn. Ảnh: BP

Có lẽ đó cũng là cảm nhận chung của các học viên nơi đây. Đều đặn mỗi ngày, lớp học sáng đèn khi mặt trời khuất dần sau những dãy núi. Do cách trung tâm xã hơn 14 km, giao thông đi lại rất khó khăn, nên thầy giáo quân hàm xanh Vì Văn Liêm đã ở lại “cắm bản”, để vừa thuận tiện cho việc giảng dạy, vừa gắn bó, quan tâm động viên các hộ có con em trong độ tuổi đi học đầy đủ.

“Đây là lớp thứ 2 tôi lên giảng dạy cho bà con. Bản thân trực tiếp đến từng nhà để vận động từng bà con lên lớp. Rất khó khăn là độ tuổi đi học thấp nhất 15 tuổi, cao nhất trên 50 tuổi, hầu như trụ cột chính trong gia đình, nên bà con còn phải đi làm nương, về nấu nướng. Tôi cũng tuyên truyền, vận động tầm quan trọng của học chữ nên bà con hiểu được, nên tham gia lớp học đông đủ”, thầy Liêm bày tỏ.

Cán bộ, chiến sĩ đồn Mường Lạn bên lớp học xoá nạn mù chữ tại bản Nong Phụ . Ảnh: BP

Không chỉ trở thành những người thầy giáo, người cha nuôi, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng Mường Lạn còn gắn bó với bà con, sẵn sàng xắn tay áo lên nương với dân thu hoạch vụ mùa; hướng dẫn phương pháp trồng trọt, chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả, năng suất cao; tham gia sửa nhà, dựng lán, làm đường… hay bất cứ công việc nào mà bà con cần hỗ trợ.

Thời gian qua công tác dân vận trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo luôn được Đồn biên phòng Mường Lạn quan tâm. Với phương châm 3 bám 4 cùng, “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” hình ảnh những người lính mang quân hàm xanh, trực tiếp tham gia cùng với bà con lao động sản xuất, đã trở thành việc làm quen thuộc với bà con dân bản.

Những cán bộ, chiến sĩ quân hàm xanh giúp bà con thu hoạch sắn trên nương. Ảnh: BP

Trung tá QNCN Tòng Văn Xum, Đồn Biên phòng Mường Lạn, Sốp Cộp, Sơn La chia sẻ: “Thực hiện kế hoạch của Ban chỉ huy Đồn biên phòng về việc phối hợp cùng với phòng Giáo dục huyện Sốp Cộp, Trường PT DTBT Tiểu học Mường Lạn tổ chức mở lớp xoá mù chữ tham gia cùng với địa phương giúp dân phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.

Từ năm 2020 đến nay, Đồn biên phòng Mường Lạn đã Phối hợp cùng với phòng Giáo dục huyện Sốp Cộp, Trường PT DTBT Tiểu học Mường Lạn tổ chức mở 07 lớp xoá mù chữ tại bản Huổi Pá, Pá Kạch, Huổi Men, Pu Hao, Nong Phụ với hàng trăm  học viên trong đó đã có 06 lớp tổ chức bế giảng, hiện nay đơn vị vẫn tiếp tục triển khai và duy trì 01 lớp xoá mù chữ tại bản Nong Phụ với 35 học viên.

Trung tá Lò Văn Tuân, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mường Lạn, Sốp Cộp, Sơn La cho biết: “Trong việc tham gia phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của địa phương Đồn cũng đã tham mưu cho địa phương về việc triển khai thực hiện triển khai các chương trình mô hình như mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc, chương trình “xoá mù chữ” trên địa bàn. Hiện nay chúng tôi vẫn đang đang tiếp tục triển khai và duy trì có hiệu quả lớp xoá mù chữ. Chúng tôi cũng xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm gắn kết giữa đơn vị với địa phương để thúc đẩy, đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân”.

Không chỉ làm tốt công tác canh giữ, bảo vệ chủ quyền biên giới, những người lính biên phòng, Đồn Biên phòng Mường Lạn, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp còn trở thành những thầy giáo quân hàm xanh mang tri thức đến với bà con đồng bào Mông miền biên ải. Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới bà con.

Với sự đồng hành của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Mường Lạn đã tạo điều kiện cho người dân vùng biên yên tâm bám trụ nơi biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền an ninh giới quốc gia.

Yến Như

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.