Nhiều nước châu Á hứng chịu nắng nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu

MTXD - Tại châu Á, nhiều quốc gia đang trải qua nhiệt độ cao kỷ lục khi đợt nắng nóng gay gắt trong tháng 4 tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực rộng lớn và chưa có dấu hiệu giảm.

MTXD - Tại châu Á, nhiều quốc gia đang trải qua nhiệt độ cao kỷ lục khi đợt nắng nóng gay gắt trong tháng 4 tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực rộng lớn và chưa có dấu hiệu giảm.

Theo kênh CNN ngày 19-4, ở Đông Nam Á, một số quốc gia đã công bố nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận trong tuần này. Đợt nắng nóng tháng 4 được mô tả là nghiêm trọng nhất trong lịch sử châu Á đang xảy ra ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Lào.

Theo nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera, Lào là quốc gia mới nhất lập kỷ lục về nhiệt độ khi thành phố Luang Prabang ghi nhận nhiệt độ 42,7°C ngày 18-4.

Dữ liệu từ Cục Khí tượng Thái Lan cho thấy, nhiệt độ lên tới 45°C vào cuối tuần qua và đây là lần đầu tiên trong lịch sử Thái Lan có mức nhiệt độ cao này. Thành phố Tak ở phía Tây Bắc ghi nhận nhiệt độ 45,4°C vào ngày 15-4, nhưng phần lớn Thái Lan đã chịu cái nóng ở mức trên dưới 40°C kể từ cuối tháng 3.

Nhiều quốc gia châu Á đang trải qua đợt nhiệt độ cao kỉ lục

Đầu tháng này, chính quyền Thái Lan đã đưa ra cảnh báo sức khỏe cho một số tỉnh khi dự báo chỉ số nhiệt lên tới 50,2°C tại quận Bang Na của thủ đô Bangkok. Chỉ số nhiệt là cảm nhận nhiệt và tính tới cả nhiệt độ lẫn độ ẩm không khí để đo tác động của nhiệt độ. Ngày 18-4, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha bày tỏ lo ngại về nhiệt độ cao nguy hiểm ở nhiều vùng Thái Lan và cho biết, tại khu vực Bang Na của Bangkok, nhiệt độ có thể lên tới 52,3°C.

Trong khi đó, Myanmar đã lập kỷ lục nhiệt độ tháng 4 vào ngày 17-4 khi Kalewa ở khu vực miền Trung Sagaing đạt nhiệt độ 44°C.

Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng nóng nhất trong năm ở Nam và Đông Nam Á khi nhiệt độ tăng trước khi mưa gió mùa bắt đầu và làm giảm nhiệt độ.

Nhưng tình trạng nóng bức ở Thái Lan còn xảy ra đúng vào mùa sương mù dày đặc khiến mức độ ô nhiễm tăng đột biến. Điểm nóng du lịch Chiang Mai ở phía Bắc Thái Lan bị xếp là thành phố ô nhiễm nhất thế giới trong 7 ngày liên tiếp do khói từ cháy rừng và đốt nương rẫy trên diện rộng làm suy giảm chất lượng không khí. Ít nhất một bệnh viện trong thành phố này cho biết, họ đã hết chỗ khi bệnh nhân tìm tới để điều trị các vấn đề về hô hấp.

Tại Trung Quốc, nhiệt độ nóng như thiêu đốt cũng lan rộng khắp cả nước. Ngày 18/4, nhiệt độ lên tới 42,4 độ C ở Nguyên Dương, phía Đông Nam Trung Quốc, chỉ thấp hơn 0,3 độ C so với kỷ lục toàn quốc về nhiệt độ trong tháng 4. Nhà khí hậu học Jim Yang cho biết ngày 18/4, hơn 100 trạm thời tiết ở 12 tỉnh tại Trung Quốc đã ghi nhận mức nhiệt độ kỷ lục tháng 4.

Tại Nam Á, tình hình nắng nóng cũng rất nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Pakistan, Ấn Độ, Nepal và Bangladesh đều ghi nhận mức nhiệt lên tới 40 độ C trong nhiều ngày.

Một số quốc gia đã quen với khí hậu ôn hòa như Nhật Bản, Hàn Quốc nay cũng đang phải chịu đợt nắng nóng như các quốc gia nhiệt đới với nhiệt độ từ 35 - 40°C, làm xáo trộn sinh hoạt và cuộc sống của người dân. Ở Nhật Bản, hơn 15.000 người đã phải nhập viện do kiệt sức và sốc nhiệt. Còn tại Hàn Quốc đã có người tử vong do nắng nóng.

Các nhà khoa học cho biết, khi tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu gia tăng và nhiệt độ toàn cầu tiếp tục cao, các đợt nắng nóng ngày càng phổ biến hơn. Theo một nghiên cứu năm 2022, các đợt nắng nóng nguy hiểm sẽ xuất hiện thường xuyên hơn từ 3-10 lần vào đầu thế kỷ.

Nghiên cứu chỉ ra, ở vùng nhiệt đới, bao gồm phần lớn châu Á, người dân có thể tiếp xúc với mức nhiệt nguy hiểm hầu hết các ngày trong năm. Những ngày có nhiệt độ ở mức cực kỳ nguy hiểm - chạm ngưỡng 51 độ C - có thể tăng gấp đôi và các chuyên gia cho rằng những mức nhiệt đó khiến con người gặp nguy hiểm.

Nhiệt độ cực nóng trên khắp Nam và Đông Nam Á dự kiến còn tiếp tục. Trong khi đó, nhiều nơi ở Trung Quốc có thể mát mẻ hơn vì nhiệt độ được dự báo sẽ giảm vào cuối tuần này.

Phan Tú-TH

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.