Quảng Trạch - Quảng Bình: Dự án "vẽ" trên giấy, hơn 40 hộ dân sống mòn mỏi vì quy hoạch

​MTXD - Đằng đẵng 15 năm kể từ khi thực hiện dự án Nhà máy luyện gang và sản xuất phôi thép Quảng Bình do Công ty TNHH Anh Trang làm chủ đầu tư xây dựng cũng là từng ấy năm hàng chục hộ dân thuộc thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị ''mắc kẹt'' trong vùng quy hoạch. Dự án nghìn tỷ ''vẽ'' ra nhưng không thực hiện được đã gây ra rất nhiều hệ lụy, thiệt hại, khó khăn cho người dân nơi đây.

MTXD - Đằng đẵng 15 năm kể từ khi thực hiện dự án Nhà máy luyện gang và sản xuất phôi thép Quảng Bình do Công ty TNHH Anh Trang làm chủ đầu tư xây dựng cũng là từng ấy năm hàng chục hộ dân thuộc thôn Nam Lãnh, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị ''mắc kẹt'' trong vùng quy hoạch. Dự án nghìn tỷ ''vẽ'' ra nhưng không thực hiện được đã gây ra rất nhiều hệ lụy, thiệt hại, khó khăn cho người dân nơi đây.

 Dự án nghìn tỷ "đắp chiếu" khiến hàng chục hộ dân "sống treo" suốt 15 năm.

15 năm mỏi mòn chờ đợi

Theo tìm hiểu, Dự án Nhà máy luyện gang và sản xuất phôi thép tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch do công ty TNHH Anh Trang làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Quảng Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 29/03/2008 với tổng vốn đầu tư là 1.035 tỷ đồng. Dự án được UBND tỉnh cho thuê đất tại Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 11/11/2008 và Quyết định số 2391/QĐ-UBND ngày 07/09/2009 với tổng diện tích hơn 50 ha chia làm 02 giai đoạn. Được triển khai khởi công từ tháng 05/2009 và đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ thúc đẩy nền công nghiệp cũng như kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Thế nhưng đến nay dự án nằm hoang hóa , ''phơi nắng, phơi sương '' kéo theo đó hơn 20 ha đất còn lại của người nông dân ở giai đoạn 02 của dự án tiếp tục bị ''treo'' lơ lửng cùng với thời gian. Có đến hơn 40 hộ dân nằm trong vùng quy hoạch vẫn chưa nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng, không có đất sản xuất, không được cấp quyền sử dụng đất, nhà cửa không được xây dựng và nâng cấp ... đã đẩy người nông dân lâm vào cảnh ''chết đứng'' trên chính mảnh đất của mình.

Bị "mắc kẹt" trong quy hoạch, đất đai trở nên hoang hóa, cằn cỗi.

Đến thăm nhà ở của các hộ dân đang sinh sống ở nơi đây, mới cảm nhận hết những nỗi khổ cực mà người dân phải gồng gánh chịu đựng suốt 15 năm qua. Nằm tọa lạc trên khu ''đất vàng'', cách đường Quốc lộ 1A khoảng chừng hơn 200m, con đường dãn vào nhà dân trời mưa lầy lội, nhếch nhác, cỏ dại mọc um tùm. Nếu không có người dẫn dắt đến sẽ ít ai biết được ẩn nấp sau những vườn cây bạch đàn bị bỏ hoang ấy có những ngôi nhà tạm bợ, lụp xụp, chắp vá có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Sống trong quy hoạch "treo" hơn nữa đời người, Bà Nguyễn Thị Thìn (1957) trú ở Chòm 3 thôn Nam Lãnh buồn bã chia sẽ với PV: "Ở đây nó khổ hết đường cháu ơi. Trước đây chưa có dự án, nơi đây đất đai màu mỡ bà con ai nấy đều bám đất làm ăn. Đến khi có dự án Anh Trang về triển khai dân ở vùng này khổ bắt đầu từ đấy. Đất thì bỏ hoang mà người dân không có đất canh tác, nhà cửa không được sửa sang vì nằm trong diện tích đất bị thu hồi. Hồi đó đất của gia đình bà họ đền cho 136 triệu mà có hơn 5 sào đất thì làm sao đủ tiền để đi mua đất ở chỗ khác chứ. Mà giờ dự án có làm được cái gì đâu, nhà nước thu hồi đất của dân để hoang phí. Xung quanh đây còn có mấy hộ dân không chịu đựng được họ đã bỏ đi sinh sống ở vùng đất khác, nhà cửa rồi đất đai để hoang thế đó".

Nhà dân heo hút, dột nát, bỏ hoang trong nhiều năm.

Cùng với nỗi niềm đó, Bà Vũ Thị Dung (1958) cho biết: "Nhà cửa thì củ nát, chật chội, xuống cấp nhưng các hộ dân chúng tôi ở đây chẳng được cấp sổ đỏ để xây dựng nhà cửa. Chẳng biết chờ đợi đến bao giờ bà con mới được "cởi trói" nữa. Chúng tôi già cả rồi nhưng thế hệ con cháu mình lớn lên chẳng biết ở đâu. Đất thì có nhưng phải đi làm thuê chật vật kiếm sống". Chỉ tay vào cái chuồng gà của mình bà than thở: "Ngoài nuôi con gà ra bà chẳng nuôi thêm được con gì. Bởi làm cái chuồng chăn nuôi còn khó chứ đừng nói đến làm nhà. Nghe tiếng chúng tôi chở xe vật liệu là xã đến ngăn chặn liền". Chịu đựng chừng ấy năm quá đủ rồi, chỉ mong chính quyền địa phương, huyện, tỉnh quan tâm nhanh chóng tháo gỡ quy hoạch sớm trả lại đất cho bà con ổn định cuộc sống".

Gặp gỡ chúng tôi trong những ngày Quảng Bình trời mưa tầm tả, chị Nguyễn Thị Hiệp bức xúc nói: "Nhà nào nhà nấy ở đây vẻn vẹn chưa đầy 30m2. Mùa nắng thì còn đỡ chứ mùa mưa bão xuống thì khổ đủ đường. Mái tôn lợp đã lâu bây giờ đã mục nát, mưa xuống thấm dột khắp nơi. Xoong nồi, thau chảo gì trong nhà đều đem ra để hứng nước. Đồ đạc ngổn ngang không có chỗ mà ngồi tiếp khách. Vừa rồi gia đình chị kiên quyết cơi nới làm mới thêm để còn có chỗ cho con cái ở và học hành. Xã cũng đến mấy lần bảo không được làm nhưng lỗi đâu phải của dân mà bắt dân phải chịu đựng".

Người dân lo thấp thỏm vì nhà cửa xuống cấp nghiêm trọng

Cần giải quyết dứt điểm

Với thực trạng mà người dân địa phương nơi đây "kêu cứu", trao đổi với ông Tưởng Bá Giai - PCT xã Quảng Phú cũng trăn trở với PV rằng: "Hiện tại, xã có 44 hộ dân nằm trong quy hoạch dự án chưa nhận được tiền đền bù, chưa được cấp GCNQSDĐ trong đó có 06 hộ dân có nhà ở đã bị xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn không chỉ cho người dân mà ngay cả địa phương. Dự án tạm dừng đã lâu, xã cũng đã làm tờ trình báo cáo lên Phòng Tài nguyên và môi trường tham mưu cho UBND huyện để giải quyết nhưng đến nay cũng chưa thấy huyện xem xét".  

Để làm rõ những bất cập mà người dân nơi đây đang gặp phải, ngày 06/10/2023 PV Môi trường Xây dựng đã trực tiếp đặt đơn làm việc với Chánh VP huyện Quảng Trạch nhưng đến nay đã 12 ngày trôi qua nhưng chưa có bất kỳ phản hồi nào từ phía huyện.

Như vậy, một dự án đã từng được xem là triển vọng đem đến lợi ích thiết thực cho tỉnh nhà cũng như người dân. Nhưng quy hoạch vạch ra cuối cùng để "đắp chiếu" vì chủ đầu tư không có năng lực. Và rồi, các cơ quan chức năng huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cũng lãng quên mất "số phận" của hơn 40 hộ dân sống mỏi mòn trong 15 năm qua. Xin kính chuyển những thông tin trên đến các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình vào cuộc kiểm tra, "cởi trói" quy hoạch kịp thời cho người dân nơi đây yên tâm ổn định cuộc sống.

Lâm Anh

Bài 2 : Dự án thu hồi, người dân có được "cởi trói"?

 

            

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.