Phát huy hiệu quả nguồn lực các gia đình đa văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh

MTXD - Chiều ngày 21/7/2023, Tọa đàm quốc tế “Khai thác hiệu quả nguồn lực của các gia đình đa văn hóa ở TP.HCM” trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học loại B “Đời sống các gia đình đa văn hóa Việt Nam – nước ngoài tại TP.HCM: Thực trạng và các giải pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”

MTXD - Chiều ngày 21/7/2023, Tọa đàm quốc tế “Khai thác hiệu quả nguồn lực của các gia đình đa văn hóa ở TP.HCM” trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học loại B “Đời sống các gia đình đa văn hóa Việt Nam – nước ngoài tại TP.HCM: Thực trạng và các giải pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo nguồn nhân lực ASEAN (CAHRRT), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM phối hợp cùng Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM tổ chức tại Cơ sở Đinh Tiên Hoàng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Khai mạc tọa đàm

Đến tham dự tọa đàm, về phía lãnh đạo các Sở, ban, ngành, các Hiệp hội có sự hiện diện của: Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Trưởng ban VH – XH, HĐ ND TP.HCM; Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó ban Trị sự, Phó Ban Quan hệ Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM; Ông Đặng Bảo Quốc, Trưởng Đại diện phía Nam, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam; TS. Văn Trung Hiếu, Phó Tổng biên tập, Báo SGGP Hoa văn, Thường vụ Hội hữu nghị Việt Nam, Trung Quốc; Bà Lê Quý Châu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Hàn TP.HCM; Ông Nguyễn Ngọc Thanh Chung, Ban chấp hành Hội Việt – Hàn TP.HCM; Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Thường vụ Hội nữ trí thức TP.HCM; TS. Hồ Bá Thâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển Nguồn nhân lực – Nhân tài TP.HCM; TS. Nguyễn Văn Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Bảo tồn Văn hóa Nghệ thuật Đông Nam Á; Ông Trần Đức Dũng, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân khởi sự và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM; Á hậu 4, Đại sứ Kebaya Châu Á Nguyễn Vĩnh Hà Phương. Về phía Trường ĐH KHXH & NV có sự tham dự của: TS. Phan Thanh Định, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV; PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực ASEAN, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TP.HCM; Ths. Phạm Thị Thùy Trang, Phó Trưởng khoa Xã hội học. Đại biểu nước ngoài có: Bà Eva Kurniati Situmorang, Lãnh sự văn hóa, Tổng lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM; Ông Gregorio Neno Abi, Tùy viên Giáo dục, Đại sứ quán Đông Timor tại Hà Nội; Ông Setiawan Edwin, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Indonesia tại TP.HCM; Ông Akarapon Sawetkamon, Chủ Tịch Hội Doanh nhân Thái-Việt Bangkok; TS. Kim Kyu, Hiệu trưởng, Trường Hàn Quốc Sài Gòn (Saigon Korean School); TS. David Koh, Giảng viên Cao cấp, Đại học Vin, Hà Nội; Ông Youn Young Seok, Chủ tịch Hội Gia đình đa văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam tại TP.HCM; Nghệ nhân Phạm Văn Tuyền, Giám đốc Áo cưới Asoẻn. Ngoài ra, đến tham dự tọa đàm còn có sự hiện diện của các đại diện của các gia đình đa văn hóa Việt – Đài, Việt - Ấn, Việt – Singapore, Việt – Indonesia, Việt – Úc, Việt – Thái Lan … đang sinh sống tại TP. HCM, đại diện Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM và các nhà nghiên cứu, sinh viên, HVCH, NCS, các cơ quan báo chí truyền thông có quan tâm đến chủ đề hội thảo.

TS. Phan Thanh Định, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH & NV phát biểu khai mạc tọa đàm

Phát biểu Khai mạc tọa đàm, TS. Phan Thanh Định đã chia sẻ trong bối cảnh TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, là điểm đến thu hút nhiều lao động từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều người đã định cư và lập gia đình với người bản địa và hình thành cộng đồng đa văn hóa tại TP.HCM. Tại kỳ họp thứ 10, HĐND TP. HCM khóa X khai mạc sáng 10-7, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đã trình lên tờ trình về ban hành Nghị quyết của HĐND thành phố triển khai Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố từ ngày 1/8/2023, qua đó phát huy tối đa nguồn lực và sức mạnh trong nhân dân huy động các nguồn lực cho đầu tư, phát triển; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược, thúc đẩy thành phố phát triển nhanh, bền vững. Qua những ý kiến đóng góp phát biểu tại hội nghị, chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những thông tin, kiến thức cập nhật về chủ đề gia đình đa văn hóa, đề xuất các ý kiến khả thi từ nguyện vọng chính đáng của các cộng đồng này để có thể phát huy được nguồn lực, sức mạnh của sự đoàn kết trong bối cảnh triển khai Nghị quyết 98 của thành phố,…

     Các tham luận được trình bày trong tọa đàm

Chủ nhiệm đề tài, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân trình bày tóm tắt các kết quả của các Hội thảo đã được tiến hành từ trước và nêu lên ý nghĩa và chủ đề của tọa đàm lần này – chú trọng đến việc lắng nghe các ý kiến của các bên liên quan để tham vấn xây dựng chính sách cho các gia đình đa văn hóa tại TP.HCM trong bối cảnh mới. 5 tham luận được đặt hàng trình bày trong Tọa đàm mang tính đại diện cho 5 nhóm nghiên cứu: Việt – Đài, Việt – Hàn, Việt - Ấn (Ths. Phạm Thị Huyền), Việt – Singapore (TS. David Koh), Việt – Indonesia (Tùy viên văn hóa, Tổng lãnh sự quán Indonesia), so sánh chính sách Việt Nam – Singapore (NCV Phan Hoàng Long); Chính sách mới của Hàn Quốc (TS. Kim Kyu), Ấn Độ,... PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cũng đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về đề tài “Các gia đình đa văn hóa Việt – Đài tại Thành phố Hồ Chí Minh, góc nhìn so sánh xuyên biên giới. Qua ý kiến phỏng vấn sâu các thông tín viên là vợ, chồng, con của 33 gia đình Việt – Đài, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lực các gia đình đa văn hóa Việt – Đài nói riêng, Việt Nam – nước ngoài nói chung như: xây dựng chính sách hỗ trợ các thành viên trong gia đình đa văn hóa về nhà ở, y tế, giáo dục (quan tâm đến ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của hai nước)…Tăng cường các chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo nghề... Tổ chức ngày hội gia đình đa văn hóa; Xét tặng danh hiệu gia đình đa văn hóa tiêu biểu (có những đóng góp cho địa phương và thành phố),...

     Các ý kiến đóng góp của chuyên gia và đại biểu trong tọa đàm

Bên cạnh những khó khăn và những điều chưa thật hài lòng về môi trường văn hóa văn minh đô thị, vấn đề hành chánh công thì đa số các gia đình đều đồng tình với chia sẻ của Ths. Phạm Thị Huyền kết hôn với người Ấn Độ có 1 con trai 7 tuổi đang sống và làm việc ở TP.HCM: “Sống trong một gia đình đa văn hóa cho phép khám phá và tích hợp các giá trị và niềm tin khác nhau. Các thành viên trong gia đình có thể chia sẻ quan điểm của họ, thảo luận về các chuẩn mực văn hóa và phát triển một bộ giá trị chung phản ánh sự pha trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Ấn Độ hoặc các quốc gia khác. Điều này có thể thúc đẩy lòng khoan dung, sự đồng cảm và hiểu biết rộng hơn về thế giới.”

                           Ban tổ chức trao thư cảm ơn các diễn giả     

Ban tổ chức trao thư cảm ơn ban chủ tọa

Ban tổ chức trao thư cảm ơn các đơn vị đồng hành

Đại biểu cùng khách mời chụp ảnh lưu niệm

Bế mạc tọa đàm, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đã thay mặt Ban tổ chức cảm ơn về các ý kiến phát biểu, bình luận tại tọa đàm rất xác đáng và thực tế giúp nhóm nghiên cứu có cơ sở thực tiễn đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình đa văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị. Đồng thời chủ nhiệm đề tài cũng gửi lời cảm ơn đến các diễn giả cùng các đại biểu, khách mời, Chủ tọa đoàn TS. Nguyễn Minh Nhựt, TS. Hồ Bá Thâm; Cảm ơn giọng cao ngọt ngào của Á hậu 4, Đại sứ Kebaya Châu Á Nguyễn Vĩnh Hà Phương dành tặng cho đại biểu tham dự tọa đàm; cảm ơn các đơn vị đồng hành (Công ty CP Tập Đoàn Mai Hoa, Forever Green Resort, Nước uống Fujiwa và Công ty TNHH Trung Hiếu Logistics, Công ty TNHH và thương mại Vạn Kim) và đơn vị truyền thông đã dành thời gian tham dự tọa đàm đến cuối buổi. Quà tặng được các đại biểu yêu thích và trân trọng là miếng dán điện thoại Nano Airpurity có hình gia đình của Tập đoàn MaiHoa Group có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus cho điện thoại bảo vệ bàn tay của người dùng khi xoa tay vào bề mặt sản phẩm,...

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.