Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp

​MTXD - Chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn thịt đã và đang là tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Do tập quán sử dụng nhiều nước trong chăn nuôi lợn thịt nên khoảng 23 triệu tấn phân lợn cùng với nước tiểu đã bị hòa loãng vào nước xả chuồng.

MTXD - Chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn thịt đã và đang là tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Do tập quán sử dụng nhiều nước trong chăn nuôi lợn thịt nên khoảng 23 triệu tấn phân lợn cùng với nước tiểu đã bị hòa loãng vào nước xả chuồng. Mặc dù hầu hết các trang trại và các hộ gia đình chăn nuôi lợn đều có các biện pháp xử lý chất thải lỏng, trong đó phổ biến nhất là sử dụng hầm biogas để xử lý. Tuy nhiên, vì một số lý do dưới đây mà hầm biogas, đặc biệt là các hầm biogas dung tích lớn tại các trang trại ở nước ta, chưa thực sự là giải pháp hiệu quả để xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn thịt.

1. Thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, đàn lợn của Việt Nam luôn duy trì ở quanh mức 28 triệu con lợn trừ thời điểm dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 (số liệu năm 2016 là 29,1 triệu, 2017 là 27,4 triệu, 2018 là 28,1 triệu, 2019 còn 19,6 triệu, 2020 là 22 triệu, 2021 là 28,1 triệu và 2022 là 28,8 triệu con lợn). Như vậy, nếu tính trung bình một ngày một con lợn thải ra 2,5 kg phân và 5 lít nước tiểu thì Việt Nam có khoảng 25,6 triệu tấn phân và 51,1 tỷ lít nước tiểu lợn hàng năm. Tuy nhiên, lượng chất thải rắn và lỏng do chăn nuôi lợn thải ra lại có sự khác biệt tùy theo phương thức chăn nuôi lợn nái và lợn thịt khác nhau. Do chăn nuôi lợn nái không sử dụng nhiều nước nên phân lợn nái thường được thu gom dưới dạng chất thải rắn. Mặt khác, đối với chăn nuôi lợn thịt thì đa số các trang trại và hộ dân sử dụng khá nhiều nước. Theo số liệu điều tra của dự án LCASP năm 2019 thì trung bình người chăn nuôi Việt Nam sử dụng khoảng 30 – 40 lít nước/ lợn thịt/ ngày để làm mát và vệ sinh chuồng trại. Việc sử dụng quá nhiều nước trong chăn nuôi lợn thịt dẫn đến hầu hết phân và nước tiểu của lợn bị hòa loãng thành chất thải lỏng. Nếu tính theo tỷ lệ chăn nuôi lợn nái và lợn thịt phổ biến là 10% và 90% thì hàng năm Việt Nam có khoảng 2,6 triệu tấn chất thải rắn và 367,9 triệu mở chất thải lỏng xả ra môi trường.

Ảnh minh họa- Internet

Chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi lợn bao gồm phân, rác, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác động vật, chất thải vô cơ như kim tiêm, bao bì, chai lọ, ... Tuy nhiên, chất thải phát sinh nhiều nhất trong quá trình chăn nuôi cần được xử lý để tái sử dụng là phân lợn. Do Việt Nam có nhu cầu phân bón hữu cơ phục vụ trồng trọt khá cao nên hầu hết phân lợn dạng rắn được thu gom và sử dụng cho trồng trọt. Như trên đã phân tích, chỉ có khoảng 2,6 triệu tấn phân rắn được thu gom và sử dụng hầu hết cho cây trồng. Tuy nhiên, cách thức sử dụng phân lợn làm phân bón ở nhiều nơi cũng tiềm ẩn rủi ro ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh khi người dân sử dụng phân bón chưa qua ủ hoại để bón trực tiếp cho cây trồng hoặc đóng bao phân tươi để dưới gốc cây ăn quả. Nông dân ở miền Bắc (ở đồng bằng sông Hồng) thường có ủ phân trước khi sử dụng trong khi nông dân ở miền Nam và miền núi thường bón trực tiếp cho cây trồng.

Chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn thịt đã và đang là tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Như trên đã phân tích, do tập quán sử dụng nhiều nước trong chăn nuôi lợn thịt nên khoảng 23 triệu tấn phân lợn cùng với nước tiểu đã bị hòa loãng vào nước xả chuồng. Mặc dù hầu hết các trang trại và các hộ gia đình chăn nuôi lợn đều có các biện pháp xử lý chất thải lỏng, trong đó phổ biến nhất là sử dụng hầm biogas để xử lý. Tuy nhiên, vì một số lý do dưới đây mà hầm biogas, đặc biệt là các hầm biogas dung tích lớn tại các trang trại ở nước ta, chưa thực sự là giải pháp hiệu quả để xử lý môi trường trong chăn nuôi lợn thịt.

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi lợn, chất thải lỏng sau rửa chuồng được xả xuống các hầm biogas dung tích nhỏ (dưới 50 m). Khí gas sinh ra từ các hầm biogas dung tích nhỏ này thường được sử dụng cho đun nấu, phát nhiệt sưởi ấm, Nước thải sau biogas được sử dụng để tưới vườn hoặc xả trực tiếp ra môi trường. Nhìn chung, đối với chăn nuôi lợn quy mô nông hộ, việc sử dụng các hầm biogas dung tích nhỏ có đem lại hiệu quả xử lý môi trường tích cực nhưng vẫn chưa triệt để. Lý do hầm biogas quy mô nhỏ không thể xử lý môi trường chăn nuôi một cách triệt để là do dung tích hầm biogas sau khi lắp đặt là cố định trong khi quy mô chăn nuôi của người dân thay đổi thường xuyên theo thị trường và nhu cầu chăn nuôi của nông hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi thường lắp đặt hầm biogas dung tích từ 9–12 m vì lý do dung tích này đủ cung cấp khí gas đun nấu cho hộ gia đình khoảng 4–6 người. Do mỗi mở hầm biogas chỉ đủ để xử lý chất thải của 1 con lợn nên khi hộ dân tăng quy mô chăn nuôi lên trên 12 con lợn thì hầm biogas trở nên quá tải dẫn đến nước thải sau biogas không đáp ứng yêu cầu để xả thải ra môi trường. Do chuồng lợn của hộ gia đình chăn nuôi mô nhỏ thường được đặt sát nhà dân, trong khu dân cư nên nhu cầu sử dụng nước tưới cho trồng trọt không cao, chỉ sử dụng một phần để tưới vườn và phần lớn lượng nước thải sau biogas còn lại sẽ được thải ra hệ thống thoát nước công cộng của khu dân cư hoặc xuống nguồn nước chung gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cộng đồng dân cư lân cận khu vực chăn nuôi. Đây là một thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi lợn quy mô nông hộ xảy ra thường xuyên trong cộng đồng dân cư nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có giải pháp nào về công nghệ để giải quyết triệt để. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do dịch tả lợn Châu Phi bùng phát, chăn nuôi quy mô nhỏ không thể cạnh tranh với chăn nuôi quy mô trang trại và do đời sống ở nông thôn khá dần lên, nên chăn nuôi lợn quy mô nông hộ đã và đang giảm nhanh ở nhiều vùng nông thôn. Một số chính quyền địa phương đã có các chính sách và biện pháp mạnh mẽ để cấm chăn nuôi lợn trong khu dân cư. Do vậy, về lâu về dài thì chăn nuôi quy mô nhỏ trong các khu dân cư sẽ dần dần tiêu giảm.

Đối với chăn nuôi lợn quy mô trang trại, chất thải lỏng thường được xã xuống hầm biogas dung tích lớn từ vài trăm đến vài ngàn m, thậm chí có hầm biogas có dung tích hàng chục ngàn m. Đa số các hầm biogas dung tích lớn đều sử dụng công nghệ hầm phủ bạt. Khí gas sinh ra từ những hầm biogas dung tích lớn này thường không được sử dụng hoặc sử dụng rất ít cho mục đích phát nhiệt (đun nấu, đốt rác thải, sưởi ấm, ...). Nhiều trang trại đã từng sử dụng máy phát điện biogas nhưng đa số chỉ sử dụng một thời gian sau đó không sử dụng nữa Khảo sát của dự án LCASP từ năm 2017 đến 2020 cho thấy lý do các trang trại không tiếp tục sử dụng máy phát điện biogas là do không đem lại hiệu quả kinh tế. Một số nguyên nhân dẫn đến sử dụng máy phát điện biogas không mang lại hiệu quả kinh tế được ghi nhận như sau: (1) Lắp đặt các máy phát điện biogas công suất nhỏ có tỷ suất đầu tư cao hơn nhiều so với đầu tư các máy phát điện biogas công suất lớn dẫn đến giá thành 01 kWh điện tăng cao hơn nhiều so với

mua điện lưới; (ii) Nếu lắp đặt máy phát điện biogas công suất lớn thì nhu cầu sử dụng điện của nhiều trang trại không lớn nên không thể sử dụng hết sản lượng điện do máy phát điện biogas sinh ra; (iii) Đa số các máy phát điện biogas đều không được sản xuất trong nước nên giá thành cao, mạng lưới dịch vụ bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng thường không có sẵn để thuận tiện cho người chăn nuôi ở các tỉnh. Do đó, hầu hết các hầm biogas dung tích lớn đều đốt bỏ khí gas hoặc xả khí gas trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm. Nước thải sau biogas tại các trang trại thường được đưa qua hệ thống bể lắng, bể lọc và bể môi trường trước khi xả ra môi trường. Hầu hết nước thải sau biogas của các trang trại đều xả ra môi trường do trước ngày 01/7/2023, QCVN 01-195/2022/BNNPTNT (sau đây gọi tắt là QCVN 01) về sử dụng nước thải chăn nuôi cho trồng trọt chưa có hiệu lực nên nước thải sau biogas phải tuân thủ QCVN 62-MT:2016/BTNMT (sau đây viết tắt là QCVN 62) về xả thải ra môi trường. Hầu hết các công trình khí sinh học bao gồm hầm biogas, bể lắng, bể lọc và bể môi trường đều không thể xử lý nước thải chăn nuôi đạt các chỉ tiêu của QCVN 62. Do vậy, các trang trại chăn nuôi lợn đều có thể bị xử phạt khi có Đoàn kiểm tra môi trường viếng thăm. Vì lý do sử dụng hầm biogas không mang lại hiệu quả kinh tế và có công trình khí sinh học nhưng vẫn có thể bị xử phạt về môi trường nên hầu hết các chủ trang trại không quan tâm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình biogas đúng cách. Do vậy, rất nhiều công trình biogas của các trang trại chỉ mang tính hình thức, có hầm để được chính quyền cho phép chăn nuôi, chứ không thực sự mang lại hiệu quả xử lý môi trường như mong muốn. Do vậy, việc xả thải không đạt chuẩn gây ô nhiễm môi trường là hiện tượng khá phổ biến tại các trang trại chăn nuôi lợn. Đây là một thực trạng cần được quan tâm giải quyết do chăn nuôi quy mô trang trại ở nước ta đang ngày càng phát triển mạnh và thay thế dần chăn nuôi quy mô nông hộ.

2. Kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt ở các nước phát triển trên thế giới

Ở nhiều nước phát triển, các trang trại chăn nuôi thường sử dụng rất ít nước để hạn chế tối đa sự phát sinh các chất thải lỏng. Các trang trại chăn nuôi lợn thịt ở Đan Mạch hầu như không sử dụng nước để tắm lợn và làm vệ sinh chuồng trại trong suốt lứa nuôi. Lợn được nuôi trên chuồng sàn có khe thoáng để phân và nước tiểu thải ra sẽ rơi xuống hệ thống bể chứa ở dưới sàn chuồng. Chất thải lỏng bao gồm nước tiểu và phân lỏng được phép sử dụng xe bồn vận chuyển ra đồng để bón cho cây trồng. Một số quy định cụ thể áp dụng cho việc sử dụng chất thải lỏng bón cho cây trồng như không được vận chuyển chất thải từ các trang trại có dịch bệnh, chỉ được bón cho cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, không được bón cho các cây rau quả sử dụng làm thức ăn cho người, khi bón cho đồng cỏ thì phải có thời gian cách ly trước khi cho gia súc ăn, ... một số thiết bị bơm phân lỏng vào đất để làm phân bón được khuyến khích sử dụng để giảm ô nhiễm mùi. Do chăn nuôi sử dụng ít nước nên nhiều trang trại chăn nuôi ở các nước phát triển cũng không tránh khỏi mùi hôi phát sinh trong quá trình chăn nuôi, đặc biệt do sử dụng các công nghệ chăn nuôi tiết kiệm nước. Tuy nhiên, do thiết kế chuồng trại có hệ thống thông khí tốt nên các chất thải khí gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi được nhanh chóng phát tán. Nhiều trại chăn nuôi lợn, bò ở Đan Mạch, Áo và một số nước phát triển khác có mùi hôi trong trang trại nặng hơn các trang trại ở Việt Nam khá nhiều nhưng đa số mùi hôi của vật nuôi, ít gây hại cho sức khỏe. các hầm biogas rất tốt và khí mê tan sinh ra được sử dụng để phát điện đem lại Các trang trại chăn nuôi ở Đức, Áo, ... xử lý chất thải chăn nuôi lỏng qua lợi ích kinh tế đáng kể cho các chủ trang trại, tạo động lực cho các chủ trang trại vận hành hệ thống hầm biogas rất hiệu quả. Chất thải sau biogas cũng được sử dụng để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Nhiều nước phát triển trên thế giới khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón. Một số nước Châu Âu và Nhật Bản quy định phân động vật cần phải được xử lý nhiệt hoặc ủ hoai để tiêu diệt mầm bệnh trước khi đem bón cho cây trồng. Nhiều trang trại chăn nuôi ở Châu Âu trang bị máy tách để tách chất thải rắn ra khỏi phân lỏng. Chất thải rắn sau tách ép được sử dụng làm phân bón hữu cơ đem lại nguồn thu đáng kể cho chủ trang trại. phân

Ảnh minh họa - Internet

3. Đề xuất một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thịt

Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn và những phân tích về các nguyên nhân gây ô nhiễm đã nêu ở trên, một số nhóm giải pháp được đề xuất như sau:

a. Nhóm giải pháp về chính sách:

Chính phủ cần ban hành các chính sách và quy định về tiết kiệm nước trong chăn nuôi lợn: Hiện nay ở nước ta có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào và chi phí sử dụng nước rất rẻ nên người chăn nuôi sử dụng rất nhiều nước trong vệ sinh chuồng trại và làm mát lợn. Để khuyến khích người dân tiết kiệm nước trong chăn nuôi lợn, Chính phủ cần nghiên cứu chính sách đánh thuế/ phí nước thải trong chăn nuôi một cách hợp lý đối với các trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều nước phát triển trên thế giới như Đức, Áo, Hà Lan, ... đã sử dụng thuế nước thải để khuyến khích người dân tiết kiệm tài nguyên nước cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chính phủ cần cho phép điện khí sinh học được nối mạng điện lưới quốc gia để tạo thị trường đầu ra cho điện biogas: Theo kết quả nghiên cứu của dự án LCASP năm 2020, chỉ đầu tư các máy phát điện biogas có công suất trên 70 kVA mới mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ trang trại. Đầu tư máy phát điện biogas có công suất càng lớn thì giá thành 01 kWh điện càng giảm. Do hầu hết các trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đã có sẵn hầm biogas dung tích lớn nên chủ trang trại chỉ cần đầu tư thêm máy phát điện biogas là có thể phát điện để sử dụng cho nhu cầu của trang trại. Kết quả nghiên cứu thí điểm của dự án LCASP năm 2019 – 2020 cũng chỉ ra nếu đầu tư máy phát điện có công suất trên 150 kVA thì giá thành của 01 kWh điện chỉ còn khoảng 800 đồng (hoàn toàn có thể cạnh tranh với điện lưới) trong trường hợp toàn bộ sản lượng điện sinh ra được sử dụng hết.

Tuy nhiên, thực tế khảo sát cũng cho thấy hầu hết các trang trại chỉ có thể sử dụng được khoảng 40 – 60% sản lượng điện biogas sinh ra do nhu cầu sử dụng điện của trang trại thấp và không ổn định theo thời gian. Do vậy, với tình hình điện biogas chưa được phép nối lưới như hiện nay thì người chăn nuôi không thể bán điện khi đầu tư máy phát điện biogas công suất lớn, điều này dẫn đến giá thành của 01 kWh điện bị tăng cao hơn giá điện lưới và hệ quả là điện biogas không thể cạnh tranh với điện lưới.

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp trong thu gom, vận chuyển, sản xuất và kinh doanh phân bón hữu cơ từ chất thải chăn nuôi: Đến năm 2022, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ quy mô công nghiệp đã tương đối đầy đủ (Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14; Nghị định số 13/2020/NĐ-CP; Nghị định số 46/2022/NĐ-CP; Nghị định 108/2017/NĐ-CP). Tuy nhiên, kết quả khảo sát của dự án LCASP năm 2019 cho thấy, người dân vẫn có thể bị phạt khi buôn bán phân compost được ủ từ phân chuồng do chưa đáp ứng được điều kiện sản xuất và kinh doanh theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP. Nhiều hộ chăn nuôi không có diện tích trồng trọt để tự sử dụng phân ủ compost nên họ có nhu cầu bán phân compost tự ủ. Việc buôn bán phân bón hữu cơ quy mô nhỏ này cũng không thể chính thức hóa do những quy định về đăng ký và công bố thương hiệu khi kinh doanh buôn bán phân bón và điều kiện xử lý chất thải chăn nuôi thành các sản phẩm thương mại như quy định trong các Nghị định. Trên thực tế, một lượng khá lớn phân chuồng đã và đang được người dân sử dụng để ủ phân compost và buôn bán ở quy mô nhỏ nhưng không được kiểm soát và hỗ trợ chuyển giao công nghệ ủ phân tiên tiến. Do vậy, cần thiết phải có các quy định phù hợp nhằm tạo hành lang pháp lý cho người dân ứng dụng các công nghệ sử dụng phân chuồng làm phân bón hữu cơ ở quy mô nhỏ. Đối với việc sử dụng phân chuồng để sản xuất phân bón hữu cơ ở quy mô công nghiệp, kết quả khảo sát của dự án LCASP cho thấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ còn chưa mặn mà với nguồn phân chuồng do chi phí thu gom cao, vận chuyển khó khăn và nguồn than bùn giá rẻ ở nước ta còn khá phong phú. Kết quả nghiên cứu đã được công nhận Tiến bộ kỹ thuật của dự án LCASP năm 2020 cho thấy phân lợn ép có thể thay thế được 60% nguồn nguyên liệu than bùn làm phân bón hữu cơ với giá thành sản xuất cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu thu gom và vận chuyển phân lợn ép do chưa có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để hình thành chuỗi giá trị thu gom, vận chuyển nguyên liệu phân lợn ép tại các địa phương. Do vậy, các chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mặt bằng, chi phí đầu tư ban đầu nhằm khuyến khích doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư công nghệ và tổ chức thu gom nguyên liệu phân lợn ép từ các trang trại chăn nuôi và nông hộ. Cần có chính sách thống nhất trên toàn quốc về vận chuyển nguyên liệu phân lợn ép từ các cơ sở thu gom đến nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Hỗ trợ của chính quyền địa phương để hình thành chuỗi giá trị thu gom và vận chuyển nguyên liệu phân lợn ép sẽ tạo động lực cho người chăn nuôi đầu tư các máy tách ép phân vừa để thu gom chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ lại vừa để giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn một cách hiệu quả. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần sớm ban hành quy chuẩn quốc gia về sử dụng chất thải răn làm phân bón hữu cơ (Như đã nêu tại Luật Chăn nuôi năm 2018 và Khoản 2, Điều 51, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

Chính phủ cần có chính sách khuyến khích người dân áp dụng công nghệ để xử lý nước thải chăn nuôi nhằm sử dụng nước thải chăn nuôi cho trồng trọt: Việc ban hành QCVN 01 về nước thải chăn nuôi sử dụng trong trồng trọt (có hiệu lực ngày 01/7/2023) của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tạo ra một hướng đi mới trong xử lý nước thải chăn nuôi giúp xử lý nước thải chăn nuôi với chi phí rẻ hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cho các trang trại chăn nuôi. Thay vì việc xử lý nước thải chăn nuôi hết sức tốn kém để đáp ứng yêu cầu của QCVN 62 để xả thải ra nguồn nước công cộng thì các trang trại chăn nuôi đến nay đã có thể xử lý nước thải chăn nuôi với chi phí thấp hơn và cung cấp nước dinh dưỡng sau xử lý cho các trang trại trồng trọt ở lân cận để tưới cho cây trồng. Tuy nhiên, do QCVN 01 vừa mới có hiệu lực nên việc áp dụng của người dân và doanh nghiệp vẫn còn lúng túng và các thiết bị, dịch vụ liên quan đến công nghệ này vẫn còn chưa được hình thành đầy đủ. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh tổ chức thông tin tuyên truyền, hướng dẫn và giới thiệu các công nghệ phù hợp để người dân nhanh chóng áp dụng QCVN 01 nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho đất nước.

b. Nhóm giải pháp về công nghệ:

Chính phủ cần hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu ứng dụng nhằm áp dụng các công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam: Mặc dù dự án LCASP đã thí điểm công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước của Đan Mạch ở nhiều tỉnh tham gia dự án nhưng việc áp dụng công nghệ này vẫn còn nhiều hạn chế do chi phí đầu tư hệ thống thông khí chưa hoàn chỉnh và người dân vẫn còn thói quen sử dụng nhiều nước để hạn chế mùi hôi phát sinh từ chăn nuôi lợn. Do vậy, có thể nói công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước của Đan Mạch vẫn chưa thực sự phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu thí điểm nhằm đưa các công nghệ chăn nuôi lợn tiết kiệm nước của các nước đang phát triển vào áp dụng phù hợp với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.

Chính phủ cần hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng về các máy phát điện biogas phù hợp với quy mô chăn nuôi của các trang trại tại Việt Nam: Hầu hết các máy phát điện biogas công suất lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khảo sát của dự án LCASP năm 2018 cho thấy Việt Nam chỉ có một số cơ sở cải tạo các động cơ ô tô hoặc các máy phát điện diezel cũ nhằm chuyển đổi sang máy phát điện chạy bằng khí biogas. Nhiều nghiên cứu nhằm nội địa hóa máy phát điện biogas sản xuất trong nước vẫn chưa thực sự được thương mại hóa do thiếu kinh phí hoặc nghiên cứu hoặc chỉ nghiên cứu về kỹ thuật nhưng chưa gắn với hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ tiếp tục cung cấp vốn nghiên cứu thí điểm và khởi nghiệp cho các doanh nghiệp để khuyến khích sản xuất các máy phát điện biogas nội địa, nhằm giúp giảm giá thành sản phẩm và hình thành hệ thống cung ứng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện biogas trên địa bàn các tỉnh có nhiều trang trại chăn nuôi.

Chính phủ cần hỗ trợ các nghiên cứu ứng dụng về công nghệ thu gom và sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ trong các dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ quy mô công nghiệp: Dự án LCASP cũng đã hỗ trợ nghiên cứu thí điểm một số công nghệ thu gom phân lợn như máy tách ép phân, hệ thống sàng rung, hệ thống bể nhiều ngăn để thu gom phân lợn, chăn nuôi lợn thịt tiết kiệm nước nhằm tăng khả năng chất thải, thí điểm sử dụng phân lợn ép thay thế than bùn trong dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ quy mô công nghiệp, Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Ví dụ: điều chỉnh công suất máy tách ép phân phù hợp với trang trại quy mô nhỏ ở Việt Nam, thiết kế bể lắng và xây dựng quy trình tách ép phân để mang lại hiệu quả ép phân cao nhất, .... Đề nghị Chính phủ tiếp tục cung cấp kinh phí hỗ trợ nghiên cứu hoàn thiện các công nghệ thu gom, vận chuyển và sản xuất phân bón hữu cơ từ phân lợn ép để đạt hiệu quả kinh tế và môi trường tối ưu.

Chính phủ cần hỗ trợ các nghiên cứu về các công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi, nước thải sau biogas nhằm đạt yêu cầu của QCVN 01 về nước thải chăn nuôi sử dụng trong trồng trọt: Mỗi một loại cây trồng đòi hỏi nồng độ tưới, dung tích mỗi lần tưới, tần suất tưới, ... khác nhau. Ví dụ: cây lâm nghiệp có thể sử dụng nước tưới có nồng độ dinh dưỡng cao Đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí nghiên cứu để ban hành các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể về xử lý và sử hơn các cây rau ăn lá và cây lương thực, dụng nước thải chăn nuôi, nước thải sau biogas để tưới cho các loại cây trồng khác nhau nhằm giúp người dân có thể dễ dàng áp dụng QCVN 01 vào thực tế sản xuất.

TS. Nguyễn Thế Hinh

Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT

 

 

Các tin khác

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

​MTXD - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Khát vọng Rạng Đông và hành trình 60 năm theo chân Bác
Khát vọng Rạng Đông và hành trình 60 năm theo chân Bác

MTXD - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân

Hồ Thác Bà - Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng dịp nghỉ lễ
Hồ Thác Bà - Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng dịp nghỉ lễ

MTXD - Nằm trong tổng thể Di tích danh thắng quốc gia, hồ Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) là điểm đến nhiều bất ngờ, thú vị với du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Nâng tầm hình ảnh, thương hiệu nông sản Đông Anh trong mắt người tiêu dùng
Nâng tầm hình ảnh, thương hiệu nông sản Đông Anh trong mắt người tiêu dùng

MTXD - Tối 26/4, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch TP. Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP.

Dai Viet IDC - Hướng đến một môi trường xanh để phát triển bền vững
Dai Viet IDC - Hướng đến một môi trường xanh để phát triển bền vững

MTXD - Ngày 26/4/2024, Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng Đại Việt (Dai Viet IDC) đã...