Rác thải nhựa có thể đổ vào đại dương tăng gấp 3 lần vào năm 2040
MTXD - Lượng rác thải nhựa đổ ra các đại dương trên thế giới đã tăng mạnh chưa từng thấy kể từ năm 2005 và sẽ tiếp tục tăng nếu thế giới không hành động quyết liệt hơn.
Theo một nghiên cứu do tổ chức 5 Gyres Institute (Mỹ) thực hiện, tình trạng ô nhiễm nhựa trên đại dương có thể tăng gấp 2,6 lần vào năm 2040 nếu các chính sách ràng buộc về mặt pháp lý trên toàn cầu không được đưa ra. Tổ chức này ước tính, đã có khoảng 171 nghìn tỷ hạt nhựa trôi nổi trên các đại dương vào năm 2019.
Nghiên cứu đã xem xét dữ liệu về ô nhiễm nhựa ở cấp độ bề mặt từ 11.777 trạm đại dương ở 6 vùng biển chính trong giai đoạn từ năm 1979 đến năm 2019. Chúng tôi nhận thấy xu hướng đáng báo động về sự gia tăng theo cấp số nhân các hạt vi nhựa trong đại dương trên toàn cầu trong thập kỷ này, TS. Marcus Eriksen, đồng sáng lập của 5 Gyres Group cho biết trong một tuyên bố.
Rác thải nhựa đang gia tăng đáng báo động trên các đại dương
Chúng ta cần một hiệp ước toàn cầu mạnh mẽ và ràng buộc về mặt pháp lý của Liên Hợp Quốc về xử lý ô nhiễm nhựa, để ngăn chặn vấn đề này từ nguồn gốc, ông nhấn mạnh. Hạt vi nhựa vô cùng nguy hiểm đối với các đại dương. Chúng không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn làm hỏng nội tạng của các sinh vật biển khi chúng nhầm các đồ vật nhựa là thức ăn.
Lượng nhựa sản xuất hằng năm tăng nhanh kể từ khi tổng sản lượng nhựa toàn cầu đạt 2 triệu tấn năm 1950, cho đến năm 2017 đã lên tới 348 triệu tấn, dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2040. Nếu con người không có những giải pháp kịp thời để hạn chế hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhựa, lượng rác thải nhựa đổ vào đại dương dự kiến sẽ tăng lên gấp 3 lần, từ 11 triệu tấn mỗi năm lên 29 triệu tấn/năm trong 20 năm tới.
Phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy. Trong hàng trăm năm đó, chúng cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật, làm tắc nghẽn hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh, thu hẹp không gian sống của sinh vật và gây độc cho môi trường. Chất thải nhựa và nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Tổ chức này đã nhận thấy một xu hướng đáng báo động về sự gia tăng theo cấp số nhân của hạt vi nhựa trong đại dương toàn cầu kể từ thiên niên kỷ này. Ông nói thêm: “Chúng ta cần một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý mạnh mẽ của Liên Hợp Quốc về ô nhiễm rác thải nhựa để ngăn chặn vấn đề từ nguồn”.
Hạt vi nhựa rất nguy hiểm đối với các đại dương, không chỉ làm ô nhiễm nước mà còn phá hủy các cơ quan nội tạng của động vật biển, khiến chúng nhầm rác thải nhựa là thức ăn. Theo các chuyên gia, nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm rác thải nhựa trên biển đã bị đánh giá thấp.
Để giảm 80% lượng rác thải nhựa ở đại dương, các nhà nghiên cứu cho rằng cần sử dụng các vật liệu có thể phân hủy để thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Các bao bì đóng gói nên được thiết kế lại để tăng gấp đôi lượng sử dụng vật liệu có thể tái chế. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị chính phủ các nước đang phát triển chuyển hướng đầu tư hàng trăm tỉ USD từ hoạt động sản xuất nhựa sang các vật liệu thay thế nhựa dùng một lần, các cơ sở tái chế và thu gom rác thải. Nghiên cứu cũng kêu gọi các chính phủ thực thi những điều luật nhằm hạn chế ngành sản xuất nhựa và có nhiều trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu tái chế.
Việt Dũng
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.