Quảng Nam: Hiệu quả của mô hình làm đường lên nóc

​MTXD - Thời gian qua, huyện Nam Trà My đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Trong đó tập trung chỉnh trang các tuyến đường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đầu tư xây mới nhiều tuyến đường tại vùng khó khăn bước đầu đạt nhiều kết quả.

MTXD - Thời gian qua, huyện Nam Trà My đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Trong đó tập trung chỉnh trang các tuyến đường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đầu tư xây mới nhiều tuyến đường tại vùng khó khăn bước đầu đạt nhiều kết quả.

Là địa bàn miền núi xa xôi, địa hình đi lại hiểm trở, trong khi mật độ dân cư thưa thớt nên việc đầu tư ngân sách mở đường về làng nóc ở Nam Trà My rất khó thực hiện do tốn kém nhiều chi phí. Đường sá đi lại khó khăn nên nông sản thu hoạch chủ yếu phục vụ hàng ngày, còn sản phẩm khác đem trao đổi bị tư thương ép giá. Trước thực trạng này, địa phương đã chủ trương phát động phong trào làm đường giao thông nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực trong hoạt động thông, thương ở những làng nóc xa xôi. Những con đường từ trung tâm huyện lỵ Nam Trà My dẫn về các xã giờ đã có cầu, có đường, có nhiều công trình hạ tầng, khơi thông mạch chảy hàng hóa và nông sản cho bà con vùng cao. 

 Đường dẫn lên nóc Tắc Pổ (thôn 1, xã Trà Tập).

Thời gian qua, đường vào vùng nguyên liệu chưa thể đầu tư do nguồn vốn lớn, ngân sách địa phương khó thể kham nổi. Vì vậy, tuyến giao thông nối từ đường liên xã Trà Dơn - Trà Leng (ĐH2NTM) hướng đi thôn 4 (nóc Ông Bình, xã Trà Dơn) dài gần 4km 5 năm trước, tuyến giao thông qua trung tâm xã là đường đất, mùa mưa lầy lội khiến lưu thông hết sức khó khăn. Đường sá trắc trở nên nông sản người dân làm ra bán rẻ như cho. Nhưng từ ngày con đường bê tông xi măng có bề rộng rộng 3,5m chạy dài khoảng 6km đi qua địa bàn thôn đến trung tâm xã đã "mở lối" làm ăn, phát triển kinh tế cho hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số. Đường sá được kiên cố hóa, người dân có đất sản xuất ở khu vực xa xôi trước kia quyết định cất nhà, đưa cả gia đình vào định cư. Hàng chục ngôi nhà mọc lên, cuộc sống ở làng mới khởi sắc với mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Tương tự, ở làng Tu Gia, thôn Tắc Pổ (xã Trà Tập, Nam Trà My) nhờ có tuyến đường đường bê tông kiên cố dẫn thẳng từ xã lên, nên trong 3 năm qua, đời sống của gần 50 hộ đồng bào thay đổi nhờ làm ăn khấm khá hơn. Nhà nhà đều sắm xe máy để thuận tiện cho việc đi lại. Theo già làng Hồ Văn Núi, làng Tu Gia cho biết, trước đây khi chưa có đường giao thông, cứ mỗi lần trong làng có người đau ốm, bà con phải cõng, khiêng bộ đi cấp cứu. Cái nghèo, cái đói cứ đeo bám không dứt. Nhưng từ khi có con đường mở ngang qua làng, già và bà con ai nấy đều phấn khởi. Nhờ có điều kiện tiếp thu văn hóa đời sống mới, nên người dân nâng cao nhận thức, suy nghĩ, nỗ lực làm ăn, phát triển kinh tế. Theo thống kê, hiện toàn xã Trà Tập có 27 nóc ở 4 thôn, trong đó 6 nóc khó khăn nhất đã có hệ thống giao thông dẫn đến tận nơi nhằm vực dậy đời sống cho bà con. Riêng làng Tắc Pổ, từ khi có con đường đến nay, cuộc sống bà con bước đầu đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Những con đường kiên cố từ trung tâm huyện về các xã đã tháo gỡ “điểm nghẽn” lưu thông hàng hóa, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Làng Măn Lin thuộc Thôn 2 xã Trà Vân (Nam Trà My) nằm cách trung tâm xã chưa tới 3 km nhưng đời sống người dân Ca Dong còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do chưa có đường giao thông nên hàng hóa, nông sản bà con làm ra không thể vận chuyển đi tiêu thụ được. Khi huyện Nam Trà My phát động phong trào làm đường giao thông thì nhân dân nơi đây phấn khởi và đăng ký thực hiện. Theo đó, huyện sẽ hỗ trợ toàn bộ xi măng và kinh phí 50 triệu đồng/1km, còn lại nhân dân tự hiến đất, san nền, khai thác vận chuyển cát sỏi để làm đường. Tất cả các hộ gia đình trong làng đã tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp công sức cùng nhau làm đường để xóa đói giảm nghèo. Tuyến đường này có chiều dài gần 1 km và rộng 3 mét khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện và nhất là thúc đẩy giao thương phát triển, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Mặc dù năm nay đã gần 70 tuổi nhưng khi làng Măng Lin hưởng ứng phong trào làm đường giao thông, ông Hồ Thăng Long đã tham gia rất nhiệt tình. Ông còn vận động con, cháu và hàng xóm cùng tham gia để đường nhanh chóng hoàn thành dẫn về tận làng. “Chúng tôi rất mừng vì tết năm nay làng đã có đường xe tới nhà, tới cửa rồi. Từ nay con heo, con gà, buồng chuối làm ra có thể mang đi bán để lấy tiền. Đây là cơ hội lớn để bà con ở Măng Lin thoát nghèo bền vững”, ông Long tâm sự.

Những nóc làng ở miền núi Nam Trà My đã đổi thay đáng kể từ khi chương trình làm đường lên nóc được triển khai. Trong ảnh là nóc Lâng Loan.

Phong trào vận động nhân dân làm đường bê tông nông thôn được triển khai tại 9/10 xã ở Nam Trà My. Đến cuối năm 2021, toàn huyện đã có hơn 5 km đường bê tông liên nóc, liên gia được nhân dân làm xong đưa vào sử dụng. Do việc thi công đòi hỏi các yếu tố về kỹ thuật nên huyện Nam Trà My cũng vận động các doanh nghiệp xây dựng đóng trên địa bàn tham gia hướng dẫn nhân dân về cách vận hành máy trộn bê tông, tỉ lệ pha trộn vật liệu hoặc giải phóng những chướng ngại vật lớn cản trở mặt đường, góp phần cho việc thi công được thuận tiện, đạt chất lượng. Đến giờ này toàn bộ các khu dân cư có điều kiện làm đường bê tông giao thông đều đăng ký với huyện để nhận vật tư tổ chức làm đường. Hầu hết các hộ đồng bào Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông đều tích cực tham gia hăng hái. Riêng đối với xã Trà Linh chỉ có thôn 1 đủ điều kiện làm đường nhưng vẫn nhận được sự góp công của nhân dân 3 thôn còn lại. Nhờ đó nên những làng nóc xa xôi trên sườn núi Ngọc Linh bây giờ đã có đường bê tông kiên cố dẫn về tận làng, tận nhà trong niềm phấn khởi của dân làng.

Cuối năm 2021, 3 dự án được UBND tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng, trong đó công trình giao thông trên đường ĐH5NTM đi qua 3 xã Trà Mai, Trà Vân, Trà Vinh (huyện Nam Trà My) được phê duyệt. Dự án này nhằm khắc phục sạt lở các tuyến đường sau thiên tai năm 2020, đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân 3 xã nói trên nối với trung tâm huyện Nam Trà My. Việc phê duyệt 3 dự án công trình giao thông tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam sẽ giúp cho người dân ở đây thuận tiện trong quá trình đi lại. Bên cạnh đó, đường sá dễ dàng lưu thông tạo điều kiện giao lưu và phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch,… giữa các vùng.

Những con đường vắt ngang sườn núi lên những nóc làng xa xôi tại Nam Trà My.

Chia sẻ về thực trạng hạ tầng giao thông ở địa phương, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Nam Trà My - ông Nguyễn Công Dũng cho hay, nhu cầu giao thông toàn huyện là rất lớn, với hơn 300km cần phải kiên cố hóa. Việc thu hút người dân tham gia làm đường vừa giải quyết khó khăn trong công tác đầu tư công, vừa đáp ứng được hạ tầng giao thông để các làng nóc phát triển. “Qua phong trào này tạo ra sản phẩm cụ thể là đường giao thông kiên cố để bà con đi lại thuận tiện. Quan trọng hơn nữa là từ việc làm đường cho thấy nhận thức trách nhiệm của bà con được nâng cao, giảm dần tính trông chờ ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước”. Những năm qua địa phương tập trung vào kiên cố hóa đường trục chính liên xã, phục vụ nhân dân đi lại. Bên cạnh bố trí lại các khu dân cư, huyện cũng tập trung khắc phục các tuyến đường bị sạt lở. Đến nay đã khắc phục giao thông bước 1 cho 100%  tuyến đường với tổng kinh phí trên 16 tỷ đồng. Riêng sau cơn bão số 9 vào cuối tháng 10.2020, huyện đã huy động phương tiện hỗ trợ với 476 ca và 255 nhân công tham gia mở đường công vụ phục công tác tìm kiếm cứu nạn. 

Trong thời gian tới, huyện Nam Trà My sẽ tiếp tục tìm kiếm, huy động nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường vào khu vực sản xuất, vùng nguyên liệu, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho người dân làm ăn, nâng cao thu nhập, đời sống. Không chỉ phục vụ sản xuất, việc mở đường kiên cố vào vùng nguyên liệu ở Nam Trà My sẽ tháo gỡ “điểm nghẽn” lưu thông hàng hóa, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

MINH NGỌC

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.