Người Mông ở xã Lùng Tám thoát nghèo nhờ nghề dệt vải lanh
MTXD - Xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nằm trong một thung lũng nhỏ với bốn bề là đá. Những năm gần đây, cuộc sống của người Mông trong xã có nhiều thay đổi nhờ nghề dệt vải lanh truyền thống.
Bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt vải lanh thôn Hợp Tiến tước cây lanh để lấy vỏ.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, để làm được tấm vải lanh phải trải qua tới 41 công đoạn. Đầu tiên là tước cây lanh để lấy vỏ. Những bó vỏ lanh được cuộn chặt, cho vào cối giã cho bong hết bột, chỉ còn lại sợi dai, rồi được xe và cuộn lại thành những con sợi lớn. Sợi lanh được luộc bằng nước tro bếp vài lần, một lần luộc nước sáp ong để sợi trắng và mềm hơn. Sau đó, phụ nữ Mông sẽ dệt thành những tấm vải lanh màu trắng. Từ đây, các nghệ nhân bắt đầu tỉ mẩn vẽ họa tiết thổ cẩm nhiều màu lên tấm vải để cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh. Dệt vải lanh là nghề gia truyền của nhiều gia đình người Mông ở xã Lùng Tám. Ngày trước, vải làm ra chỉ để phục vụ nhu cầu trong gia đình. Vì quá trình làm ra sản phẩm hoàn toàn thủ công nên rất vất vả, năng suất không cao. Hơn nữa, do thiếu sự quan tâm biến sản phẩm thành hàng hóa khiến "cánh cửa" để vải lanh, trang phục truyền thống của đồng bào Mông xã Lùng Tám ra với thị trường rất hẹp. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nỗ lực của đồng bào, nhất là Hợp tác xã dệt vải lanh thôn Hợp Tiến mà hiện nay, vải lanh Lùng Tám đã có thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường, vinh dự được giới thiệu, trưng bày tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tổ chức tại nước ta vào năm 2015. Có được đầu ra cho sản phẩm, Hợp tác xã dệt vải lanh thôn Hợp Tiến đã thu hút được 130 thành viên, chia làm 9 tổ sản xuất, mang lại thu nhập ổn định...
Nhiều em nhỏ trong vùng đã có thể giúp cha mẹ hoàn thành sản phẩm.
Khách du lịch lựa chọn mua sản phẩm làm từ vải lanh được trưng bày, giới thiệu tại gian trưng bày của Hợp tác xã dệt vải lanh thôn Hợp Tiến.
Bà Vàng Thị Mai, Chủ nhiệm Hợp tác xã dệt vải lanh thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám chia sẻ: “Là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Lùng Tám, khi nhận thấy làng nghề truyền thống của cha ông có dấu hiệu bị mai một, tôi đã vận động các cơ quan, ban, ngành giúp sức để thành lập hợp tác xã. Lúc đầu, tôi chỉ nghĩ làm sao để nghề dệt vải lanh tồn tại, nhưng qua quá trình làm và kiên trì học hỏi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, chúng tôi đã phát triển được nhiều mặt hàng mà thị trường trong nước và quốc tế có nhu cầu, qua đó vừa tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho bà con, vừa góp phần gìn giữ được nghề truyền thống của cha ông”.
Bài và ảnh: ĐĂNG KHOA
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.