Quảng Nam: Mì Quảng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
MTXD - Bộ VHTT&DL đã công bố quyết định công nhận tri thức dân gian mì Quảng của Quảng Nam là di sản trong danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Trước đó, ngày 10/8/2023, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ VHTT&DL về việc đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mì Quảng tại tỉnh Quảng Nam. Mì Quảng là một trong những minh chứng tiêu biểu, biểu hiện rõ nét, sinh động cho bản sắc, cốt cách con người xứ Quảng.
Nghề chế biến mì Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân trong hành trình đi về phương Nam rộng mở, sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu gì trên đường để dung nạp, tiếp biến, làm nên sự đa dạng, phong phú trong hương vị ẩm thực.
Bộ VHTT&DL đã công bố quyết định công nhận tri thức dân gian mì Quảng của Quảng Nam là di sản trong danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Mì Quảng của xứ Quảng chính là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian; món ăn hiếm hoi có thể “chiều” được tất cả kiểu khách; món ăn dân dã nhưng hàm chứa cả diễn trình lịch sử hình thành, hệ tri thức dân gian của vùng đất Quảng Nam.
Mới đây, chuyên trang được mệnh danh "Bản đồ ẩm thực thế giới" Taste Atlas đã đưa ra danh sách 100 món ăn ngon nhất Việt Nam để thực khách quốc tế trải nghiệm, trong đó mì Quảng đứng đầu danh sách này.
Theo nhiều nhà ẩm thực, nhiều nguồn nghiên cứu thì mì Quảng có nguồn gốc ngay từ tên gọi. Mì Quảng là của cư dân vùng đất Quảng Nam – Đà Nẵng xưa, còn từ “mì” là nói đến chất liệu bột làm nên những sợi mì Quảng. Dùng tiếng gọi là “mì” nhưng mì Quảng lại không có tí bột mì nào. Mì Quảng xứng đáng làm một đề tài nghiên cứu về văn hóa trong lịch sử xứ đàng trong.
Cũng theo nhà nghiên cứu Phùng Tấn Đông, nếu như lấy tô mì Quảng phổ biến, phổ quát từ bao đời có truyền thống là tô mì tôm, thịt heo (phổ biến ở vùng Phú Chiêm) thì theo diễn trình lịch sử đã biến hóa thành nhiều loại mì với nhưn thịt ếch, baba, cua lột…, sợi mì được nhuộm bằng nghệ, hạt điều.
Theo trang Cookpad.com, biến tấu của mì Quảng đã lên đến 145 món. Mì Quảng đã “biến tấu”, “vạn biến” ở khâu nước nhưn tạo nên bức tranh sinh động của món ăn ở vùng “chưa mưa đà thắm/thấm”, vùng văn hóa mở, tương thích, dung hợp với các nền văn hóa khác biệt của mì Quảng.
Mì Quảng của xứ Quảng chính là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian; món ăn hiếm hoi có thể “chiều” được tất cả kiểu khách
Theo nhà nghiên cứu Tôn Thất Hướng, mì Quảng có nguồn gốc hình thành giữa thế kỷ XVI, là quá trình tiếp thu ẩm thực của cộng đồng người Chăm, đồng thời tiếp biến qua một thời gian dài với quá trình sinh tồn khai hoang của người Việt ở Quảng Nam. Phạm vi tồn tại của mỳ Quảng là toàn bộ vùng rất rộng lớn từ trung du, đồng bằng đến miền biển Quảng Nam là nơi cư trú của cộng đồng người Việt.
Mì Quảng không bất di bất dịch về nguyên liệu, không gò bó như các món ăn của các địa phương khác. Nếu phở phải có thịt bò hay thịt gà thì mỳ Quảng tự do và lãng mạn hơn bởi người dân có thứ gì thì cứ nấu ra thứ nhưn ấy. Cho nên, mì Quảng có rất nhiều loại nhân phong phú và phổ biến nhất là nhưn tôm thịt heo và nhân thịt gà. Đây là một món ăn có nhiều biến tấu, làm nổi bật tính chất văn hóa ẩm thực dân gian của món ăn mì Quảng.
Với những giá trị nổi bật nêu trên, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở VH-TT&DL tổ chức điều tra, xây dựng hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Nghề chế biến Mỳ Quảng tại tỉnh Quảng Nam”.
Dịp này, cùng với Phở Nam Định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký quyết định đưa “Tri thức dân gian Mỳ Quảng” của tỉnh Quảng Nam vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Hữu Văn
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.