Nỗi buồn Bao Vinh

​MTXD - Bao Vinh từng được so sánh với Hội An của Quảng Nam, nhưng buồn một nỗi phố ngày xưa bây giờ đã không còn giữ được những nét cổ kính, mà những ngôi nhà cao tầng mọc lên đã phá vỡ cảnh quan.

MTXD - Bao Vinh từng được so sánh với Hội An của Quảng Nam, nhưng buồn một nỗi phố ngày xưa bây giờ đã không còn giữ được những nét cổ kính, mà những ngôi nhà cao tầng mọc lên đã phá vỡ cảnh quan.

Phố cổ Bao Vinh ngày xưa. (ảnh tư liệu)

Một thời thương cảng

Bao Vinh – khu phố cổ bên bờ sông Hương (thuộc TX Hương Trà, Thừa Thiên – Huế) từng là một thương cảng nhộn nhịp nhất của xứ Huế thế kỷ XIX. Sự gắn bó chặt chẽ của thị trấn với xứ Huế, khiến cho Bao Vinh đã trở thành một phần của tâm hồn Huế. Dù chỉ còn lại ít ỏi những di tích, nhưng Bao Vinh vẫn còn lại bóng dáng thời xưa, vẫn còn cái không gian sinh tồn hấp dẫn, cảnh trên bến dưới thuyền, trẻ em nô đùa và hong nắng, cảnh buôn bán tấp nập, qua lại của người dân.

Những ngôi nhà cổ còn sót lại ở phố cổ Bao Vinh

Từ đầu thế kỷ XIX Bao Vinh từng được ghi lại như một trung tâm buôn bán và du lịch hấp dẫn. Đây là cảng trong đất liền ở Huế, thuyền của người Hoa và người Việt đậu trên khúc sông rộng 150m và sâu từ 4-8m.Hàng hoá hết sức đa dạng, ngoài lụa là gấm vóc còn các sản vật như ngà voi, đường, quế, thuốc nhuộm, vải vóc, đồ sành sứ, mỹ nghệ bằng ngà... Chính từ việc giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa khiến Bao Vinh là nơi tiếp nhận giao thoa văn hóa các dân tộc vừa là nơi hội tụ đầy đủ các nét đặc sắc dân tộc khác để tạo ra màu sắc văn hóa riêng cho mảnh đất nơi đây.

Ông Trần Văn Quyến, người sinh ra và lớn lên gắn bó với mảnh đất này cũng gần 80 năm kể lại rằng: “Từ xưa phố cổ Bao Vinh được mọi người nhắc đến nhiều, người người cứ tấp nập bán buôn trao đổi hàng hóa, có cả người Chămpa hay người Trung Quốc nữa. Người đem đến kẻ mua về, thế nên Bao vinh là nơi thừa hưởng được những giá trị vật chất và văn hóa tinh thần đậm đà từ các nơi để tạo nên một Bao Vinh của riêng Bao Vinh; người dân ở đây cũng có cuộc sống ổn định và sung túc hơn nên họ xây nhiều căn nhà khang trang bằng gỗ và lợp ngói nay là những ngôi nhà rường còn sót lại”.

Các ngôi nhà cao tầng đang mọc lên phá vỡ cảnh quan phố cổ

Thời ấy, đi đâu người ta hỏi ở đâu tới, chỉ cần nói là Bao Vinh thì người ta biết liền, còn bây giờ hỏi tới có mấy ai nhớ nữa đâu. Những ngôi nhà cấp 4 có mái lợp ngói đỏ là nhà của các gánh buôn, gia cảnh khá giả lắm mới cất được cái nhà ngay giữa lòng phố này, nhà nhà cao cao mọc kít nhau tạo thành một dãy phố mà thời đó chắc từ khi vực Bình Trị Thiên khu phố Bao Vinh là nổi tiếng nhất trong vùng.

Một ngôi nhà cao tầng xây dựng khang trang cạnh ngôi nhà cổ.

Các ngôi nhà cổ tại khu phố Bao Vinh là những nhân chứng đầu tiên được chú ý tới. Nhưng mãi cho đến đầu năm 2005 những ngôi nhà cổ ở Bao Vinh mới có những tia hy vọng về việc được phục hồi. Năm 1991 khu phố Bao Vinh còn 39 ngôi nhà cổ thì hôm nay chỉ còn 15 ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi. Sự biến mất nhanh chóng của những ngôi nhà cổ làm tất cả giật mình và suy nghĩ.

Nỗi buồn phố cổ

Khoảng khoảng 20 năm trở lại đây, cuộc sống của phố cổ đã dần đổi thay theo tiến trình nông thôn mới. Đó chắc sẽ là một điều mừng vui vì sự đi lên phát triển của quê hương nhưng còn đâu những ngôi nhà cổ để tạo nên phố cổ Bao Vinh như cái tên gọi xưa nay vốn có.

Ngôi đình cổ còn lại ở Bao Vinh

Một vấn đề khiến người dân bâng khuâng trăn trở trong suốt mười mấy năm trở lại đây, đó là tình trạng các ngôi nhà cổ đang xuống cấp trầm trọng, các mảng gỗ, tường dần bị mục nát, cột nhà siêu vẹo, sàn nhà bị lún xuống và các tấm ngói lợp bị rơi rớt gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người dân. Chưa kể những hộ dân có nhà sống cạnh bờ sông Hương còn gặp phải tình trạng sạt lở đất, sạt lở nền móng của nhiều ngôi nhà.

Ông Nguyễn Tuấn, người dân ở đây chia sẻ: “Nhà cổ là cả tuổi thơ của chúng tôi gắn bó cho đến bây giờ, nhưng nhiều nhà cổ xuống cấp nhiều rồi, muốn tôn tạo cũng cần mấy trăm triệu để làm lại, mà làm lại liệu có tìm ra được gỗ tốt, ngói chắc để sửa không, vì thế nhiều hộ dân ở đây phải quyết định đập để xây nhà cao tầng mới, thật ra không ai muốn như vậy!”

Chợ Bao Vinh với phần mái đã được làm lại bằng ngói đỏ.

Lãnh đạo xã Hương Vinh cho biết, hiện chính quyền xã cũng đã có những đề xuất và cả những giải pháp trình lên cấp trên nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu gì.

Phố cổ Bao Vinh đã từng được so sáng với phố cổ Hội An ở Quảng Nam, nhưng nhìn ra xa phố cổ Hội An bây giờ đã trở thành một địa điểm du lịch được du khách trong và cả ngoài nước biết đến và tham quan, nhìn lại phố cổ Bao Vinh lại thêm xót xa

Một niềm mong ước của tất cả người dân ở phố cổ và những du khách đã đặt chân đến nơi đây rằng phố cổ Bao Vinh trong lịch sử sẽ sống lại, để nơi đây sẽ là một điểm dừng chân lý thú khi đặt chân đến Huế mộng mơ.

                                                                                                   MINH NGỌC – NHUẬN MẪN

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.