Quảng Ngãi dành nguồn kinh phí trùng tu nhiều di tích xuống cấp

​MTXD - Nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, trong giai đoạn 2022 - 2023 tỉnh Quảng Ngãi sẽ thực hiện trùng tu, tôn tạo 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và 46 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp.

MTXD - Nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, trong giai đoạn 2022 - 2023 tỉnh Quảng Ngãi sẽ thực hiện trùng tu, tôn tạo 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và 46 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp.

Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, Quảng Ngãi hiện có 254 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Qua rà soát, chỉ có 98 di tích được cắm mốc giới, 41 di tích được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có khoảng 50 di tích bị lấn chiếm, xâm hại, trong đó có cả những di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và Quốc gia đặc biệt. Hiện nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.

Thành cổ Chămpa ở Di tích thắng cảnh Núi Phú Thọ.

Việc thực hiện tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích cần có sự đầu tư kinh phí lớn để bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch trong không gian liên kết giữa các di tích Quốc gia khác như núi Thiên Ấn và mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu Chứng tích Sơn Mỹ…. nhưng nguồn ngân sách của địa phương lại chưa bảo đảm cân đối, bố trí cho công tác này. Từ năm 2018 đến nay, hàng năm, ngân sách cấp tỉnh Quảng Ngãi bố trí từ 1,5 - 3 tỷ đồng để thực hiện trùng tu, tôn tạo, bảo quản định kỳ các di tích có nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Nguồn kinh phí này không đủ để thực hiện trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích được xếp hạng.

Theo đề nghị của Bộ VH-TT&DL, Quảng Ngãi đã đề xuất nhiệm vụ và kinh phí thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025. Giai đoạn 2022 – 2025, Quảng Ngãi sẽ thực hiện trùng tu, tôn tạo 7 di tích lịch sử cấp quốc gia và 46 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp. Đây là sự quan tâm đầu tư rất lớn của tỉnh nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các di tích, đáp ứng các hoạt động văn hóa, du lịch ở địa phương.

Di tích quốc gia Chiến thắng Vạn Tường sẽ được đầu tư 2 tỷ đồng để trùng tu, bảo vệ.

Để khắc phục tình trạng xuống cấp di tích quốc gia Chiến thắng Vạn Tường, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi đang lập dự toán kinh phí trùng tu, tôn tạo di tích này. Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng cho biết, Sở đang lập dự toán khoảng 2 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo di tích này, trình UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương thực hiện trong năm 2024 - 2025 nhằm chuẩn bị cho công tác tổ chức Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965-18/8/2025). Đồng thời, sở sẽ phối hợp với UBND huyện Bình Sơn tham mưu UBND tỉnh phân cấp cho địa phương này trực tiếp quản lý di tích để phát huy được hiệu quả công tác quản lý.

Ngoài ra, thắng cảnh Núi đá Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn tại xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi) được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia năm 1993. Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh đưa di tích Núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn vào danh mục các Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 với kinh phí 15 tỷ đồng.

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ) và di tích Quốc gia Thành Châu Sa (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi) dự kiến được tu bổ, tôn tạo với kinh phí khoảng 500 tỷ đồng. Theo đó, đối với di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, dự kiến tổng kinh phí đầu tư tôn tạo, tu bổ khoảng 350 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2023-2025. Đối với đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích Quốc gia Thành Châu Sa (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi), tổng kinh phí khoảng 150 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư ngân sách Trung ương, thời gian thực hiện 2024-2025.

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn cùng đoàn kiểm tra Di tích trên địa bàn huyện Nghĩa Hành.

Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Nguyễn Tiến Dũng cho biết, di tích của tỉnh khá nhiều, chủ yếu là các di tích lịch sử, cách mạng tồn tại dưới dạng địa điểm, nằm rải rác, phân bố ở vùng sâu, vùng xa, đường giao thông đi lại rất khó khăn, nên chưa tạo được sự liên kết để phát triển hiệu quả cho các tuyến tham quan du lịch trong tỉnh. Kinh phí đầu tư cho trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô của di tích quốc gia đặc biệt hoặc di tích quốc gia. Nhiều di tích đã được xếp hạng, nhưng chưa được đầu tư kinh phí để phục hồi, tu bổ. Thời gian qua, Quảng Ngãi đã dành sự quan tâm đầu tư rất lớn nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch ở địa phương. Ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tỉnh cũng tích cực kêu gọi xã hội hóa trong việc trùng tu di tích lịch sử, văn hóa.

“Để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Sở VH-TT&DL tiếp tục tham mưu tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong thực hiện các chế độ chính sách, công tác quản lý, tu bổ tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Di sản cho người dân biết; tích cực kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng, giao thông, khuyến khích hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích từ nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Đồng thời, tạo sự gắn kết giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch của tỉnh”, ông Dũng cho biết.

Tiêu Dao

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.