Phải ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai

MTXD - Đây là phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội chiều 29/10 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025.

MTXD - Đây là phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội chiều 29/10 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội. Ảnh: Nhật Bắc

Chủ tịch nước nhấn mạnh quy hoạch đất đai là nền tảng quan trọng để phát triển các loại hình khác trong tái cơ cấu. “Nước ta ‘tam sơn, tứ hải, nhất đẳng điền’, là một trong những nước bình quân đất đai thấp, chúng ta có 33 vạn km2 mà dân số tới 100 triệu người. Chính vì đất không sinh sôi nên chúng ta phải sử dụng có hiệu quả. Đây là yêu cầu rất lớn, lâu dài. Phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, dành đất cho thế hệ con cháu”, Chủ tịch nước nói.

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, dù có xã hội hóa lĩnh vực nào nhưng riêng đất đai Nhà nước phải quản lý, “chứ không phải vô nguyên tắc trong cổ phần hóa về đất đai”. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh yêu cầu chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai với các cấp, các ngành.

Trong quy hoạch, Chủ tịch nước tán thành về quy hoạch đất lúa ổn định 3,5 triệu ha. “Thế giới hiện nay vẫn có trên 1,5 tỷ người đang đói kém, chúng ta không nói sản xuất lương thực bằng bất cứ giá nào, không phải làm lúa để dân nghèo mà chúng ta khoanh lại đất lúa 3,5-3,6 triệu ha để ‘cắm cọc’ cho con cháu đời sau”, Chủ tịch nước nói và định hướng phải tạo ra không gian, chính sách sử dụng linh hoạt, chặt chẽ để tiếp tục sản xuất lúa.

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng nhắc đến việc cần thiết phải có 15 triệu ha trồng rừng để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, đạt độ bao phủ rừng 42-43%. Ông đề nghị tiếp tục phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, tương đương với 6 triệu ha rừng để tạo ra môi trường sống hài hoà.

Chủ tịch nước cũng đánh giá cao hướng dành đất cho phát triển công nghiệp. Những vùng sử dụng đất kém hiệu quả, vùng đồi, vùng không trồng lúa 2 vụ trở lên thì nên quy hoạch để làm công nghiệp, dịch vụ.

Về một số biện pháp cần thực hiện, Chủ tịch nước cho rằng ngoài chống tiêu cực, tham nhũng trong quy hoạch đất đai thì vấn đề cải cách hành chính cũng rất quan trọng khi thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai còn phiền hà. Ngoài ra, phải ứng dụng công nghệ, có cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai rõ hơn, giống như cơ sở dữ liệu dân cư.

Việc áp dụng công nghệ phải được đặt ra mạnh mẽ hơn đối với công tác quản lý đất đai ở Việt Nam, Chủ tịch nước nói.

                                                                                                                                                                               HẢI HÀ

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.