Những nghệ nhân trên phố

​MTXD - Giữa lòng phố núi Pleiku trong chiều đông se lạnh, những thanh âm trầm hùng, mênh mang hơi thở của đại ngàn vang vọng khắp phố phường nơi mà hàng trăm nghệ nhân biểu diễn.

MTXD - Giữa lòng phố núi Pleiku trong chiều đông se lạnh, những thanh âm trầm hùng, mênh mang hơi thở của đại ngàn vang vọng khắp phố phường nơi mà hàng trăm nghệ nhân biểu diễn.

Chiều 22/12, bắt đầu trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022, hơn 500 nghệ nhân đến từ các xã, phường của TP. Pleiku đã tham gia biểu diễn cồng chiêng đường phố, thu hút sự quan tâm, thích thú theo dõi của đông đảo người dân và du khách. Giữa lòng phố núi Pleiku chiều Đông se lạnh, những thanh âm trầm hùng, mênh mang hơi thở của đại ngàn vang vọng khắp phố phường. Không khí rộn ràng, náo nức tràn ngập khắp các tuyến đường mà các hàng trăm nghệ nhân đi qua.

Biểu diễn cồng chiêng đường phố tại thành phố Pleiku.

 Biểu diễn cồng chiêng đường phố tại thành phố Pleiku với hơn 500 nghệ nhân tham gia.

Những năm gần đây, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng được TP. Pleiku đặc biệt quan tâm, thể hiện bằng nhiều hình thức, trong đó có biểu diễn đường phố. Bằng cách này, cồng chiêng không còn gói gọn trong những ngôi làng mà đến gần hơn với công chúng. Trên những con đường TP. Pleiku, các đội cồng chiêng nối đuôi nhau biểu diễn qua các tuyến đường. Tiếng cồng chiêng âm vang, trầm bổng lan ra khắp không gian, điệu xoang nhịp nhàng, uyển chuyển nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cả ngàn người dân, du khách tình cờ ngang qua. 

Với hơn 500 nghệ nhân tham dự, lễ hội đường phố với vũ điệu cồng chiêng như một hành trình đưa du khách qua miền mơ tưởng sống động của nghệ thuật dân gian truyền thống, được khởi nguồn từ những sắc màu văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên. Những điệu múa xoang Tây Nguyên kết hợp với biểu diễn cồng chiêng được các nghệ nhân biểu diễn di động trên các tuyến phố chính thuộc khu vực nội thành. Lễ hội đường phố với sự đa dạng màu sắc văn hóa, cộng hưởng giữa tài năng trình diễn của các nghệ sĩ, nghệ nhân cùng với sự cổ vũ đầy hào hứng, nhiệt tình của người dân và du khách đã góp phần tạo nên bầu không khí sôi động, mới lạ tại Phố Núi Pleiku.

Những cô gái Jrai uyển chuyển trong từng điệu xoang làm say đắm lòng người.

Công phu, hoành tráng, tụ hội những nét văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc nhất của dân tộc bản địa… là những gì Tuần lễ văn hóa-du lịch mang đến cho công chúng.

Điểm độc đáo ở trong các lễ hội ở các buôn làng Tây Nguyên thường có những bộ trang phục được làm bằng rễ cây, những chiếc mặt nạ bằng gỗ, bằng những vật dụng thông thường. Bởi người dân Tây Nguyên tin rằng các thế lực siêu nhiên có thể chi phối cuộc sống thường nhật của buôn làng nên họ rất kính trọng, cầu cạnh thần linh và cả ma quỷ. Tuy nhiên trong những tình huống bất khả kháng, họ sử dụng mặt nạ như “vũ khí” lợi hại để “chiến đấu” với ác ma. 

Ngoài cởi mở trong không gian biểu diễn, đây là cũng dịp để người dân biết nhiều hơn không chỉ về cồng chiêng mà cả trang phục, những nét văn hóa riêng có của cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đây, tình yêu đối với cồng chiêng cũng được lan tỏa sâu rộng, khẳng định sức sống bền bỉ vượt thời gian của kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là hoạt động nhằm góp phần tôn vinh nét văn hóa đặc sắc, động viên khích lệ đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới, nhằm tôn vinh, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 Những chàng trai Jrai mạnh mẽ cùng với các nhạc cụ cồng, chiêng.

Pơtual - nhân vật đặt biệt thường làm trò trong các lễ hội của người đồng bào dân tộc thiểu số. 

Ông Nguyễn Xuân Hà, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin TP. Pleiku cho biết, để quảng bá hình ảnh văn hóa, con người thành phố Pleiku, Gia Lai đến với người dân trong và ngoài Tỉnh; UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phối hợp tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2022”. Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2022 cũng đã phục dựng một số nghi lễ văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn Thành phố như Lễ cúng nhà Rông mới, tái hiện Lễ cưới của người Jrai, tái hiện Lễ Bỏ mả… Bên cạnh đó, các hoạt động phụ trợ như Giải Marathon thành phố Pleiku, Trưng bày ảnh Pleiku - Gia Lai... cũng được thực hiện để thu hút người dân và du khách

Tiêu Dao

 

.

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.