Nhộn nhịp làng mứt gừng Kim Long vào mùa Tết
MTXD - Cứ vào tháng chạp âm lịch, người dân Kim Long (TP. Huế, Thừa Thiên Huế) lại nhộn nhịp bước vào mùa sản xuất mứt gừng để cung ứng ra thị trường phục vụ Tết Nguyên đán.
Nguyên liệu mứt là gừng tươi được trồng tại địa phương.
Làng Kim Long lâu nay vẫn nổi tiếng với việc chế biến mứt gừng thủ công xứ Hu có tiếng khắp trong và ngoài nước. Theo ông Hồ Ngọc Tuấn (một người làm mứt gừng có kinh nghiệm ở làng nghề này) cho hay: “Nghề làm mứt gừng ở địa phương này đã có từ lâu đời. Trước đây chưa kinh doanh thì đơn giản chỉ nhà nào làm nhiều hơn thì đem đi biếu bà con thân thích như một món quà có ý nghĩa trong ngày Tết cổ truyền. Về sau này, bắt đầu có một số hộ ở gần đó hỏi mua thì chúng tôi mới làm nhiều hơn một chút để đem bán. Đến khi càng ngày số lượng người hỏi mua càng nhiều thì người dân nơi đây mới nghĩ đến chuyện làm mứt gừng như một nghề để kinh doanh như hiện nay”. Nhà ông Tuấn đã có gần 40 năm gắn bó với nghề mứt gừng này.
Người làm mứt làm sạch và nạo mứt.
Rửa gừng lát cho sạch
Cũng theo ông Tuấn thì để làm ra được một miếng mứt gừng ngon, bắt mắt không hề đơn giản. Quá trình này phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như: Cạo, rửa gừng cho sạch, không để cho đất cát dính vào. Đến công đoạn bào gừng thành lát đòi hỏi người thợ có tay nghề, đảm bảo lát gừng to, dài, đẹp mắt. Sau đó gừng được rửa lại lần nữa rồi cho vào luộc bằng nước chanh cho thơm, xả sạch cho ráo nước để giữ màu trắng vàng trước khi trộn gừng với đường cho lên chảo rim. Rim gừng là khâu quan trọng nhất trong các công đoạn chế biến mức gừng. Trong khâu này, yêu cầu quan trọng nhất là người rim gừng phải túc trực thường xuyên bên chảo để đảm bảo chế độ lửa cho phù hợp. Lửa quá nhỏ hay quá lớn cũng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng của mứt gừng. Mỗi chảo rim được đặt lên bếp chừng 45 đến 50 phút đến khi đường thấm đều vào lát gừng và bốc mùi thơm đặc trưng là được.
Ngào đường vào mứt để tạo sản phẩm.
Khi tiến hành rim gừng phải đòi hỏi những người thợ lành nghề, túc trực và đảo chảo gừng thường xuyên cho thật đều. Mỗi chảo như thế chỉ để khoảng nửa kg gường lát trộn với đường theo tỷ lệ 1:1. Nếu ít quá thì gừng dễ bị cháy và nhiều quá thì đường cũng không thấm đều vào gừng và rất khó đảo”, ông Tuấn cho biết. Cuối cùng là công đoạn nhào gừng rồi ép lát gừng cho thẳng trước khi đóng gói để xuất ra thị trường. Công đoạn này giúp cho lát mứt gừng không bị xoắn lại, tạo tính thẩm mỹ. Trước khi cho gừng vào đóng gói, cần phải để cho mẻ mứt ra ngoài chừng 4 đến 5 tiếng cho nguội hẳn, tránh đóng gói lúc còn nóng sẽ làm cho gói mứt đó nhanh chóng bị chảy nước.
Làm khô mứt.
Gia đình ông Tuấn cùng hàng trăm hộ sản xuất mứt gừng trong làng với khoảng 4-5 tấn mứt xuất ra mỗi vụ. Đặc biệt trong mùa tết cổ truyền, nhiều hộ gia đình phải thuê nhiều nhân công chia thành từng nhóm và mỗi nhóm phụ trách các công đoạn khác nhau. Nhân công ở đây đa số là những người có kinh nghiệm, trải qua nhiều năm trong nghề. Họ đa phần cũng là lao động thời vụ từ các xã khác trong vùng đến làm để kiếm thêm tiền lúc nhàn rỗi. Mỗi người được trả công từ 100 ngàn đến 200 ngàn đồng mỗi ngày tùy theo công việc. Vì thời điểm này rất gấp rút để hoàn thành nên mọi công đoạn đều phải tiến hành khẩn trương cho kịp với đơn đặt hàng ở các nơi.
Mứt gừng của làng Kim Long được ưa chuộng ở nhiều nơi.
Trung bình mứt gừng thành phẩm bán ra có giá khoảng từ 40 đến 45 ngàn đồng, nhưng năm nay giá mứt lên đến 52 - 54 ngàn đồng/1kg còn mứt loại 1 có giá 65.000/1kg nên các hộ dân làm mứt gừng ở Kim Long rất phấn khởi, ông Tuấn cho hay.
Được biết, nguyên liệu gừng làm mứt thường được mua ở Tuần - vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc TP Huế. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng thơm, cay và chắc. Là một trong những đặc sản của đất cố đô, mứt gừng Huế có hương vị rất lạ miệng. Khi ăn chúng ta có thể cảm nhận được từ đầu lưỡi vị cay ấm của gừng và đọng lại vị ngọt thanh từ đường. Hương vị mứt gừng vẫn vậy: ngon, cay, ấm áp từ bao đời nay.
Cay nồng, lát gừng nhỏ và sẫm màu là đặc trưng của mứt gừng Huế. Giữa muôn vàn loại mứt được bày bán, ngày Tết cổ truyền, chắc hẳn không thể thiếu mứt gừng, nhưng giữa vô vàn loại mứt gừng của ba miền, mứt gừng Huế vẫn là một thương hiệu đặc biệt, với hương vị không nơi nào sánh được. Mứt gừng Kim Long không chỉ nức tiếng ở cô đô này mà còn được bạn bè nhiều tỉnh trong cả nước biết đến. Nhiều năm qua, nghề này đã giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương và các vùng lân cận.
Mùa tết, các hộ sản xuất mứt gừng ở Kim Long tất bật vào vụ. Chế biến mứt gừng ở làng Kim Long góp phần cho nhiều lao động ở địa phương có việc làm và thu nhập.
Sau nhiều năm tồn tại, mứt gừng Kim Long đã xây dựng được chỗ đứng của mình trên thị trường, được nhiều người biết đến. Mỗi mùa, nơi đây cung ứng ra thị trường các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Bình, Nghệ An và một số tỉnh phía Bắc trên dưới cả trăm tấn mứt gừng thành phẩm. Với mỗi tấn như thế, người làm mứt có thể thu lợi từ 5 đến 7 triệu đồng sau khi đã trừ các chi phí như nguyên liệu, nhân công. Mứt gừng Kim Long nổi tiếng nhất xứ Huế, được xuất đi khắp nơi trong nước và nước ngoài. Đây là nghề truyền thống có từ hàng trăm năm qua, hoàn toàn theo phương thức thủ công, không phẩm màu, không chất bảo quản. Tại thời điểm Tết Nguyên đán đang tới gần, những cơ sở sản xuất mứt gừng luôn nhộn nhịp hối hả cho mùa tết ấm hơn.
TIÊU DAO – NHUẬN MẪN
Chú thích ảnh:
1: Nguyên liệu mứt là gừng tươi được trồng tại địa phương.
2: Người làm mứt làm sạch và nạo mứt.
3: Rửa gừng lát cho sạch.
6, 10: Ngào đường và mứt để tạo sản phẩm.
7: Làm khô mứt.
12,15: Mứt gừng của làng Kim Long được ưa chuộng ở nhiều nơi.
14: Mùa tết, các hộ sản xuất mứt gừng ở Kim Long tất bật vào vụ. Chế biến mứt gừng ở làng Kim Long góp phần cho nhiều lao động ở địa phương có việc làm và thu nhập.
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.