Quy chuẩn thoát nước, xử lý nước thải hướng tới công trình xanh và nền kinh tế tuần hoàn

MTXD - Tóm tắt: Ngày nay xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật đều hướng tới “kinh tế xanh, tăng trưởng xanh”, đồng thời hướng tới phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Với lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, thoát nước và xử lý nước thải cũng theo xu hướng phát triển chung đó. Kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội.

MTXD - Tóm tắt: Ngày nay xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật đều hướng tới “kinh tế xanh, tăng trưởng xanh”, đồng thời hướng tới phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Với lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, thoát nước và xử lý nước thải cũng theo xu hướng phát triển chung đó. Kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, nền kinh tế tuần hoàn (KTTH, Circular Economy) được hiểu là nền kinh tế bảo tồn các yếu tố đầu vào. Chất thải được giảm thiểu và tài nguyên được tái sử dụng thay vì được xử lý như chất thải sau lần sử dụng đầu tiên. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nền KTTH là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển. Với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thoát nước, xử lý nước thải, để hiện thực hóa công trình xanh, hướng tới nền KTTH, các ý tưởng chủ đạo là tập trung vảo tái sử dụng và tuần hoàn nước trong một chu trình khép kín. Trong dự thảo Quy chuẩn 07-2:20xx/BXD đã cụ thể hóa trong các nội dung về thoát nước, xử lý và tái sử dụng nước thải và bùn cặn. Đặc biệt nhấn mạnh rằng, nước thải sau khi xử lý tới một mức độ nhất định, đảm bảo yêu cầu tái sử dụng cho những mục đích khác nhau.

Từ khóa: thoát nước, xử lý và tái sử dụng nước thải, thu gom và tái sử dụng nước mưa.

Ngày nay xu hướng phát triển kinh tế-xã hội cũng như phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuất đều hướng tới “kinh tế xanh, tang trưởng xanh”, đồng thời hướng tới phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Với lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng, thoát nước và xử lý nước thải cũng theo xu hướng phát triển chung đó.

1. Khái niệm

- Theo TS. Nguyễn Đức Trọng [4], Kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: kinh tế (xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển năng lượng sạch, đáp ứng nhu cầu việc làm của người dân và thúc đẩy tăng trưởng…), môi trường (đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảo tồn tài nguyên biển, bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn…) và xã hội (nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới và giảm thiểu bất bình đẳng xã hội…).

Kinh tế xanh có tính chất bền vững, có nghĩa là những hoạt động trong nền kinh tế tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị có ích lợi, hướng đến phát triển cuộc sống của cộng đồng xã hội con người; đồng thời, những hoạt động này thân thiện với môi trường. 3 yếu tố này được cân bằng sẽ thỏa mãn tính bền vững.

- Theo TS Lê Hoàng Lan [3]: Nền kinh tế tuần hoàn (KTTH, Circular
Economy) là nền kinh tế bảo tồn các yếu tố đầu vào. Chất thải được giảm thiểu và tài nguyên được tái sử dụng thay vì được xử lý như chất thải sau lần sử dụng đầu tiên. Mục tiêu là phá vỡ mối liên hệ tuyến tính giữa tăng trưởng kinh tế và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để nền kinh tế toàn cầu của chúng ta không bị ràng buộc với sự tàn phá môi trường.
Nền kinh tế hiện tại là một hệ thống tuyến tính với đặc điểm các nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên, chế tạo thành sản phẩm và sau khi sử dụng thì bị vứt bỏ. Nền KTTH xem xét tất cả các công đoạn trên toàn chuỗi cung ứng để có thể sử dụng ít tài nguyên nhất ngay từ đầu, lưu thông tài nguyên càng lâu càng tốt, sử dụng tối đa giá trị của tài nguyên, đồng thời thu hồi và tái tạo sản phẩm khi hết thời gian sử dụng. Cách hiểu mới này đòi hỏi thiết kế sản phẩm bền lâu, dễ dàng tháo dỡ và tái chế.

Nguyên tắc của KTTH:

(1).Thiết kế loại bỏ chất thải và ô nhiễm

(2) Giữ cho sản phẩm và nguyên vật liệu được sử dụng càng lâu càng tốt

(3) Tái tạo các hệ thống tự nhiên

Cần có cơ chế chính sách khuyến khích hợp lý để hỗ trợ chuyển đổi sang nền KTTH

- Theo TS Nguyễn Đình Đáp/1/: Phát triển KTTH trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. KTTH là mô hình kinh tế trong đó đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và nền KTTH là mô hình được quan tâm, định hướng phát triển. Tại Việt Nam, việc ứng dụng KTTH gắn với phát triển bền vững, với tăng trưởng xanh đang được quan tâm, đề cập nhiều hơn trong những năm gần đây.

Đặc biệt, nội dung về xây dựng kinh tế tuần hoàn được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

2-Với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thoát nước, xử lý nước thải

Để hiện thực hóa công trình xanh, hướng tới nền KTTH, các ý tưởng chủ đạo là tập trung vảo tái sử dụng và tuần hoàn nước trong một chu trình khép kín. Trong dự thảo Quy chuận 07-2:20xx/BXD được cụ thể hóa trong các nội dung:

Hệ thống xử lý nước thải

2.1. Tính cấp thiết và các chi tiết cần cập nhật

Từ khi QCVN 2-7:2016 ban hành đến nay đã được gần 5 năm. Trong khoảng thời gian đó, khoa học, công nghệ nói chung và khoa học, công nghệ và kỹ thuật thoát nước - xử lý nước thải cũng như kỹ thuật môi trường có những biến động rất mạnh mẽ, hướng tới công trình xanh và thực hiện KTTH.

- Cập nhật văn bản pháp lý và tài liệu viện dẫn:

+ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2022.

+ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng.
+ QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
+ QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

+ QCVN 50:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

+ QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

+ Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

- Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi Việt Nam là là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. BĐKH và những thay đổi môi trường do hoạt động của con người có thể gây ngập lụt đường phố các đô thị, như đã xảy ra trong các thành phố phía nam Việt Nam những năm gần đây. Các đô thị duyên hải phía Bắc và miền Trung cũng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Cụ thể

- Tham khảo các Quy chuẩn mới của một số nước:

+ Urban Waste Water Treatment Directive, European Commission

+ The Urban WasteWater Treatment Directive

+ The Urban Waste Water Treatment (England and Wales...)

+ Regulatory Frame works for Urban Services - OECD.

- Thuật ngữ định nghĩa sử dụng trong quy chuẩn Tổng cộng gần 30 thuật ngữ, nhiều hơn QCVN 07-2::2016 khoảng trên 10 thuật ngữ. Thí dụ:

+ Cống bao Tuyến cống chuyển tải nước thải từ các giếng tách nước thải để thu gom toàn bộ nước thải khi không có mưa và một phần nước thải đã được hòa trộn khi có mưa trong hệ thống thoát nước chung từ các lưu vực khác nhau và chuyển tải đến trạm bơm hoặc nhà máy xử lý nước thải.

Thi công hệ thống thoát nước đô thị

+ Mạng lưới thoát nước

* Tuyến cống cấp 1 là tuyến cống chính thu gom dẫn nước từ các lưu vực thoát nước đến nhà máy xử lý nước thải hoặc xả ra nguồn tiếp nhận.
*Tuyến cống cấp 2 là cống tiếp nhận và vận chuyển nước từ cống cấp 3  vào cống cấp 1.

* Tuyến cống cấp 3 là cống thu gom nước mưa, nước thải từ các hộ thoát nước đến cống cấp 2 hoặc cống cấp 1.

+ Nước thải tái sử dụng

Nước thải sau khi xử lý tới một mức độ nhất định, đảm bảo yêu cầu để sử dụng cho những mục đích khác nhau.

+ Bùn thải

Bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm thoát nước và nhà máy xử lý nước thải.
+ Đấu nối hệ thống thoát nước

Kết nối cống thoát nước từ hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.

+ Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện hiếu khí

Quá trình xử lý nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện có ôxy.

+ Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện yếm khí hay kỵ khí
Quá trình xử lý nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện không có ôxy.

+ Quá trình xử lý nước thải trong điều kiện thiếu khí

Quá trình xử lý nước thải dưới tác dụng của các vi sinh vật trong điều kiện nồng độ ôxy hòa tan trong nước dưới 0,5 mg/l.

+ Công trình xử lý nước thải tại chỗ

Xử lý tại nơi phát sinh nước thải tại hộ gia đình, khuôn viên của chung cư cao tầng hoặc cơ quan, công trình thương mại, dịch vụ...

Bổ sung, cập nhật một số định nghĩa thuật ngữ: Các công trình xử lý nước thải theo một số công nghệ mới

+ Công nghệ Khoan kích ngầm

+ Công nghệ Màng – MBR= Membrane Bio Reactor

2.2 Một số quy định cần điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam
- Quy định các điều khoản kỹ thuật về đường kính tối thiểu của miệng giếng thăm d=0,6 m thay vì 0,7 m trước đây, giếng tràn tách nước mưa trong các cống bao cải tạo của hệ thống thoát nước chung, …
- Trong quá trình thực hiện những năm qua xuất hiện những vấn đề như :+ Xuất hiện các loại vật liệu ống cống mới được áp dụng trong thoát nước
+ Xuất hiện các kỹ thuật mới trong thi công đường cống ngầm hoặc những chiều sâu đặt ống cống mới tới 20-30 m so với mặt đất, …
+ Xuất hiện các loại hình công nghệ, kỹ thuất mới trong xử lý nước thải siinh hoạt đô thị và công nghiệp trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0,
- Quy chuẩn được sửa đổi, bổ sung sẽ góp phần giúp các đơn vị đào tạo, thiết kế kỹ thuật dễ dàng áp dụng và thực tiễn trong công tác thuộc lĩnh vực chuyên ngành, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong thời kỳ công nghiệp 4.0:

Đường ống, giếng thăm và các công trình phụ trợ trên mạng lưới thoát nước phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật.

- Các đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp phải dành quỹ đất để xây dựng các hồ điều hòa nước mưa, chống úng ngập với diện tích và chiều sâu phù hợp đảm bảo không úng ngập và thoát nước bền vững.
- Hệ thống thoát nước chung có điều tiết bằng hồ điều hòa, nước mưa khi xả vào hồ điều hòa phải qua giếng tràn nước mưa. Việc trữ nước và điều tiết mực nước của hồ điều hòa phải bảo đảm nhiệm vụ điều tiết nước mưa.
- Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa diện tích hồ điều hòa trên tổng diện tích đô thị, khu dân cư tập trung với chiều sâu hồ phù hợp hợp để hạn chế úng ngập. Cần kiểm tra, thu thập số liệu khí trượng thủy văn, xác định lưu lượng tính toán với chu kỳ tràn cống theo QCXDVN 01:2021/Bộ XD.

- Đối với những trận mưa với cường độ và lưu lượng vượt quá giá trị tính toán với chu kỳ tràn cống đã lựa chọn, phải có giải pháp phù hợp để hạn chế, giảm thiểu úng ngập, hướng tới mô hình thoát nước bền vững.
Diễn giải rõ thêm về đường kính tối thiểu:

Bổ sung một số quy định về khoảng cách giữa các giếng khi áp dụng thi công bằng khoan kích ngầm. Chi tiết hóa những yêu cầu cụ thể; Lòng máng trong giếng thăm được yêu cầu rõ thêm

- Mọi điều khoản về thiết kế, thi công, trong trường hợp sử dụng phương pháp khoan kích ngầm đối với mạng lưới cống ngầm thoát nước đặt sâu dưới lòng đất, dẫn nước thải đến nhà máy xử lý nước thải. phải tuân thủ quy định riêng.

- Đối với mọi loại đô thị (đặc biệt là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị loại một trực thuộc Chính quyền Trung ương quản lý), phải đẩm bảo thời gian ngập úng không quá 120 phút với chiêu cao lớp nước ngập không quá 20 cm.

Công trình xử lý nước thải:

+ Cụ thể hóa yêu cầu xử lý đối với các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Đặc biệt các công sinh xử lý sinh học kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí
+ Bổ sung một số quy định về các công nghệ XLNT đã áp dụng tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay.

+ Bổ sung một số quy định về hệ thống khử mùi trong trạm XLNT. Với loại công trình thoát nước, xử lý nước thải đô thị đã có bảng chỉ rõ mức độ tác động của BĐKH và NBD và đề xuất giải pháp hay yêu cầu thiết kế kỹ thuật thích ứng với BĐKH và NBD

2.3 Lựa chọn công nghệ XLNT

Cụ thể hóa các tiêu chí để lựa chọn công nghệ phù hợp là:

Hiệu quả và mức hoạt động cụ thể của các công nghệ. Đây thường là tiêu chí phù hợp nhất trong các nghiên cứu so sánh. Khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm khác ngoài mục tiêu xử lý chính cũng mang lại lợi thế cho công nghệ trong quá trình đánh giá. Tương tự, chúng ta cần phân tích quy trình và cách thức giải quyết các chất ô nhiễm sau khi xử lý ở NMXLNTTT, đặc biệt là các giải pháp xả thải bùn chứa nhiều chất ô nhiễm nồng độ thấp.
Tính tin cậy của các công nghệ. Quá trình xử lý cần ổn định và có khả năng thích ứng với tình trạng nồng độ chất ô nhiễm thay đổi lớn, có nghĩa là công nghệ cần có khả năng tiếp tục xử lý và mang lại hiệu quả xử lý chấp nhận được trong các điều kiện bất thường. Do vậy hệ thống phải đảm bảo xử lý hiệu quả nước thải khi dòng nước đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm thay đổi thường xuyên/ không thường xuyên trong giới hạn cho phép, đồng thời sẵn sàng XLNT khi nồng độ các chất ô nhiễm biến động lớn.

Tính bền vững về tài chính. Công nghệ càng có chi phí thấp thì càng hấp dẫn. Tuy nhiên, ngay cả công nghệ có chi phí thấp cũng có khi không bền vững về mặt tài chính vì yếu tố này phụ thuộc vào sự sẵn có của quỹ hình thành từ phí thu được của các đơn vị gây ô nhiễm. Trong trường hợp XLNT công nghiệp, các doanh nghiệp phát thải phải sẵn sàng và có khả năng chi trả ít nhất chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Mục tiêu cuối cùng là thu hồi đầy đủ chi phí, mặc dù ban đầu có thể cần áp dụng các cơ chế tài trợ đặc biệt như hỗ trợ tài chính, quỹ xoay vòng và các chương trình đầu tư theo giai đoạn. NMXLNTTT được coi là một giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý và xả nước thải phát sinh từ các khu dân cư đô thị và KCN. Quy trình XLNT trong NMXLNTTT gồm 5 bước:

1. Phân loại tại nguồn phát thải.

2. Xử lý sơ bộ - bao gồm một số quy trình để loại bỏ các thành phần không mong muốn trong nước thải. Các quy trình này sử dụng song chắn rác, bể lắng cát để loại bỏ cát và các mảnh rác lớn, thiết bị nghiền để cắt nhỏ các chất rắn thô, thiết bị sục khí trước để kiểm soát mùi và loại bỏ dầu mỡ.

3. Xử lý sơ cấp - bao gồm quy trình loại bỏ các cặn lắng trước khi tiến hành xử lý sinh học. Quy trình XLNT nói chung gồm có: khuấy nhanh + keo tụ + lắng cặn

4. Xử lý thứ cấp - bao gồm quy trình làm trong nước thải, loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan bằng phản ứng vi sinh. Hiện có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là xử lý kỵ khí và/hoặc hiếu khí.

5. Xử lý cấp ba - chủ yếu là xử lý cơ học và hóa học, áp dụng sau quá trình xử lý sinh học để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đặt ra. XLNT với chi phí thấp là một yếu tố quan trọng cần lưu ý; yếu tố này phụ thuộc vào việc thiết kế phù hợp; tuy nhiên công tác thiết kế các hệ thống xử lý lại khác nhau do tùy thuộc vào bản chất và quy mô của hoạt động XLNT.

Hệ thống xử lý nước thải

Đánh giá sự phù hợp của các công nghệ tốt hiện có để áp dụng trong các khu công nghiệp ở Việt Nam:

Thuật ngữ BAT (The best available technology or best available techniques) giờ đây được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên các tiêu chí của công nghệ này hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tiêu chí đầu tiên để đánh giá công nghệ là hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm mong muốn của công nghệ đó. Ở đây, công nghệ tốt nhất không có nghĩa là công nghệ có kết quả nổi bật mà là hiệu quả xử lý trung bình chấp nhận được của một nhóm các nhà máy, có cân nhắc số năm nhà máy đã hoạt động và hiện trạng hoạt động bảo dưỡng của các nhà máy này. Tiêu chí thứ hai là tính ổn định của công nghệ. Hệ thống phải đảm bảo xử lý được dòng nước thải đầu vào có nồng độ chất ô nhiễm thay đổi thường xuyên/ không thường xuyên trong giới hạn cho phép, đồng thời sẵn sàng xử lý khi nồng độ các chất biến động lớn. Tiêu chí thứ ba là chi phí công nghệ phải ở mức mà nhà máy trang trải được. Công nghệ càng có chi phí thấp thì càng hấp dẫn. Tuy nhiên cần phải tính tổng chi phí của cả vòng đời công nghệ chứ không chỉ tính chi phí đầu tư ban đầu.

Bỏ yêu cầu về phạm vi sử dụng đối với bể lọc sinh học 50.000 m3/ngđ Các công trình đơn vị trong trạm/nhà máy xử lý nước thải, gồm 12 công trình, trong đó:

1) Song chắn rác cần được lắp đặt ở mọi trạm xử lý nước thải với công suất bất kỳ.

2) Bể lắng cát để loại bỏ gạch vỡ, cát sỏi, thủy tinh khỏi nước thải phải được lắp đặt ở mọi trạm xử lý nước thải.

3) Thiết bị thu dầu mỡ phải được bố trí khi nồng độ dầu mỡ lớn hơn 100 mg/l.

4) Bể điều hòa dùng để điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Thể tích bể xác định theo biểu đồ lưu lượng và biểu đồ dao động nồngđộ chất bẩn trong nước thải.

5) Các công trình xử lý nước thải trên đất: cánh đồng lọc, bãi lọc ngầm trồng cây

6) Các công trình xử lý sinh học nước thải sinh trưởng, phát triển dính bám trên giá thể/vật liệu như bể lọc sinh học, hoặc sinh trưởng lơ lửng trong môi trường nước/công nghệ bùn hoạt tính như bể aeroten/CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, kênh ôxy hóa, … được sử dụng để xử lý sinh học nước thải bậc hai, bậc ba là những công trình chính trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.

7) Xây dựng và vận hành các công trình xử lý sinh học nước thải phải căn cứ vào các yếu tố thành phần và tính chất cũng như công suất nước thải (nhu cầu ôxy cần cho quá trình sinh hoá BOD5, mức độ sử dụng không khí); Hàm lượng các chất độc hại trong nước thải phải nhỏ hơn ngưỡng giới hạn cho phép.

8) Bể nén bùn phải được bố trí trong các trạm/nhà máy xử lý nước thải có các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính (trong công nghệ CAS, MBBR, SBR, AO, A2O, kênh ôxy hóa, …).

9) Tùy thuộc mục tiêu tái sử dụng nước sau xử lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật đảm bảo, cho phép sử dụng công nghệ sinh học kết hợp lọc màng (Membrane Bioreactor-MBR). Bể MBR, (xử lý sinh học hiếu khí hay kỵ khí kết hợp lọc màng, màng lọc sợi rỗng, đặt trong hay ngoài bể aêrôten hay bể sinh học kỵ khí).

10) Bể mê tan - Bể mê tan phải được xem xét như một phương án để phân huỷ cặn lắng hữu cơ có thể phân hủy sinh học của nước thải sinh hoạt và sản xuất. Cho phép đưa vào bể các chất hữu cơ khác nhau có thể phân hủy sinh học sau khi đã nghiền nhỏ (rác từ song chắn, các loại phế liệu có nguồn gốc hữu cơ);

11) Các công trình, thiết bị làm khô hay tách nước khỏi bùn

12) Đối với khu đô thị mới, cụm dân cư, khu vực mới phát triển có mật độ dân cư thưa thớt, phải áp dụng các công trình xử lý nước thải tại chỗ hay phân tán (như bãi lọc cát sỏi, hào lọc, cánh đồng lọc và bãi lọc ngầm trồng cây) trên cơ sở đánh giá được lợi thế về kinh tế - kỹ thuật so với công trình xử lý nước thải tập trung.

Bảo trì, sửa chữa

Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng ít nhất phải bao gồm đề cương chương trình đào tạo cho việc vận hành hệ thống mạng lưới cống và công trình xử lý nước thải.

3. Kết luận

(1) Hướng tới thực hiện các công trình xanh và nền kính tế tuần hoàn
(2)Trên cơ sở:

+ Lý thuyết xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia:

+ Cập nhật các dự án đã đang được triển khai tại Việt Nam trong hai thập kỹ qua,

+ Kết hợp học tập kinh nghiệm và xu thể phái triển khoa học và công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới,

+ Nhóm thực hiện đề tài đã dự thảo QCVN 07-2:2023/BXD với những điểm mới dưới đây.

(3) Những điểm mới so với QCVN 07-2:2016/Bộ XD

- Bỏ mục cấp công trình (vì đã ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng).

- Cập nhật các tài liệu viện dẫn.

- Dự thảo mới có gần 30 thuật ngữ, QCVN 07-2:2016/BXD chỉ có 15 thuật ngữ.

- Đã bỏ một số hạng mục quy định về công trình xử lý nước thải như quy định với việc áp dụng bể lọc nhỏ giọt, …

- Thay đổi quy định về đường kính tối thiểu về đường ống thoát nước mưa, độ sâu chon ống nhỏ nhất đối với cống thoát nước đối với điều kiện Việt Nam.

- Phải bố trí hộp đấu nối nước thải từ các hộ thoát nước với mạng lưới thoát nước bên ngoài đường phố.

- Mọi điều khoản về thiết kế, thi công cống ngầm thoát nước đặt sâu dưới lòng đất, dẫn nước thải đến nhà máy xử lý nước thải khi sử dụng phương pháp khoan kích ngầm, cần tuân thủ quy định riêng.

- Đối với khu đô thị mới, cụm dân cư, khu vực mới phát triển có mật độ dân cư thưa thớt, cần áp dụng các công trình xử lý nước thải tại chỗ hay phân tán (như bãi lọc cát sỏi, hào lọc, cánh đồng lọc và bãi lọc ngầm trồng cây) trên cơ sở đánh giá được lợi thế về kinh tế - kỹ thuật so với công trình xử lý nước thải tập trung (4) Những điểm nhấn hạn chế úng ngập.

- Đối với mọi loại đô thị (nhất là loại đặc biệt và loại một trực thuộc Trung ương), phải đảm bảo thời gian ngập úng không quá 120 phút với chiều cao lớp nước ngập không quá 30 cm.

- Các đô thị và khu kinh tế, khu công nghiệp cần dành quỹ đất để xây dựng các hồ điều hòa nước mưa, hạn chế ngập lụt theo tính chất lưu vực, khu vực và dòng chảy thủy lực, kể cả trong trường hợp vị trí của hồ điều hòa nằm ở khu vực nông thôn, ngoài đô thị, ngoài khu công nghiệp, …. nhưng có vai trò tham gia điều hòa cho đô thị hay khu công nghiệp.

- Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa diện tích hồ điều hòa trên tổng diện tích đô thị, khu dân cư tập trung với chiều sâu hồ phù hợp hợp để hạn chế úng ngập. Cần kiểm tra, thu thập số liệu khí trượng thủy văn, xác định lưu lượng tính toán với chu kỳ tràn cống theo QCXDVN 01:2021/Bộ XD.
- Đối với những trận mưa với cường độ và lưu lượng vượt quá giá trị tính toán với chu kỳ tràn cống đã lựa chọn, cần có giải pháp phù hợp để hạn chế, giảm thiểu úng ngập, hướng tới mô hình thoát nước bền vững./.
 

PGS.TS. TRẦN HIỀN HOA* GS.TS. TRẦN HIẾU NHUỆ **
 

* Khoa Kỹ thuật Môi trường, trường Đại học Xây dựng

**Trường Đại học Xây dựng Hà Nội – Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam. Di động: 0913378098

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1).TS. Nguyễn Đình Đáp- Kinh tế tuần hoàn: Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

(2). Lê Hoàng Lan, Kinh tế tuần hoàn và cơ chế khuyến khích chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Góp ý, hỗ trợ hoàn thiện cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT” số 72/2020/QH14

(3). Trần Hiếu Nhuệ. Thuyết minh Xây dựng Quy chuẩn thoát nước, xử lý nước thải QCVN07-BXD

(4). Nguyễn Đức Trọng (Đại học Bách khoa Hà Nội). Trang Ngoại giao kinh tế trực tuyến, Bộ Ngoại Giao

Các tin khác

Chính phủ đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7
Chính phủ đề xuất Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm từ ngày 1/7

​MTXD – Chiều 2/5, Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, tức là sớm hơn 6 tháng so với hiệu lực hiện tại.

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

MTXD - Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi
Trời nóng, nhiệt độ thay đổi liên tục - cảnh báo dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ tuổi

​MTXD - Nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ; bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau nửa đầu cần được chú ý.

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII cho ý kiến về 6 nội dung quan trọng
Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII cho ý kiến về 6 nội dung quan trọng

MTXD - Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng, trong đó, lần đầu tiên cho ý kiến một số nội dung liên quan Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XVIII.

Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài thời kỳ 2021-2030
Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài thời kỳ 2021-2030

​MTXD - Bộ GTVT vừa ban hành Quyết định số 497/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không Nội Bài thời kỳ 2021-2030