Quảng Bình: Triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản
MTXD - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 2188/UBND-KT triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 trên địa bàn.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và tình hình thực tế của địa phương, chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả nội dung Quyết định số 1090/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; các Kế hoạch, Quyết định của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt Quy hoạch phát triển thủy sản trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản theo hạn ngạch Giấy phép do Bộ NN&PTNT giao; tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, ven bờ, khai thác thủy sản nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.
Thực hiện điều tra nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ, vùng lộng làm cơ sở phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp, khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản; xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, trong đó tập trung phát triển các nghề khai thác như vây khơi, câu khơi, chụp…; giảm thiểu, tiến tới chấm dứt nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản, sử dụng ít nhiên liệu; tuần tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển và thông qua Hệ thống giám sát tàu cá.
UBND tỉnh Quảng Bình triển khai các giải pháp nhằm thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 trên địa bàn
Ngoài ra, xử lý nghiêm đối với tàu cá “3 không”: Không đăng ký, không Giấy phép khai thác, không đăng kiểm, các vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản nhất là đối với tàu cá vi phạm khai thác IUU, đánh bắt sai vùng, sai tuyến; giám sát, quản lý đối với hoạt động sửa chữa, đóng mới, cải hoán tàu cá; phối hợp kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu khai thác thủy sản trước khi đi biển, hoạt động trên ngư trường, về cảng lên cá và tiêu thụ...
Đồng thời, tiếp tục phối hợp đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cho thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh thiên tai, tai nạn, rủi ro trên biển, tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội đoàn kết để kịp thời hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, tai nạn, sự cố trên biển; tăng cường năng lực hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm tàu cá đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu về kiểm tra an toàn kỹ thuật cho tàu cá, kịp thời thực hiện kiểm tra giám sát đăng kiểm hàng năm, trên đà, định kỳ đúng quy định.
Phối hợp với lực lượng có liên quan tổ chức diễn tập các phương án ứng phó sự cố tàu cá trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xây dựng, phát triển mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; nâng cao thương hiệu, giá trị của hải sản; triển khai thực hiện tốt Dự án Phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản, nhằm khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, bảo vệ môi trường sống, bãi đẻ của nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm và có giá trị kinh tế tại vùng biển Hòn La - Vũng Chùa.
UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND cấp xã, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân các quy định và khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) về cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam để ngư dân hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật về thủy sản, chú trọng các nội dung: Đăng kiểm, đăng ký, đánh dấu, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá, cấp Giấy phép khai thác thủy sản; các quy định về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, bảo hiểm cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá, cách phòng tránh thiên tai, tai nạn, rủi ro trên biển; các quy định về chống khai thác IUU; xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, đầu tư phát triển thủy sản phù hợp, có hiệu quả.
Thảo Mộc
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.