Những điều cần chuẩn bị trước cơn bão để an toàn và khỏe mạnh bạn nên biết

MTXD - Siêu bão Noru đổ bộ vào miền trung Việt Nam. Sống vùng ở nhiệt đới, hàng năm chúng ta thường phải đối phó với những đợt mưa bão, vậy bạn và gia đình cần chuẩn bị những gì trước mỗi cơn bão để luôn an toàn và khỏe mạnh?

MTXD - Siêu bão Noru đổ bộ vào miền trung Việt Nam. Sống vùng ở nhiệt đới, hàng năm chúng ta thường phải đối phó với những đợt mưa bão, vậy bạn và gia đình cần chuẩn bị những gì trước mỗi cơn bão để luôn an toàn và khỏe mạnh?

Trước mùa mưa bão hay mỗi cơn bão đổ bộ, chẳng hạn như bão Noru, nếu gia đình bạn sống trong vùng bị ảnh hưởng, bạn nên chuẩn bị ứng phó từ trước với những mẹo rất thiết thực sau, theo lời khuyên của CDC Hoa Kỳ.

Những điều nên làm vài ngày trước khi bão đổ bộ

- Viết ra các số điện thoại khẩn cấp và dán vào tủ lạnh hay gần điện thoại bàn nhà bạn, hoặc góc nào dễ nhìn thấy nhất.

- Chuẩn bị sẵn một bộ dụng cụ khẩn cấp (dụng cụ sơ cứu, thuốc thiết yếu,...)

- Nếu bạn đang ở cơ quan hay ngoài đường khi có bão, nên tìm nơi trú ẩn gần nhất để lánh bão. Hoặc tìm các tuyến đường khác nhau để có thể về nhà dễ dàng hơn. Hãy dùng bản đồ chỉ đường hoặc hướng dẫn của địa phương.

- Trước khi bão đổ bộ, hãy đi mua sắm, đi chợ đủ dùng cả tuần trong thời gian phải ở nhà tránh bão. Hãy mua đủ thực phẩm và những vật dụng cần thiết cho gia đình bạn trước khi bão đổ bộ.

Hãy mua sắm thực phẩm, nước uống, các vật dụng cần thiết cho gia đình trước khi bão đổ bộ

- Luôn sẵn sàng chuẩn bị trước tâm lý nếu gia đình bạn sống ở nơi hay bị lũ, lở đất hoặc ngập lụt có khả năng phải đi sơ tán.

- Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi: đối với người cao tuổi thường sức khỏe giảm sút và hay mắc các bệnh lý nền, cần quan tâm đặc biệt. Hãy mua và chuẩn bị đủ các thuốc thiết yếu cần thiết cho người già trước khi bão tới. Điều này cũng nên áp dụng cả với trẻ em và những thành viên khác trong gia đình. Chẳng hạn nếu trong nhà có người bị bệnh hen cần thuốc, hãy đảm bảo rằng thuốc đủ, không bị hết khi bão tới.

CDC Hoa Kỳ khuyên bạn nên in các tài liệu quan trọng (như số điện thoại quan trọng, thông tin bảo hiểm, ...) trước khi có bão. Bởi khi bão xảy ra thường hay mất điện và mất mạng internet. Bạn khó có thể truy cập thông tin trực tuyến trong tình trạng thời tiết xấu.

Những thứ cần dự trữ, mua sắm và chuẩn bị từ trước

- Thực phẩm và nước uống. Cần đảm bảo tích trữ đủ nước sạch để dùng, đặc biệt là nước uống trước khi bão tới để dùng trong thời gian xảy ra bão. Hãy mua đủ đồ ăn, thức uống trước khi bão tới.

- Thuốc thiết yếu. Ngoài thuốc chữa bệnh, có thể mua sẵn thuốc chống dị ứng, thuốc chữa nước ăn chân, vitamin nếu cần tăng cường sức đề kháng,...

Những vật dụng thiết yếu như dụng cụ sơ cứu, thuốc men, điện thoại di động, đèn pin, nước uống, đồ ăn nên sẵn có khi cần phải sơ tán

- Đèn pin, pin dự phòng. Khi bão có thể xảy ra trường hợp mất điện. Hãy mua sẵn và chuẩn bị đèn pin đủ để cả gia đình dùng. Pin dự phòng cũng nên được sạc đầy trước khi bão tới.

- Vật dụng cá nhân nên được chuẩn bị sẵn.

- Giấy tờ quan trọng như sổ khám chữa bệnh, giấy tờ tùy thân, đơn thuốc nên cất giữ cẩn thận, tránh bị ướt, để nơi dễ tìm trong trường hợp phải nhập viện.

- Bình chữa cháy. Khi cơn bão xảy ra, có thể xảy ra chập điện, cháy nổ. Vì vậy nên chuẩn bị sẵn bình cứu hỏa trong nhà trong trường hợp khẩn cấp.

Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện đi lại của gia đình bạn (ô tô, xe máy,...)

Trước khi bão đổ bộ, thì bạn đã phải lo sữa chữa, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện đi lại từ trước.

- Đổ đầy bình xăng xe máy/ô tô trước khi bão tới. Bởi nếu xe hết xăng, sẽ rất bất tiện. Khi bão tới, một số cửa hàng xăng có thể không hoạt động.

- Đảm bảo cho ô tô vào trong gara hoặc ít nhất nơi có mái che an toàn.

- Để sẵn một bộ đồ dụng cụ khẩn cấp trong xe ô tô của bạn, chẳng hạn như dụng cụ sơ cứu, thuốc thiết yếu, nước uống,...

Đảm bảo an toàn cho nơi ở

- Dọn dẹp sân vườn, ban công,... để đảm bảo không có gì khiến gió có thể thổi tung trong bão gây hại cho ngôi nhà bạn. Di chuyển xe đạp, đồ đạc trên bãi cỏ hay sân vườn, thùng chứa khí propane hay vật liệu xây dựng vào bên trong nhà hay nhà kho.

- Che chắn cửa sổ và cửa ra vào cẩn thận. Sử dụng cửa chớp chống bão hoặc những miếng ván ép đóng đinh vào khung cửa sổ bên ngoài để bảo vệ cửa sổ nhà bạn. Điều này có thể giúp gia đình bạn an toàn khỏi thủy tinh vỡ trong trường hợp gió va đập làm vỡ kính cửa sổ.

- Khi cần thiết, cần dập cầu dao tắt nguồn điện. Trong trường hợp lũ lụt ngập nhà, đường dây bị sập hoặc bạn buộc phải sơ tán khỏi nhà, hãy dập cầu dao điện để tránh điện giật hoặc cháy nổ.

- Chuẩn bị sẵn nước sạch sinh hoạt. Khi mưa bão xảy ra, có thể ảnh hưởng đến nguồn điện, nước sạch. Vì vậy hãy chứa nước sạch phục vụ sinh hoạt trước khi bão tới. Đặc biệt nên đảm bảo đủ nước uống.

- Kiểm tra pin máy dò carbon monoxide (CO) để ngăn ngừa ngộ độc khí CO.

Sơ tán hoặc ở nhà, cần chuẩn bị gì?

Khi cơn bão tới, bạn nhận được lệnh sơ tán. Bạn không nên bỏ qua lệnh sơ tán bởi ngay cả những ngôi nhà kiên cố nhất đôi khi cũng không thể chống chọi được với siêu bão. Ở nhà để bảo vệ tài sản là không đáng để mạo hiểm tính mạng và an toàn của bạn.

Tuy nhiên, khi bão đang xảy ra, nếu điều kiện lái xe hay sơ tán quá nguy hiểm, trong trường hợp này, có thể ở nhà an toàn hơn.

Trong trường hợp sơ tán:

- Nếu cần sơ tán, bạn nên mang theo những đồ dùng cần thiết như: bộ dụng cụ khẩn cấp (như dụng cụ sơ cứu, thuốc men) nước uống, giấy tờ tùy thân, thuốc, tiền mặt, điện thoại di động, sạc điện thoại, pin dự phòng, đèn pin.

- Rút phích cắm các thiết bị. Nếu có thời gian, hãy khóa gas, điện và nước.

- Hãy chọn đường thông thoáng và an toàn để đi. Tránh các tuyến đường bị cây đổ gây tắc nghẽn hoặc tuyến đường bị ngập lụt. Không bao giờ lái xe qua các khu vực ngập nước hoặc đang bị lũ bởi xe cộ và các phương tiện có thể bị lũ cuốn trôi hoặc chết máy khi nước ngập 15cm trở lên.

Trong trường hợp không thể sơ tán, phải ở nhà tránh bão:

- Giữ bộ dụng cụ khẩn cấp của bạn ở nơi dễ lấy. Giữ nước uống ở bên. Chuẩn bị sẵn đồ ăn để không bị đói.

- Nghe đài hoặc TV để biết thông tin cập nhật về cơn bão.

- Ở yên bên trong nhà, đừng ra khỏi nhà cho tới khi được thông báo chính thức bão đã tan hoàn toàn. Bởi đôi khi bão có dịu bớt nhưng nếu bão chưa tan, bạn ra khỏi nhà và bão trở nên tồi tệ hơn thì rất nguy hiểm.

- Hãy sẵn sàng tới nơi an toàn hơn. Khi cơ quan chức năng yêu cầu bạn rời khỏi nhà khẩn cấp hoặc nếu nhà bạn gặp nguy hiểm hoặc hư hại nghiêm trọng, bạn có thể phải tới nơi trú ẩn an toàn hơn hoặc sang nhà hàng xóm ở tạm.

An toàn sau bão

Ngoài việc chuẩn bị ứng phó bão, bạn cũng cần đảm bảo an toàn sau bão như:

- Tránh các khu vực bị ngập lụt: thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước, trong và sau lũ lụt

- Đảm bảo đã tiêm phòng uốn ván.

- Uống nước sạch, an toàn như nước đóng chai, nước sạch đã đun sôi.

- Không uống nước lũ, không dùng nước lũ để đánh răng, rửa bát. sơ chế thực phẩm bởi có thể gây nhiễm khuẩn.

- Sau khi lũ rút, hãy vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa để đảm bảo vệ sinh an toàn, phòng tránh bệnh truyền nhiễm.

- Ngăn ngừa ngộ độc khí CO sau cơn bão.

Theo Nguyễn Vân (theo cdc.gov) - suckhoedoisong.vn

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.