Nhận hối lộ của trùm buôn lậu, hai cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển lĩnh tổng cộng 27 năm tù
MTXD - Ông Lê Văn Minh (cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3) và ông Lê Xuân Thanh (cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4) vừa bị Tòa án quân sự Quân khu 7 phạt lần lượt các mức án 15 và 12 năm tù.
Sau 5 ngày xét xử và nghị án, chiều 15/7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên phạt ông Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4) 15 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; cùng tội danh, người đồng cấp với ông Minh là ông Lê Xuân Thanh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3) bị tuyên 12 năm tù.
Riêng ông Nguyễn Thế Anh (cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang, cựu Phó chánh Văn phòng, thuộc Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) bị tuyên án chung thân tội “Nhận hối lộ” và 2 năm tù “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép”. Tổng hợp hình phạt của cả hai tội buộc Nguyễn Thế Anh chịu án chung thân.
Cựu đại tá Phùng Danh Thoại (cựu Trưởng phòng Xăng dầu của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển) bị tuyên 7 năm tù về tội “Buôn lậu”.
10 bị cáo còn lại là các cựu sĩ quan Cảnh sát biển, Biên phòng, Cảnh sát giao thông và cá nhân thuộc các đơn vị dân sự bị tuyên mức án từ 6 tháng 21 ngày tù đến 16 năm về tội “ Nhận hối lộ”, “Không tố giác tội phạm”.
Ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn bị cấm đảm nhiệm các chức vụ sau 5 năm chấp hành xong án phạt; buộc khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận hối lộ.
Ông Lê Văn Minh (tóc bạc) cùng nhóm bị cáo tại tòa.
Tại tòa, cựu Thiếu tướng Lê Văn Minh thành khẩn khai báo, thừa nhận đã nhận tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng từ ông Phan Thanh Hữu thông qua vợ con. Hiện số tiền đã được gia đình ông minh nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra nhằm khắc phục hậu quả.
Nói lời sau cùng, ông Minh bày tỏ mong muốn được HĐXX xem xét các tình tiết nhân thân tốt, quá trình công tác có nhiều thành tích để giảm án nhẹ hơn nữa so với đề nghị của Viện kiểm sát, để ông sớm được trở về chăm sóc mẹ già.
Tương tự, cựu Thiếu tướng Lê Xuân Thanh cũng bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi khi cùng vợ nhận số tiền hơn 1 tỷ đồng từ Phan Thanh Hữu. Ông mong được tòa xem xét giảm án và hứa sẽ cùng gia đình sớm khắc phục hậu quả số tiền đã nhận.
Trái ngược với hai vị tướng, cựu Đại tá Nguyễn Thế Anh từ đầu phiên tòa đã phản bác cáo trạng buộc tội ông “Nhận hối lộ” và “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” của Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Bị cáo Nguyễn Thế Anh.
Bị cáo Nguyễn Thế Anh khẳng định chưa bao giờ gặp mặt và nhận tiền từ ông Phan Thanh Hữu thông qua người em họ Nguyễn Văn An (cũng là bị cáo trong vụ án). Trong khi đó, ông Phan Thanh Hữu ít nhất hai lần khẳng định tại phiên tòa có gặp mặt Thế Anh để nhờ “giúp đỡ” trong việc buôn xăng lậu; còn bị cáo Nguyễn Văn An cho biết, nhiều lần đến nhận tiền từ Phan Thanh Hữu đem về nhà cất, khi Thế Anh đi công tác ở Hà Nội về sẽ mang đến bàn giao.
Căn cứ vào tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cơ quan tố tụng đủ cơ sở xác định từ tháng 10/2019 – 1/2021, Nguyễn Thế Anh nhận hối lộ 560.000 USD và 6,2 tỷ đồng từ Phan Thanh Hữu thông qua Nguyễn Văn An. Khi ông Hữu bị bắt, Nguyễn Thế Anh tìm cách đưa Nguyễn Văn An sang Lào nhằm trốn tránh việc nhận hối lộ của mình. Do đó, Viện kiểm sát truy đã truy tố Nguyễn Thế Anh hai tội “Nhận hối lộ” và “Tổ chức người đi nước ngoài trái phép” là đúng.
Tại tòa, các bị cáo Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn An trong quá trình xét hỏi đã phủ nhận cáo buộc của Viện kiểm sát, kêu oan, khai bị bị bức cung nhục hình nhưng không thể đưa ra chứng cứ. Do đó, HĐXX kết luận không có cơ sở xem xét lại lời khai trên.
Đối với các bị cáo còn lại, HĐXX cho biết quá trình điều tra cũng như diễn biến xét hỏi tại tòa cho thấy họ đã thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả nên đủ cơ sở áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất.
Viện kiểm sát quân sự Trung ương cáo buộc, từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021, ông Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỷ đồng.
Cơ quan truy tố cho rằng, ông Phùng Danh Thoại (cựu đại tá, Trưởng Phòng xăng dầu, Cục Hậu cần Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) góp số vốn 5 tỷ đồng để cùng nhóm của Hữu buôn lậu xăng từ nước ngoài đưa vào Việt Nam tiêu thụ. Tính đến thời điểm bị phát hiện, ông Thoại cùng với nhóm của Hữu buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng RON 95-III, với tổng trị giá gần 2.800 tỷ đồng, trong đó đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít. Hữu được hưởng lợi 105 tỷ đồng, ông Thoại hơn 22 tỷ đồng…
Ngoài ra, để thực hiện việc buôn lậu xăng với số lượng lớn, trong thời gian dài mà không bị kiểm tra bắt giữ, Hữu và đồng bọn thống nhất chi hối lộ cho nhiều cá nhân thuộc lực lượng Cảnh sát biển (trong đó có hai cựu Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3, 4); Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát giao thông…các tỉnh phía nam.
HOÀNG AN
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.