Nhiều giải pháp được đề xuất trong Hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”

​MTXD - Chuyên gia cho rằng cần thời gian để chuẩn bị đầy đủ cho thị trường trái phiếu. Bên cạnh vấn đề pháp lý, sự lành mạnh của thị trường phải song song với sự phát triển của quỹ mở.

MTXD - Chuyên gia cho rằng cần thời gian để chuẩn bị đầy đủ cho thị trường trái phiếu. Bên cạnh vấn đề pháp lý, sự lành mạnh của thị trường phải song song với sự phát triển của quỹ mở.

Ngày 30/11, tại Trung tâm hội nghị 272, đường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp”. Đây là diễn đàn để chuyên gia, luật sư, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hiệp hội cùng thảo luận, đóng góp ý kiến, hiến kế các giải pháp ổn định thị trường, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp và nhà đầu tư TPDN.

Hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và giải pháp” ngày 30/11.

Lâu nay, trái phiếu là kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, đồng thời cũng là lựa chọn quen thuộc của nhiều nhà đầu tư nhờ lãi suất hấp dẫn. Đặc biệt, trong bối cảnh ngân hàng “siết” chặt tín dụng bất động sản. Tuy vậy, thời gian gần đây nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến hoạt động phát hành, sử dụng nguồn vốn trái phiếu ở một số doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường. Mặc dù các sai phạm, bị xử lý chỉ xuất hiện ở một số trường hợp nhất định, song tính “nhạy cảm” của thông tin đã vô tình tạo tâm lý bất an, khiến các nhà đầu tư có xu hướng dè chừng đối với trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Trong 10 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành 234.000 tỉ đồng trái phiếu. Trong đó, chỉ có 9.600 tỉ đồng là được phát hành qua kênh đại chúng, còn lại chủ yếu là phát hành riêng lẻ. quy mô thị trường TPDN năm 2020 tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng. Điều này cho thấy kênh huy động vốn qua trái phiếu, một trong các cấu phần của thị trường vốn cùng với kênh tín dụng và kênh cổ phiếu, đã đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông nguồn vốn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Hơn lúc nào hết, đây là lúc mà niềm tin nhà đầu tư cần được “vá lành” để sớm đưa thị trường TPDN trở lại guồng quay vốn có của nó.

 Đây là diễn đàn để chuyên gia, luật sư, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hiệp hội cùng thảo luận, đóng góp ý kiến.

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế chia sẻ, thực tế nhà đầu tư Việt Nam mua TP không phải vì lãi suất cao, họ muốn tìm một kênh đầu tư ổn định, lãi suất cao hơn tiền gửi NH. Trong khi đó, TPDN giai đoạn 2020-2022 chủ yếu là TP bất động sản, trong đó, công ty chưa niêm yết chiếm trên 80%. Và cũng trong giai đoạn này, TPDN đa số vừa do các NHTM phát hành và cũng mua lại với lượng lớn TPDN từ các công ty bất động sản, chiếm tới hơn 40% lượng TP phát hành và giao dịch trên thị trường TPDN. Qua đó, TS. Đinh Thế Hiển nhận định, TPDN hiện nay chưa thực sự là nguồn vốn cung cấp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là các công ty sản xuất kinh doanh. Hiện tại, cơ quan chức năng cần hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và hỗ trợ cho các công ty sản xuất kinh doanh cũng như các các giải pháp minh bạch và lành mạnh hoá thị trường TPDN tại Việt Nam.

Nhìn vào các khó khăn hiện tại, ông Mã Thanh Danh, Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế (CIB) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để giải tỏa áp lực TP đáo hạn. Một là, DN nên liệt kê xem tài sản còn lại những gì. Đối với DN đang kinh doanh tốt nhưng trái chủ yêu cầu mua lại thì có thể dùng nguồn tiền mặt để mua lại, giúp giải tỏa bớt áp lực. Nếu không đủ tiền, DN có thể đi thêm vay hoặc thế chấp một phần TP với lãi suất cao hơn để vay tiền mua lại phần còn lại. Cùng với đó, với tình hình kinh doanh ổn định, DN có thể thương lượng trực tiếp với trái chủ để họ chờ đến hạn. Trường hợp trái chủ nhất quyết yêu cầu mua lại, DN có thể thương lượng để trái chủ chuyển đổi TP thành cổ phiếu. Hai là, với những DN có tài chính không đủ mạnh hoặc kinh doanh kém khả quan, yêu cầu mua lại TP thực sự là áp lực không nhỏ. Vì vậy, DN cần chuẩn bị một kế hoạch tái cấu trúc rõ rằng để thương lượng với trái chủ. Nếu không được, DN buộc phải bán các tài sản mình đang có để thanh toán với các trái chủ, đó có thể là đất đai, thương hiệu, hệ thống phân phối... Ba là, DN cần tính đến phương án tham gia thị trường mua bán nợ. Tuy nhiên, các công cụ mua bán nợ tại thị trường Việt Nam hiện vẫn chưa phổ biến. Đồng thời, nếu có một thị trường TP thứ cấp hoạt động bài bản, thì các trái chủ khi cần bán lại sẽ giao dịch trực tiếp trên thị trường này, giảm bớt áp lực cho DN.

Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế (CIB) - ông Mã Thanh Danh đã đưa ra đề xuất 3 nhóm giải pháp để giải tỏa áp lực trái phiếu đáo hạn

Bên cạnh đó, để nhà đầu tư không “dè chừng” với trái phiếu doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần có các giải pháp minh bạch, lành mạnh hóa thị trường này. Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó chủ tịch HUBA khuyến nghị rằng thị trường trái phiếu nói chung vẫn còn nhiều doanh nghiệp lành mạnh. Những trái phiếu có tài sản đảm bảo thì tính an toàn vẫn cao. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng tính cực điều phối như vụ việc SCB để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư. Cuối cùng, nếu nhà đầu tư cảm thấy có dấu hiệu lừa đảo thì có thể tố cáo đến cơ quan công an để được thụ lý hồ sơ.

PV

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.