Sau cơn lũ lụt đi qua, người dân Huế cấp tập dọn dẹp
MTXD - Mặc dù cơn lũ lụt ngày 15/11/2023 đã đi qua, hầu hết trên các tuyến đường của TP. Huế đã không còn tình trạng ngập lụt. Tuy nhiên đến ngày 18/11/2023 (sau khi nước lụt đã rút xuống hơn 1 ngày) nhưng nhiều đoạn đường tại Tp. Huế đang trong tình trạng nhếch nhác, bùn lầy - bụi bặm, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng đời sống sinh hoạt; đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân...
Từ ngày 17/11/2023, thời tiết ở Thừa Thiên - Huế đã có nhiều dấu hiệu chuyển biến tốt hơn, mưa ít hơn và trời có nắng, nước lụt đã rút xuống trên hầu hết các tuyến đường của TP. Huế. Thực hiện phương châm "nước rút đến đâu dọn sạch đến đó" của Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã và TP.Huế theo địa bàn quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do lũ gây ra, vận động các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức trên địa bàn tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ lụt, nên công tác dọn rửa trên các tuyến phố chính trong TP. Huế được các đơn vị vệ sinh môi trường tích cực triển khai cùng với sự hỗ trợ của nhiều người dân và các lực lượng khác như: Công an, Bộ đội, Đoàn viên thanh niên, Sinh viên, Tình nguyện viên… Trên các tuyến phố chính về cơ bản đã được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo giao thông qua lại thuận tiện.
Tuy nhiên, ngày 18/11/2023 mặc dù nước đã rút xuống khỏi hầu hết các tuyến đường của TP. Huế nhưng do thời tiết có nắng, trời ấm lên nên lượng bùn non trên các tuyến đường bắt đầu khô và trở thành bụi bặm, một số tuyến đường thấp hơn vẫn còn tồn tại những vũng lầy… đã tạo nên tình trạng nhếch nhác, bùn lầy, bụi bặm gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của người dân.
Được biết, cán bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và TP. Huế nói riêng đang cố gắng bảo vệ và phát huy để đưa giá trị Di sản văn hoá Huế lên tầm cao mới, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng: “Văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”.
Một số hình ảnh ghi nhận hiện trường dọn dẹp sau lũ lụt tại một số tuyến phố của trung tâm TP. Huế:
Tại đường Lê Đức Anh, Phong Châu, TP.Huế
Tại đường Vũ Xuân Chiêm, Vũ Thắng, TP.Huế
Tại đường Phùng Chí Kiên, TP. Huế
Tại đường Lê Quang Đạo,
Tại đường Tôn Đức Thắng,
Tại đường Lê Quý Đôn,
Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động cán bộ, chiến sĩ cùng Ban CHQS TP. Huế và lực lượng dân quân, phối hợp tổ chức giúp các địa phương dọn bùn đất, vệ sinh môi trường các tuyến đường ngập lụt.
Lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia dọn dẹp bùn đất tại các tuyến đường bị ngập trên địa bàn TP. Huế
Công nhân vệ sinh môi trường vệ sinh, dọn dẹp bùn đất sau khi nước lũ rút.
Thuỳ Anh
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.