Nóng tình trạng phá rừng ở Thừa Thiên Huế

MTXD - Nhiều cây thông tại một khu rừng ở trên địa bàn TP Huế bị đốn hạ sau đó vùi lấp gốc. Sau khi bị đốn hạ, những gốc thông bị vùi lấp bằng bùn và lá khô, thân cây được chia thành từng khúc, mỗi khúc dài từ 1-2m, đường kính 20 -30cm để dọc khe suối gần đó.

MTXD - Nhiều cây thông tại một khu rừng ở trên địa bàn TP Huế bị đốn hạ sau đó vùi lấp gốc. Sau khi bị đốn hạ, những gốc thông bị vùi lấp bằng bùn và lá khô, thân cây được chia thành từng khúc, mỗi khúc dài từ 1-2m, đường kính 20 -30cm để dọc khe suối gần đó.

Gốc thông được phủ bùn và lá khô sau khi bị đốn hạ. (Ảnh A.T)

Khu rừng có thông bị đốn hạ do Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong quản lý. Qua kiểm tra, tại hiện trường có 9 gốc thông đã bị đốn hạ, trong đó có 1 cây chưa đổ. Những gốc thông này có đường kính từ 20 - 30cm và tuổi đời khoảng 20 năm. Nhiều cây thông tại một khu rừng ở trên địa bàn TP Huế bị đốn hạ sau đó vùi lấp gốc. Sau khi bị đốn hạ, những gốc thông bị vùi lấp bằng bùn và lá khô, thân cây được chia thành từng khúc, mỗi khúc dài từ 1-2m, đường kính 20 -30cm để dọc khe suối gần đó. Sau khi dọn dẹp, gốc thông lộ ra còn mới, nhựa vẫn còn. Qua kiểm tra, lực lượng bảo vệ rừng của Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong phát hiện có 20 khúc gỗ thông đã bị cưa xẻ. Hiện cơ quan chức đăng đang vào cuộc điều tra, xác minh sự việc.

Ngày 31/10, trao đổi với PV, ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, lực lượng chức năng đang phối hợp điều tra, xác minh sự việc nhiều cây thông trên địa bàn phường An Tây, TP Huế bị đốn hạ. Hạt Kiểm lâm TP Huế đã lập biên bản vụ việc, vận chuyển số gỗ bị chặt hạ ra khỏi hiện trường và phối hợp với cơ quan chức năng điều tra làm rõ đối tượng chặt hạ số cây thông trên.

Nhiều cây thông khoảng 20 năm tuổi bị đốn hạ. (Ảnh A.T)

Trước đó, vào cuối tháng 7-2017 vụ án phá rừng thông đặc dụng cũng xảy ra tại phường An Tây, TP Huế gây xôn xao dư luận. Sau khi vụ việc bị phát hiện, UBND phường An Tây đã có đơn trình lên Công an TP Huế. Hội đồng định giá tài sản xác định giá trị rừng thông bị chặt phá 252 cây với khối lượng 51m3. Quá trình điều tra, công an đã thu giữ 153 khúc gỗ thông và 68 tấm gỗ đã cưa xẻ. 

Chưa hết, vào giữa năm 2022, chỉ trong vòng bán kính chưa đầy 2 km, khu vực rừng phòng hộ nằm trên địa bàn xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hàng loạt cây gỗ lớn đã bị “lâm tặc” đốn hạ không thương tiếc. Những cây gỗ đã bị cưa hạ chỉ còn lại gốc cây tại hiện trường, chủng loại gỗ là Lèo heo, Vạng trứng (tên địa phương là Bạng), đường kính gốc từ 30 - 50 cm.

Cùng với đó vào tháng 3/2023, một vụ phá rừng tại xã Thượng Quảng, huyện miền núi Nam Đông, (Thừa Thiên Huế) vừa bị phát hiện. Đây vốn là khu vực có diện tích rừng tự nhiên lớn, với nhiều loại gỗ quý, nhiều cây đường kính từ 60-80 cm. Lực lượng chức năng xác định có 19 cây gỗ bị đốn hạ, trong đó có 12 cây gỗ đào, trám, chò mới bị đốn và 7 cây gỗ bị đốn vào khoảng cuối năm 2022. Trong số 12 cây gỗ mới bị đốn hạ có 5 cây gỗ có gốc đường kính dưới 40 cm và 7 cây gỗ gốc có đường kính từ 40 - 60 cm. Các cây gỗ này nằm rải rác ở tiểu khu 394 (rừng phòng hộ), tiểu khu 395 và 397 (rừng sản xuất). Diện tích rừng bị phá này thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Đông, UBND xã Thượng Quảng và các cộng đồng thôn, nhóm hộ.

Một cây gỗ lớn trong khu vực rừng ở huyện Nam Đông bị lâm tặc đốn hạ. (Ảnh: Công Tuấn)

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu xử lý nghiêm người có trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, nhất là hành vi tiêu cực, tiếp tay cho người vi phạm pháp luật. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ, kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ, nhất là sử dụng gỗ rừng tự nhiên và xử lý nghiêm, kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến gỗ vi phạm.

Nhằm chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao hơn 31.600ha rừng tự nhiên cho 88 cộng đồng dân cư thôn, 225 nhóm hộ, 157 hộ gia đình (hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số) quản lý, bảo vệ tập trung. Tuy nhiên, tình trạng rừng bị tàn phá lấy gỗ vẫn diễn ra khiến dư luận địa phương bức xúc.

Thùy Anh

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.