Những nỗ lực cải thiện môi trường nước cho người dân tại TP. Huế

​MTXD - Nâng cao chất lượng môi trường nước, xử lý nước thải đang là bài toán luôn đau đầu của nhiều đô thị trên toàn quốc. Tại Huế, nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường nước đã được chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tập trung giải quyết, tình hình ngày càng hoàn thiện tốt hơn.

MTXD - Nâng cao chất lượng môi trường nước, xử lý nước thải đang là bài toán luôn đau đầu của nhiều đô thị trên toàn quốc. Tại Huế, nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường nước đã được chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tập trung giải quyết, tình hình ngày càng hoàn thiện tốt hơn.

Dự án cải thiện môi trường nước Tp. Huế, một góc phối cảnh tuyến đường đi bộ và bãi đỗ xe rộng hơn 1.300m2 tại Đập Đá, TP. Huế

Những năm qua, nhằm cải thiện tình trạng ngập úng và ô nhiễm môi trường của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được vay ưu đãi từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản để đầu tư thực hiện dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế (Dự án) với tổng số vốn 24.008 triệu Yên. Giai đoạn 1 của Dự án được thực hiện từ tháng 8/2015 và đã hoàn thành trong năm 2020 với quy mô bao gồm xây dựng hệ thống thoát nước thải hỗn hợp cùng với 07 trạm bơm và Nhà máy Xử lý nước thải (XLNT) công suất 30.000 m3/ngày để thu gom và xử lý nước mưa, nước thải cho địa bàn 11 phường phía Nam của thành phố Huế.

Đoạn dự án đang thi công tại Đập Đá, TP. Huế

Đến nay hệ thống thoát nước đã góp phần xử lý triệt để ngập úng cục bộ, Nhà máy XLNT đã thu gom và xử lý được khoảng 12 triệu m3 nước thải, chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột B, tiệm cận cột A theo Quy chuẩn Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT; góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho thành phố Huế. Quá trình thực hiện, dự án đã tiết kiệm, kết dư được nguồn vốn rất lớn (khoảng 6 tỷ Yên). Để tăng hiệu quả đầu tư của dự án, tranh thủ nguồn vốn của Trung ương cấp phát trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ, Nhà tài trợ JICA (Nhật Bản) đồng ý gia hạn hiệp định vay vốn và cho phép sử dụng nguồn vốn dư này để mở rộng quy mô đầu tư.

Các đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

Quy mô mở rộng phần vốn dư của dự án bao gồm đầu tư mở rộng hệ thống thoát nước để tăng cường khả năng thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ một số khu vực chưa được đầu tư; bổ sung một số hạng mục cống chung; bổ sung kè bờ các sông/hói nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tăng khả năng tiêu thoát nước, giảm thiểu ngập lụt...

Vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện phần vốn dư, đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm chậm tiến độ dự án. Đến cuối tháng 6/2023, Ban QLDA mới hoàn thành được các công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng xây lắp. Bên cạnh đó, công tác giải ngân cho các nhà thầu cũng gặp khó khăn do thủ tục thực hiện hợp đồng vay lại cần phải qua nhiều bước. Đến nay, sau 2 tháng thi công, các nhà thầu vẫn chưa nhận được các khoản tạm ứng hợp đồng. Khó khăn về tài chính đã tạo áp lực rất lớn cho các nhà thầu trong việc duy trì tiến độ thực hiện các hoạt động xây lắp theo kế hoạch.

Người dân đồng thuận di dời để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh - Giám đốc Ban Quản lý Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức như vậy, nhưng được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo UBND Tỉnh, UBND Thành phố, Ban QLDA đã có nhiều giải pháp chỉ đạo, điều hành, quyết tâm thực hiện Dự án đúng tiến độ. Các nhà thầu phải cam kết hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn của hiệp định vay vốn, cũng như cam kết khối lượng công việc thực hiện hàng tháng, hàng quý làm cơ sở cho việc kiểm tra, quản lý hợp đồng. Các buổi họp kiểm điểm tiến độ giữa Ban QLDA, tư vấn và nhà thầu được tổ chức hàng tuần, kịp thời giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thi công. Do đặc thù dự án phải thi công nhiều hạng mục trong khu vực đô thị, khu dân cư nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi phát sinh một số vấn đề làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Ban QLDA hết sức mong muốn nhận được sự cảm thông, chia sẻ của nhân dân đối với những bất tiện này. Sau khoảng 2,5 tháng thi công, tiến độ thực hiện đến nay đạt khoảng 20% tổng tiến độ dự án, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Tiếp xúc với các đơn vị liên doanh thi công, một đại diện đơn vị liên doanh thi công chia sẻ, được biết nguồn vốn vay của Nhật Bản đến tháng 6/2024 sẽ hết hạn, do đó hiện nay nhà thầu đang thi công gấp rút nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, trong quá trình thi công từ các cấp chính quyền địa phương đến đơn vị chủ đầu tư, người dân luôn đồng hành giám sát, đóng góp hỗ trợ vì vậy cơ bản không có khó khăn trở ngại gì. Trong quá trình thi công, nhà thầu luôn lắng nghe những phản ánh, đóng góp của người dân về cơ bản thì hầu hết người dân rất vui và đồng thuận ủng hộ dự án với hy vọng diện mạo của thành phố ngày càng đẹp hơn, sạch sẽ hơn và môi trường sẽ được cải thiện đáng kể nên người dân cũng luôn sẵn sàng đồng hành để hỗ trợ giải quyết các vấn đề vướng mắc, kể cả các vấn đề phát sinh, nói chung người dân cố gắng tạo mọi điều kiện để nhà thầu thi công được thuận lợi. Được biết, thành phố Huế chuẩn bị bước vào mùa mưa bão kéo dài (từ 3-4 tháng) sẽ gây tác động rất lớn đến công tác thi công, vì vậy nhà thầu cố gắng hết sức đảm bảo mọi vấn đề từ phương tiện, dụng cụ thi công và kể cả nhân lực để đẩy nhanh tiến độ, hy vọng hoàn thành càng sớm càng tốt. Trước những khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh, đặc biệt là sự ảnh hưởng của thời tiết, thời gian thực tế còn lại để hoàn thành toàn bộ các hoạt động xây lắp chỉ còn khoảng 7 tháng sẽ đặt ra một thách thức lớn cho Ban QLDA, tư vấn và các nhà thầu trong việc hoàn thành dự án đúng tiến độ. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, đồng lòng quyết tâm cao sẽ góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng, cải thiện môi trường và tạo mỹ quan đô thị cho thành phố Huế.

 Nhộn nhịp tại công trình nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.

Trao đổi với PV Môi trường Xây dựng, bà Nguyễn Thị Cúc (72 tuổi, một người dân sống tại tuyến đường đang thi công dự án) đã cho biết: “Tôi là người dân sống lâu năm tại đây, nhận thấy chính quyền đã rất quan tâm đến người dân nên cho thực hiện dự án này là điều thật đáng mừng, người dân sẽ ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện dự án cũng vì lợi ích cho người dân. Tôi thấy, hiện nay nhà thầu đang thi công rất khẩn trương, có khi họ còn chia ca kíp làm thêm xuyên trưa, mặc dù đôi lúc cũng có sự ồn ào do máy móc thi công, những người dân như tôi hiểu rằng đơn vị thi công đã rất cố gắng, khẩn trương trước mùa mưa bão và đang cố gắng hoàn thành dự án sớm nhất. Chúng tôi rất phấn khởi và hy vọng sẽ có nhiều dự án như thế này để đô thị sạch sẽ, cảnh quan đẹp hơn, môi trường và cuộc sống của người dân sẽ ngày càng được cải thiện, đó cũng là mong ước của mọi người dân”.

Trước đó, trước thực trạng một số gói thầu thuộc Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (SDCP II - các đô thị xanh) triển khai tại Tp. Huế bị chậm tiến độ kéo dài, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra và chỉ đạo chấm dứt hợp đồng, xử lý theo quy định pháp luật nếu nhà thầu tiếp tục không triển khai thi công làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo: “Thời gian thuận lợi để thi công không còn nhiều do thời tiết sắp mưa nhiều, chủ đầu tư phải tập trung, tận dụng thời gian từ nay đến cuối tháng 9/2023, tăng ca tăng kíp, có thể làm đêm để đẩy nhanh tiến độ. Trong quá trình thi công phải quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, không để khói bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến đời sống người dân”.

Thùy Anh - Tiêu Dao

 

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.