Rác thải sinh hoạt ở các thành phố lớn đang ở mức báo động - Thực trạng và giải pháp khắc phục
MTXD - Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt buộc phân loại rác thải sinh hoạt thực hiện đồng bộ trên cả nước từ ngày 1/1/2025 sẽ là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như vận hành triển khai trên thực tế.
Rác thải chỉ có thể xử lý triệt để khi được phân loại. Việc làm này cũng góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá để các cấp chính quyền cùng người dân cùng vào cuộc.
Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề này trở nên đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Ngoài ra, trong số 30% được xử lý bằng phương pháp không chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây khói bụi ô nhiễm không khí.
Tại Hà Nội, lượng rác sinh hoạt đô thị phát sinh hàng ngày khoảng 7.000 tấn/ngày. Hiện bãi rác Nam Sơn đã quá tải và Hà Nội đã có một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư khu xử lý rác thải ở Sóc Sơn, Nam Sơn và một số nơi khác nhưng mới chỉ có một Nhà máy đốt rác phát điện của Công ty Thiên Ý (Trung Quốc) đã chạy thử giai đoạn 1. Sau hơn một năm nhà máy vẫn chưa được nghiệm thu và vận hành chính thức.
Tại Hà Nội, nhiều người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác thải sinh hoạt, thậm chí chưa hiểu phân loại rác để làm gì hay cách thức phân loại như thế nào. Các loại rác hiện vẫn được vứt chung một chỗ, chờ nhân viên vệ sinh môi trường đến thu gom, phân loại. Khảo sát khu vực tập kết thùng rác của một số khu dân cư trên địa bàn Thủ đô, có thể nhận thấy hình ảnh quen thuộc, các túi rác đủ màu, trong đó đủ loại rác thải hữu cơ, vô cơ như hộp nhựa, chai nhựa, đồ ăn vứt đi, thậm chí pin cũ hỏng… vẫn trộn lẫn với nhau, toả ra mùi khó chịu. Đáng nói, không chỉ tại Hà Nội mà phần đông dân cư tại các đô thị, nông thôn trên cả nước vẫn còn khá "mơ hồ” về phân loại rác.
Tại TP.Hồ Chí Minh, mỗi ngày phát sinh khoảng 10.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị. Thành phố đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư xử lý rác thải hàng chục năm trước nhưng chủ yếu là dùng phương pháp chôn lấp. Hiện nay hầu hết các bãi rác này đã sắp quá tải và đang hàng ngày gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như bãi rác Đa Phước hay khu xử lý Tây Bắc thuộc huyện Củ Chi.
Ngoài ra, các thành phố lớn khác đều gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và xử lý rác thải. Tại Cần Thơ đã có nhà máy đốt rác phát điện với công suất 400 tấn/ngày, nhưng đang gặp vấn đề về khí thải. Lượng khí thải chiếm tới 5% tổng lượng rác xử lý với nguy cơ chứa các chất gây ung thư như furan và dioxin, đang được thu gom nhưng kho chứa tro bụi đã quá tải mà chưa tìm được cách xử lý phù hợp.
Tại Hải Phòng, lượng rác phát sinh vào khoảng 700-800 tấn/ngày. Một số khu xử lý như khu chôn lấp Tràng Cát hay nhà máy phân compost tỏ ra không hiệu quả. Hiện thành phố đang có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư xử lý rác theo công nghệ hiện đại hơn.
Tại Đà Nẵng, rác thải đã trở nên vô cùng bức xúc nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được cải thiện. Bãi rác Khánh Sơn với sức chứa 3 triệu tấn rác đã hết công suất, phải mở rộng nhiều lần nhưng vẫn có nguy cơ quá tải với lượng rác phát sinh hiện nay khoảng 1.100 tấn/ngày, tương đương hơn 400.000 tấn/năm. Khu vực gần bãi rác Khánh Sơn đang bốc mùi hôi thối và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây bức xúc cho người dân. Dự án xử lý rác thải sinh hoạt công suất 600 tấn/ngày đã được cấp giấy phép đầu tư hơn 10 năm trước nhưng cho đến nay vẫn không tiến triển gì ngoài việc xây hàng rào giữ đất.
Không phân loại rác khó xử lý
Phân loại rác là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...
Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: Rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.
Hiện rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Do đó, phần lớn rác thải ở Việt Nam hiện nay chưa được phân loại, nên lượng chất vô cơ trong rác như plastic, nhựa, lốp xe… khá nhiều. Nếu chỉ đốt rác bằng công nghệ thông thường, thì lượng khí thải độc hại sẽ rất lớn. Nếu công nghệ áp dụng không được thẩm định kỹ, không xử lý được lượng khí thải độc hại sinh ra thì sẽ rất nguy hiểm. Đây chính là khó khăn cho các địa phương khi lựa chọn công nghệ.
Vì vậy, công tác phân loại rác thải là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
Rác thải không được phân loại rất khó xử lý triệt để
Quy định về phân loại chất thải
Phân loại rác thải là việc làm cần thiết giúp bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngày càng tốt hơn, tươi xanh và sạch đẹp hơn. Nếu phân loại đúng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho mỗi cơ thể sống trên hành tinh này.
Rác thải sinh hoạt hiện nay được chia thành 03 loại chính:
-Rác hữu cơ: nhóm chất thải rễ phân huỷ như rau, củ , quả, thức ăn thừa, xác động vật…
-Rác vô cơ là những loại rác không thể sử dụng và cũng không thể tái chế được bao gồm các loại vỏ sò, vỏ trứng, vỏ ốc, đồ cao su, ly, chén, cốc, bình thủy tinh bị vỡ, gỗ đá, gạch,…
Rác tái chế là rác gần giống với rác vô cơ như chai nước nhựa, các cốc lọ đã qua sử dụng. Điểm khác biệt ở đây chính là bởi vì loại rác này chúng ta có thể tái chế chúng một cách dễ dàng.
Hiện nay, với thói quen của đa số người dân là cho tất cả rác thải phát sinh trong ngày vào 1 túi rác. Trong túi rác bao gồm: Thực phẩm thừa, lon nước, vỏ đồ hộp, chai lọ… Tất cả vào 1 túi như vậy mà không thông qua biện pháp phân loại nào. Trong khi lượng rác, chất thải có thể đưa vào tái chế tương đối lớn. Vì vậy quy trình phân loại – thu gom – vận chuyển – xử lý phải được đầu tư thực hiện bài bản. Trong đó mấu chốt vẫn là khâu phân loại rác thải. Nếu giải quyết tốt việc phân loại rác thì quá trình thu gom cũng như xử lý sẽ được thực hiện triệt để. Đảm bảo nhanh chóng và dễ dàng.
Phân loại rác thải là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo tách rác thải thành từng loại khác nhau. Vậy phân loại rác như thế nào là đúng cách?
-Đối với rác vô cơ như vỏ hộp sữa cũ chúng có tiềm năng tái chế rất cao nếu được đưa đến những khu chuyên xử lý.
- Đối với Pin, bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức vì mỗi viên pin có chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm 500 lít nước, mà hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về những nơi chuyên thu gom và xử lý.
Thùng thu hồi pin cũ được đặt tại các cơ sở thuộc Trường
Trong khi đó, những rác vô cơ khác không thể sử dụng lại như các mảnh sành sứ, kim loại… thì bạn có thể tóm vào một chiếc bao be bé để tiễn chúng ra bãi rác. Tuy nhiên, bên cạnh việc xử lý phần rác thải, thì mỗi người nên giảm thiểu mức tiêu thụ của bản thân nhằm bớt lượng rác thải.
Đối với rác hữu cơ là những thực phẩm hằng ngày sót lại, ta hãy chia ra 2 loại chính là các loại rau củ thừa và thịt, cá. Đối với các loại rau củ: Bạn có thể bón cho cây trồng tại gia của bạn hoặc làm một chiếc hộp đựng phân hữu cơ…Đối với thịt cá: Vì đây là dạng rác thải có chất dinh dưỡng cao nên bạn sẽ khó lòng tận dụng làm phân bón như rau củ. Việc phân hủy loại thực phẩm này tạo nên mùi khó chịu nên thay vào đó mọi người hãy cân nhắc giảm lượng thịt cá tiêu thụ nhằm bớt đi lượng tồn dư sau mỗi bữa ăn. Mọi người đều có thể biến hóa sáng tạo những vật dụng cũ trở thành những sản phẩm mang công dụng mới.
Phân loại ra những lọ thủy tinh tận dụng làm đồ trồng cây, đựng nước đun sôi. Tương tự với các chai nước nhựa cũ có thể sử dụng sáng tạo nên những bình hoa xinh xinh nho nhỏ. Chưa hết, đối với các loại quần áo cũ, bạn có thể tái chế thành những chiếc túi đi chợ “thời trang”. Hay với những thùng bìa các tông cũ bạn cũng có thể sử dụng làm hộp đựng đồ.
Việc phân loại rác nhằm mục đích có thể dễ dàng vận chuyển, tái chế, qua đó góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, tăng lượng rác thải có thể tái chế. Ngoài ra, khi phân loại rác thải và có biện pháp xử lý toàn diện sẽ giúp giảm thiểu các tác nhân gây bệnh và yếu tố độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người và sinh vật.
Rác thải sinh hoạt không được phân loại đúng cách sẽ rất khó tái chế, tái sử dụng hay xử lý; trong khi đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt vẫn gia tăng mỗi năm, nhiều bãi chôn lấp, nhà máy xử lý rác thải tại các tỉnh, thành đang trong tình trạng quá tải. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là 60.000 tấn/ngày; trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Chỉ riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt. Đáng chú ý, tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn chưa đạt 100%. Theo dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sẽ tăng từ 10 - 16%/năm.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 quy định, việc phân loại rác thải là bắt buộc đối với mọi cá nhân và hộ gia đình. Trường hợp không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom; không để rác đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền và yêu cầu khắc phục. Mặt khác, những hộ thải bỏ lượng rác thải nhiều sẽ phải trả phí cao, ưu tiên miễn phí cho lượng rác thải đã được phân loại.
Còn theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, thì bị phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng. Thời điểm chính thức áp dụng việc xử phạt đối với hành vi này sẽ bắt đầu từ ngày 31/12/2024. Chế tài xử phạt hành vi không phân loại rác sẽ góp phần thúc đẩy người dân thay đổi hành vi, tăng tính răn đe trong xã hội đối với người không tuân thủ. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa biết tới quy định này, cho dù đến nay đã hơn một năm kể từ khi Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực.
Phân loại rác thải có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay
Phân loại rác là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...
Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.
Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra.
Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.
Công tác phân loại rác thải
Vì vậy, công tác phân loại rác thải là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.
Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…
Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải,thải ra môi trường 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.
Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế. Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải. Lượng rác thải gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải xả ra biển của thế giới). Tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.
Công nhân môi trường thu gom rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình
Rác thải trên một tuyến đường
Phân loại, thu hồi, tái chế và xử lý rác thải còn hạn chế. Lượng chất thải và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng chỉ có khoảng 11-12 % số lượng chất thải, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương. Đặc biệt, trong rác thải y tế có khoảng 5% là rác thải nhựa. Mỗi ngày, có khoảng 22 tấn chất thải được thải ra từ các hoạt động y tế, trong số đó lẫn với rác thải nguy hại (thuốc , hóa chất..). Thu gom, tái chế và chôn lấp loại rác thải này đều ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục vấn đề rác thải tại Việt nam, cần có lộ trình, giải pháp thu hút đầu tư và công nghệ các lĩnh vực: Giảm thiểu, phân loại, tăng cường khả năng tái sử dụng, tái chế các thành phần rác thải: Sử dụng vật liệu thay thế túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần; công nghệ tái chế rác thải túi nilon, rác thải nhựa.
Một số giải pháp xử lý vấn đề rác thải
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Các quốc gia đã đưa ra nhiều chiến lược cụ thể để có thể cải thiện. Trong đó, trung hòa là một giải pháp thu hút nhiều sự quan tâm, hoạt động trên nguyên tắc thu gom, sau đó tái chế lượng rác thải tương ứng với lượng sản phẩm được sử dụng trong bao bì hoặc sản phẩm tung ra thị trường để tái chế hoặc tái sử dụng.
Các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp triển khai Chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy gạo”
Nhà máy xử lý rác thải
Cần thưc hiện các giải pháp đồng bộ sau:
Phân loại rác tại Việt Nam còn vấp phải một thách thức khác đến từ rác thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ các cơ sở SX-KD, hộ kinh doanh gia công nhỏ lẻ xen lẫn trong khu vực dân cư. Đây được xem là lượng rác phát sinh tương đối lớn từ các hoạt động sản xuất, gia công. Dù rác công nghiệp được đưa vào quản lý nhưng việc kiểm tra, kiểm soát, phân loại cũng như giải pháp thu gom, xử lý cũng đang là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý. Một số trở ngại khiến công tác quản lý rác công nghiệp chưa được thực hiện triệt để:
-Các đơn vị thu gom rác dân lập chưa có chức năng thu gom, vận chuyển rác công nghiệp thông thường. Một số trường hợp rác công nghiệp bàn giao lẫn vào rác sinh hoạt.
-Ý thức phân loại rác tại nguồn và các quy định liên quan đến rác công nghiệp chưa được truyền thông hiệu quả đến các cơ sở.
-Số lượng cơ sở có quy mô nhỏ lẻ khá lớn, xen lẫn trong các khu vực dân cư tại TP HCM, công tác thống kê và quản lý chưa triệt để.
-Thiếu giải pháp cung cấp chuỗi hoạt động thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, …đồng bộ để áp dụng trên diện rộng.
-Vấn đề tần suất thu gom, phương tiện, tuyến đường vận chuyển, chi phí xử lý, … chưa phù hợp với các cơ sở nhỏ lẻ đang phân bố dày đặc trong các cơ sở dân cư tại TPHCM
-Liên quan công tác quản lý và tài chính: còn tồn tại việc rác công nghiệp bàn giao lẫn với rác sinh hoạt làm tăng lượng rác xử lý so với khả năng tiếp nhận của các bãi rác hiện tại. Đồng thời, rác công nghiệp lẫn vào rác sinh hoạt cũng là gánh nặng cho nguồn ngân sách của cả nước. Ngược lại, rác thải được phân loại sẽ là nguồn “tài nguyên” có thể tái sử dụng, tái chế, hoặc xử lý thu hồi năng lượng, … tạo ra giá trị cao hơn về kinh tế lẫn môi trường, giảm áp lực cho ngân sách Nhà Nước và khả năng tiếp nhận của các bãi chôn lấp truyền thống.
-Tại Điều 20, nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định….”. Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp khó khăn.
Với sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, chất thải được sinh ra nhiều hơn. Điều này có nghĩa là một lượng lớn rác thải được tạo ra mỗi năm và sự tăng lên của nó là không được mong đợi. Phân loại và tái chế là điều cần thiết để giảm nguồn chất thải.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý vấn đề rác thải, cùng sự chung tay hành động của doanh nghiệp, của người dân, chắc rằng chúng ta sẽ thành công trong hạn chế rác thải , bảo vệ môi trường Việt Nam thật sự xanh, sạch, đẹp./.
Thu Thủy-Yến Như
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.