Nhà báo Trần Kim Xuyến - gương sáng cho các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam
MTXD - Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp bảo vệ Tổ quốc, có rất nhiều anh hùng hy sinh thầm lặng trong đó có các nhà báo cách mạng như Trần Kim Xuyến – tấm gương sáng cho các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam.
Nhà báo Trần Kim Xuyến là một nhà báo cách mạng, ông sinh năm 1921, tại Sơn Mỹ, Hương Sơn, Hà Tĩnh, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Tuy sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng ông rất hiếu học, luôn cố gắng trong học tập, đã tốt nghiệp Trường Quốc học Vinh (Nghệ An).
Nhà báo-liệt sĩ Trần Kim Xuyến, 1921- 1947(nguồn: tài liệu)
Năm 1943, Trần Kim Xuyến về Hà Nội hoạt động cách mạng. 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò và 1945, ông đã vượt ngục thành công cùng với các đồng chí của mình. Sau Cách mạng tháng Tám, Trần Kim Xuyến được tín nhiệm giữ chức vụ Ðổng lý Văn phòng (Chánh Văn phòng) Bộ Tuyên truyền, Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, trực tiếp phụ trách Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) nay là TTXVN.
Bác Hồ chỉ thị ông và Trần Lâm, Chu Văn Tích tham gia thành lập Đài phát thanh quốc gia, nay là Đài Tiếng nói Việt Nam. Với TTXVN, ông là một trong những người có công trực tiếp xây dựng VNTTX ngay từ những ngày đầu bằng việc phát đi toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp vào ngày 15/9/1945. Để nhân dân, chiến sỹ cả nước có thêm động lực kháng chiến, thống nhất đất nước giành chủ quyền về tay nhân dân Việt Nam.
Kháng chiến toàn quốc nổ ra, Trần Kim Xuyến tham gia tổ chức di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu quan trọng của Nha Thông tin Việt Nam ra hậu phương, tiếp tục phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ. Ngày 3/3/1947, phát hiện đài phát sóng của ta ở chùa Trầm, thực dân Pháp huy động lực lượng tấn công ào ạt, Trần Kim Xuyến đã ở lại để vận chuyển tài liệu và bị trúng đạn của quân Pháp, hy sinh tại Đầm Sen, xã Ngọc Sơn (nay là thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ông hy sinh anh dũng khi chỉ mới 26 tuổi, trong lúc đất nước chưa được thống nhất, báo chí cách mạng Việt Nam mất đi một cán bộ năng nổ, nhiều năng lực và sáng kiến.
Ngày 23/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho nhà báo - liệt sĩ Trần Kim Xuyến, nhấn mạnh công trạng: “Là một cán bộ tuyên truyền có tài. Trước ngày khởi nghĩa đã tích cực hoạt động giữa Thủ đô Hà Nội, mặc dầu chịu sự khủng bố và kiểm soát chặt chẽ của Pháp và Nhật. Sau đó, đã có công lớn xây dựng Nha Thông tin và Đài Tiếng nói Việt Nam”. Nhà báo Trần Kim Xuyến là một tấm gương sáng, niềm tự hào của giới báo chí cách mạng Việt Nam.
Quê hương Hà Tĩnh vẫn luôn nhớ về ông, người con hy sinh thân mình cho Tổ quốc thân yêu. Cứ đến ngày 21/6 hàng năm chính quyền địa phương cũng như các cơ quan báo chí đều đến thắp hương tưởng nhớ công ơn của ông, một người anh hùng đấu tranh cho lý tưởng của đảng cũng như nhân dân, bằng ngòi bút sắc bén của mình.
Quốc Khánh – Quốc Anh
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.