Quảng Nam: Rộn ràng mùa kiệu Tết

MTXD - Thời điểm này, nông dân trồng kiệu Tết tại các địa phương Đà Nẵng – Quảng Nam đang vào vụ thu hoạch kiệu Tết.

 MTXD - Thời điểm này, nông dân trồng kiệu Tết tại các địa phương Đà Nẵng – Quảng Nam đang vào vụ thu hoạch kiệu Tết.

Tại huyện Thăng Bình (Quảng Nam), vụ kiệu Tết năm nay, lo ngại dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nên nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Thăng Bình chủ động giảm diện tích trồng. Từ tháng 8 âm lịch nông dân trên địa bàn huyện bắt đầu trồng kiệu vụ Tết. Nông dân bắt đầu gieo giống và bón phân, chăm sóc tích cực để kiệu phát triển. Đất cát pha tại địa phương chính là ưu thế lớn trong việc trồng loài cây này, giúp củ kiệu trắng, giòn và thơm hơn so với kiệu miền Nam. Kiệu trồng đến khi ra củ thì được bón thúc để cây đẻ nhánh, theo đó nông dân tỉa lá héo úa tránh gây hư hại cho toàn cây.

Theo các hộ dân trồng kiệu ở xã Bình Phục (huyện Thăng Bình) thì năm nay thời tiết thất thường, lúc mới xuống giống thì gặp hạn hán kéo dài, giai đoạn cây cho củ thì gặp mưa lớn kéo dài trong tháng 10 và tháng 11 khiến kiệu úng và hư hại, năng suất không cao như mọi năm.

Hơn nửa tháng nay, gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh ở thôn Bình Trúc 2 (xã Bình Sa, Thăng Bình) tập trung vào trồng kiệu và thu hoạch kiệu vụ Tết. Nhà anh có 4 sào trồng kiệu. Anh Mạnh cho biết, vụ kiệu Tết năm nay do thời tiết không thuận lợi nhưng bù lại giá ổn định nên người trồng kiệu cũng yên tâm. Đầu tháng 12 Âm lịch, cánh đồng trồng kiệu chuyển qua màu vàng, là thời điểm nông dân thu hoạch phục vụ Tết. Dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nhờ kinh nghiệm trồng lâu năm nên vườn kiệu của người dân vẫn đảm bảo đủ sản lượng.

Anh Nguyễn Văn Mạnh cho biết kiệu tết năm nay được giá nên nông dân cũng vui mừng

Cũng như bà con nông dân Bình Sa, thời điểm này nông dân các xã Bình Phục, Bình Triều, Bình Đào, Bình Giang của huyện Thăng Bình cũng tập trung vào việc thu hoạch kiệu. Năm nay có nhiều xã như xã Bình Phục trồng khoảng 200ha và hầu như gia đình nào cũng cắt giảm diện tích do lo ngại của dịch bệnh khiến sức tiêu thu giảm, và sự thất thường của thời tiết những tháng cuối năm. Ông Nguyễn Mẫn ở thôn Ngọc Sơn Tây (Bình Phục) cho biết, nếu được mùa, cây kiệu sẽ cho năng suất khoảng 500kg/sào thì sẽ lãi lớn. Nếu không may mất mùa xuống dưới 250kg/sào và nếu giá cả vẫn ổn định ở mức 18.000 – 20.000/kg như hiện nay thì người trồng kiệu cũng không thua lỗ. 

Bà Nguyễn Thị Bốn cho hay kiệu là nguồn thu chính của nhiều người dân ở vùng đông Thăng Bình dịp cuối năm.

Tại các cánh đồng kiệu xã Bình Phục, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” kiệu của huyện Thăng Bình, không khó để bắt gặp nét rạng ngời trên gương mặt của những nông dân đang miệt mài thu hoạch kiệu Tết. Bà Nguyễn Thị Bốn cho hay: “Kiệu là nguồn thu chính, nên chúng tôi trông chờ dữ lắm! Năm nay, kiệu dù không được mùa do thời tiết nhưng được giá, tiêu thụ lại thuận lợi nên ai cũng thấy phấn khởi. Thương lái đến tại ruộng mua sỉ nguyên đám nên mình cũng đỡ tốn chi phí thuê công nhổ, rửa kiệu, bó kiệu đi cân... Với 6 sào kiệu, gia đình tôi lãi khoảng 30 triệu đồng, cao hơn nhiều so với năm ngoái”.

Tại Đà Nẵng, thời điểm này người dân xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cũng đang tất bật thu hoạch kiệu để bán cho thương lái. Trung bình mỗi sào kiệu, nông dân xuống giống khoảng 35kg và thu hoạch lại khoảng từ 700kg- 1 tấn, thậm chí cao hơn, tùy theo chất lượng giống kiệu. Bên đám kiệu đang thu hoạch dở, ông Ngô Văn Lộc chia sẻ: “Vụ kiệu năm năy, ở thời điểm cây kiệu phát triển mạnh thì trời nắng nóng kéo dài, gần cuối vụ lại xảy ra nhiều đợt mưa lũ, nên việc đầu tư, chăm sóc rất vất vả, năng suất kiệu không cao. Bù lại đầu ra lại thuận lợi, nên nông dân có niềm vui trọn vẹn. Riêng 2 sào kiệu của gia đình tôi đã được thương lái đặt mua tại ruộng với giá 25.000 đồng/kg kiệu củ, tăng tới 5.000 đồng/kg so với năm ngoái”.

Hiện tại, giá thành thương lái mua từ 20.000 đến 25.0000 đồng/kg,  cao hơn so với những năm trước. Người trồng kiệu ở Đà Nẵng cho biết, năm nay tuy gặp nhiều khó khăn nhưng bù lại thương lái thu mua kiệu rất nhanh, có bao nhiêu mua hết bấy nhiêu, không kỳ kèo làm giá như mọi năm. Vì thế, dù sản lượng có giảm nhưng bà con vẫn phấn khởi cho mùa vụ năm nay.

Củ kiệu là món ăn được nhiều người ưa chuộng thời điểm cuối năm.

Không chỉ người trồng kiệu phấn khởi mà ngay cả thương lái cũng hồ hởi không kém. Ông Huỳnh Bình, một người thu mua kiệu nhiều nhất ở xã Bình Phục (huyện Thăng Bình), cho biết, năm nay kiệu đắt giá vì khách hàng nhiều địa phương ưa chuộng. Giáp Tết, kiệu là cây trồng mang lại thu nhập chính cho nông dân ở nhiều nơi, nên kiệu được giá đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân tăng cao, đời sống được cải thiện và việc tái đầu tư sản xuất cũng sẽ tốt hơn. Ngoài những hộ trồng kiệu, những thương lái cũng có thu nhập khá. Các dịch vụ “ăn theo” cây kiệu như: Đan giỏ kiệu, nhổ, chặt, rửa, xếp bó, vận chuyển kiệu lên xe cũng tạo việc làm, thu nhập khá cho nhiều lao động.

Kiệu sau khi thu hoạch sẽ được các thương lái thu mua chở đi các chợ huyện, chợ đầu mối tại địa phương và vào miền Nam hoặc ra Bắc để tiêu thụ. Vào mỗi dịp cuối năm, người trồng kiệu có thêm nguồn thu nhập ổn định để trang trải Tết cho gia đình và dành dụm cho con cái nhập học sau Tết. Củ kiệu và cả lá kiệu đều có thể làm các món ăn. Củ kiệu thường được muối dưa chua tương tự như cách muối dưa hành, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà. Có thể nói thấy kiệu là thấy mùa Tết đã đến gần. Và ngược lại, Tết nhất cũng phải có củ kiệu dưa hành thì mới có không khí.

MINH NGỌC – CAM LÂM

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.