Nhà ga T2 sân bay Vinh được đề xuất xây mới nâng công suất 8 triệu khách/năm

MTXD - Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh – Nghệ An giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

MTXD - Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh – Nghệ An giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện cảng hàng không quốc tế Vinh đang triển khai dự án xây dựng nhà ga hành khách T2, công suất thiết kế 5 triệu hành khách/năm, bao gồm 1 triệu hành khách quốc tế và 4 triệu khách nội địa. Tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 16.500m2, tổng mức đầu tư khoảng 1.681 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo đề xuất mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Vinh – Nghệ An có cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I; công suất 8 triệu hành khách/năm và 25.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay là 25 vị trí; loại tàu bay khai thác là B747, B787, A350 và tương đương.

Cảng hàng không quốc tế Vinh – Nghệ An

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Vinh giữ nguyên cấp sân bay nhưng công suất tăng lên 14 triệu hành khách/năm và 35.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay tăng lên 40 vị trí; loại tàu bay khai thác: B747, B787, A350 và tương đương.

Một điểm mới rất đáng chú ý là việc Cục Hàng không Việt Nam đề xuất trong giai đoạn đến năm 2030 sẽ giữ nguyên đường cất hạ cánh hiện hữu kích thước 2400m x 45m, cải tạo, sửa chữa khi có nhu cầu và xây dựng đường cất hạ cánh số 2 có kích thước 3000x45m, hướng 02-20, phía Đông đường cất hạ cánh hiện hữu, lề vật liệu mỗi bên rộng 7,5m.

Cũng trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Vinh có thể tiến hành cải tạo, mở rộng nhà ga hành khách T1 đạt công suất 4 - 5 triệu hành khách/năm nhằm đảm bảo yêu cầu khai thác trong giai đoạn trước mắt (giai đoạn đến năm 2025) hoặc xây dựng mới ngay Nhà ga hành khách T2 tại khu vực giữa 2 đường cất hạ cánh đạt công suất 8 triệu hành khách/năm (giai đoạn đến năm 2030), có thể phân kỳ đầu tư nhằm đảm bảo yêu cầu khai thác. Sau khi đưa nhà ga T2 vào khai thác quốc nội, tiến hành chuyển đổi công năng nhà ga T1 hiện hữu thành khai thác quốc tế.

Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giữ nguyên vị trí nhà ga hàng hóa hiện hữu (công suất 11.000 tấn hàng hóa/năm) đã được xây dựng (sau đó chuyển đổi thành nhà xe ngoại trường khi đã xây dựng nhà ga hàng hóa mới); quy hoạch xây dựng bổ sung nhà ga hàng hóa tại khu vực phía Tây Cảng hàng không, phía Bắc nhà ga T1 để phục vụ cho các chuyến bay chuyên chở hàng hóa (đảm bảo công suất 25.000 tấn hàng hóa/năm) trên khu đất bố trí có diện tích dự trữ khoảng 41.000m2 khi có nhu cầu.

Theo hồ sơ Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc đã được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 13833/TTr-BGTVT ngày 24/12/2021, Cảng hàng không quốc tế Vinh được xác định mở rộng để đạt công suất 8 triệu hành khách/năm trong giai đoạn đến năm 2030; tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục mở rộng để đạt 14 triệu hành khách/năm.

Thời gian qua, Cảng hàng không quốc tế Vinh đã có sự tăng trưởng rất nhanh, nhiều hạng mục công trình chính bị quá tải, lượng khai thác thực tế đã vượt xa so với dự báo trước đây. Chính vì vậy, việc điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh là việc làm rất cần thiết và cần phải được nghiên cứu ngay từ bây giờ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và tăng trưởng chung của ngành hàng không.

Theo tìm hiểu, Cảng hàng không Vinh do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1937 với đường cất – hạ cánh dài 1400 x 30m bằng đất và một vài công trình phụ trợ khác: sân đỗ máy bay, kho xăng dầu…Trước năm 1994, cảng hàng không Vinh hầu như không được đầu tư sửa chữa. Năm 1994, trước nhu cầu khai thác đường bay Hà Nội – Vinh – Đà Nẵng và ngược lại, nhà nước đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để sửa chữa đường cất – hạ cánh, xây dựng nhà ga, đường lăn, sân đỗ. Năm 1995, hoàn tất công tác đầu tư sửa chữa và đưa vào khai thác thường lệ đường bay Hà Nội – Vinh – Đà Nẵng với tần suất 6 chuyến/tuần. Từ năm 1997, sân bay Vinh khai thác tuyến Vinh Đà Nẵng với tần suất 3 chuyến/tuần. Từ năm 2001 – 2003, sân bay đã liên tục được đầu tư xây dựng các công trình như: đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách dân dụng, các công trình quản lý bay, tháp chỉ huy…đặc biệt là cải tạo và kéo dài đường cất – hạ cánh đạt cấp 4C, tiếp nhận được các loại máy bay A320, A321 có giảm tải hoặc các loại máy bay tương đương.

Huy Hùng

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.