Sinh viên Gen Z – “Khách hàng” thay đổi cách thức trường Đại học

MTXD - “Gen Z", “thế hệ Z” là danh từ để chỉ lứa người trẻ sinh từ năm 1996 đến năm 2012. Không phải đấu tranh để có được hòa bình giống thế hệ X (1961-1981), càng không khổ sở chứng kiến khủng hoảng kinh tế năm 2008 như thế hệ Y (1981-1995), Gen Z được "tạo hóa" ưu ái cho sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ.

MTXD - “Gen Z", “thế hệ Z” là danh từ để chỉ lứa người trẻ sinh từ năm 1996 đến năm 2012. Không phải đấu tranh để có được hòa bình giống thế hệ X (1961-1981), càng không khổ sở chứng kiến khủng hoảng kinh tế năm 2008 như thế hệ Y (1981-1995), Gen Z được "tạo hóa" ưu ái cho sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ. Ở Việt Nam hiện nay, Gen Z được chia thành 2 nhóm chính: Nhóm bắt đầu đi làm và nhóm vẫn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ. Dù Gen Z nói chung chỉ chiếm khoảng 20% dân số Việt Nam, trong đó những cá nhân sinh từ 1996 đến 2006 chỉ chiếm khoảng 13%, nhưng Gen Z đang có ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội hiện nay. Gen Z đã hiện lên như một thế hệ đa màn hình (có thể vừa nghe nhạc, vừa chơi game, vừa mua đồ trực tuyến...), hay thế hệ “Tắc kè hoa”, bởi sự đa sắc màu trong tính cách cũng như phương thức sống, học tập và làm việc.

I. Đặc điểm của Gen Z

1. iGen

Thế hệ Z lớn lớn lên trong thời đại “iPhone”, những cá nhân này sinh từ 1996 trở đi, thì đến 1997 Internet đã vào Việt Nam. Liền sau đó là sự xuất hiện của Facbook (2004), Youtube (2005), hay iPhone (2007), TikTok (2016)… Thế hệ Z là những người hằng ngày được tiếp xúc với internet, tiếp xúc với những nền văn hóa, kiến thức tối tân trên thế giới ngay từ khi còn rất nhỏ. Toàn bộ cuộc sống của họ từ khi sinh ra đã có liên quan tới Internet.

Hình 1: Thế hệ đầu tiên của công nghệ

Một đặc điểm dễ nhận ra là trong thế hệ Z đang hình thành một nhóm có tỷ trọng khoảng 20% - 30% được gia đình rất quan tâm đầu tư vào giáo dục và học tập, tiếng Anh khá và rất tốt. Họ như đã là các công dân toàn cầu do các trải nghiệm  ngay từ nhỏ đã  liên quan tới quốc tế qua phim ảnh, trò chơi, mạng xã hội, ca nhạc, học tập, ẩm thực văn hoá tới thời trang.

2. Khả năng tự học cao:

Thế hệ Z được tiếp cận với rất nhiều thông tin từ khi còn bé. Điều này cũng làm cách thức học hỏi của họ hoàn toàn khác biệt. Thế hệ Z được học tập trực quan thông qua các video hướng dẫn, ứng dụng thực hành như tiến hành thí nghiệm, làm dự án thực tế, thậm chí là sử dụng thực tế ảo nếu điều kiện cho phép. Nhiều ứng dụng học tập được phát triển mạnh trên điện thoại khiến việc học, thu nhận kiến thức không chỉ đơn thuần dừng lại ở các trang giấy trên sách giáo khoa. Thế hệ Z học tập chủ động, linh hoạt và đa dạng hình thức hơn thay vì chỉ học hỏi từ bố mẹ hay giáo viên.

Phương thức giáo dục truyền thống không cập nhật thường xuyên sẽ không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin từng ngày, từng giờ của thế hệ Z. Cũng vì có khả năng tự học tốt hơn các thế hệ trước nên thế hệ Z cũng có nhu cầu ‘cá nhân hóa’ việc học. Họ chủ động thiết lập một lộ trình học với tốc độ theo nhu cầu.

Họ hạn chế lãng phí thời gian, chờ đợi giữa các lớp học. Việc học có thể làm ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính kết nối Internet, mọi người đều có thể truy cập những trang học trực tuyến. Chính vì vậy mà họ thích làm việc độc lập hơn nhiều so với thế hệ Y. Họ không muốn nhận nhiều hướng dẫn từ quản lý, bị kiểm tra chi tiết hoặc đánh giá thường xuyên. Thế hệ Z muốn được trao cơ hội để tìm ra giải pháp và cách thức mới để giải quyết vấn đề.

3. Xác định rõ mục tiêu

Thế hệ Z học không chỉ vì điểm số mà còn vì các mục tiêu cá nhân như: Khởi nghiệp, kiếm tiền từ sớm. Thay vì chọn doanh nghiệp để làm việc, thế hệ Z lại thích khởi nghiệp, thích làm việc freelance và hướng về xã hội. Gen Z mong muốn những lựa chọn nghề nghiệp vô cùng “mở” sau khi tốt nghiệp: 34% sinh viên Gen Z sẵn sàng đầu quân cho các công ty startup hoặc tự kinh doanh riêng; 8% các bạn cho rằng chẳng cần đi làm công ty, làm freelance cũng tốt; 14% thích làm việc tại các tổ chức phi lợi nhuận, thể hiện khuynh hướng rõ ràng của các nhà hoạt động xã hội tương lai. ( thống kê brandsvietnam)

Trong lựa chọn nghề nghiệp, Gen Z cởi mở với hàng trăm lựa chọn nghề nghiệp không liên quan gì đến ngành mình đang học. Quảng cáotruyền thông và giải trí hiện đang chiếm “ngôi vương” trong những ngành hấp dẫn nhất với sinh viên tất cả ngành học, kể cả những ngành như IT hay kỹ thuật.

4. Thế hệ Z có khả năng làm việc đa nhiệm tốt hơn

Thế hệ Z có thể nhanh chóng chuyển đổi giữa hai trạng thái làm việc và giải trí, làm việc đa nhiệm cùng lúc hay làm việc trên thiết bị di động. Điện thoại di động sẽ ảnh hưởng đến môi trường làm việc và cách mà thế hệ Z làm việc trong tương lai. Việc vừa học đại học vừa làm thêm các ngành nghề bán thời gian cũng linh hoạt hơn.

5. Thế hệ Z tạo ra xu hướng mới

Thực tế gần 92% thế hệ Z sử dụng mạng xã hội và internet. Thế hệ Z luôn tìm kiếm sự độc đáo trong mọi khía cạnh cuộc sống. Họ không chạy theo xu hướng mà muốn là người tạo ra xu hướng.

Dù họ chưa tạo ra nhiều tiền khi mới chỉ có một bộ phận bắt đầu đi làm và số tiền kiếm ra cũng không quá lớn, nhưng khác với thế hệ trước, Gen Z có thể sẽ là người quyết định xem gia đình họ sẽ mua bàn ghế loại nào, nên sắm thêm đồ đạc gì hay màu sơn trong nhà phải là màu thế nào khi trực tiếp lên internet để so sánh và tham khảo sản phẩm. Thương mại điện tử, các app mua sắm được thế hệ Z sử dụng thành thạo. Đây là thế hệ có chính kiến cao và họ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của những người có nhiều tiền trong gia đình.

6. Thế hệ Z tạo ra những ngành nghề mới

Thế hệ  Z cũng sẽ là thế hệ đào mồ chôn các mô hình hoặc nghề nghiệp kinh doanh truyền thống. Ví dụ thế hệ Z sẽ không bao giờ muốn tới các ngân hàng để giao dịch và họ sẵn sàng đến thử nghiệm chuyển sang dùng các dịch vụ mới sản sinh từ công nghệ 4.0, điều này chắc chắn sẽ làm các ngân hàng phải sa thải cán bộ giao dịch và đóng bớt cửa các chi nhánh. Chuyển tiền qua điện thoại di động, ví thanh toán điện tử, tiền ảo … là những sản phẩm sống động cho sự thay đổi để đáp ứng cho nhu cầu của thế hệ Z.

Hay ví dụ như việc mua bán bất động sản, thiết kế nội thất là những ngành rất ít thay đổi cách thức từ lâu nay. Tuy nhiên công nghệ hiện tại đã giúp cho các kiến trúc sư vẽ dự án, vẽ đồ đạc trên máy tính và kết hợp với kính thực tế ảo. Khách hàng ngồi tại văn phòng Hà Nội vẫn có thể ngắm nhìn  chi tiết khu đất tại Phú Quốc, Cà Mau… mà mình muốn mua. Hoặc khách hàng có thể hình dung ngôi nhà của mình khi kê đồ vào thực tế sẽ thế nào để quyết định phương án nội thất.

Đó là những ví dụ đa dạng cho thấy thế hệ Z sẽ tạo ra nhiều ngành nghề mới của thời đại 4.0 liên quan đến công nghệ  như: Lập trình game, kinh doanh online, sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, trí thông minh nhân tạo, thiết kế thực tế ảo....Đây là những ngành nghề mà trước đây loài người chưa bao giờ nghĩ tới.

II. Các trường Đại học hiện nay buộc phải thay đổi để phù hợp với thế hệ Z

Bằng cách này hay cách khác, Gen Z đang dần dần thay đổi ngôi trường đại học của mình theo cách họ muốn. Với sự phát triển của mạng xã hội, Gen Z có đầy đủ thông tin và để so sánh, cân nhắc kỹ lưỡng trong các quyết định học tập. Từ đó, họ cũng bắt đầu có những tiêu chuẩn nhất định khi đặt chân vào đại học.

Sinh viên thế hệ iGen luôn ép bản thân mình phải vượt qua thử thách để khẳng định bản thân. Điều này trở nên khó hiểu đối với các thế hệ khác. Sinh viên Gen Z sở hữu nhiều đặc tính kỳ lạ. Họ ít đọc sách mà chú trọng vào việc phát triển hình ảnh của bản thân trên mạng xã hội.

Theo Giáo sư Corey Seemiller của đại học bang Wright (Mỹ), Gen Z cẩn trọng hơn trong con đường học tập của mình. Họ có xu hướng thích học hơn thế hệ Y. Nghiên cứu này được ông thực hiện trên 1200 sinh viên ở 50 trường học trong khi viết cuốn sách Generation Z Goes to College (tạm dịch: Thế hệ Z học Đại học). Gen Z không thích chuyện học nhóm. Thay vào đó, họ thích việc có số liệu, thông tin cho trước về bài học để tự mình ngẫm ra kiến thức.

Gen Z tự đặt áp lực phải trở thành một người xuất chúng trong xã hội. Họ lớn lên với những hình mẫu khởi nghiệp thành công, những siêu mẫu học thức, hay cả những "con nhà người ta". Dù có muốn hay không, những phép so sánh luôn khiến Gen Z cảm thấy bản thân thật kém cỏi.

Nhưng việc ám ảnh với những thần tượng mạng xã hội không khiến khả năng giao tiếp của Gen Z bị giảm. "Trái lại, họ thích những cuộc trò chuyện trực tiếp, thích sự rõ ràng và thẳng thắn, thích cả việc tiếp xúc người thật – việc thật.", giáo sư Seemiller khẳng định. Việc học giảng đường với những lý thuyết truyền thống, thiếu  minh họa, cập nhật công nghệ sẽ khiến họ không thích thú.

Và bởi tất cả các lí do trên, Gen Z đã, đang và sẽ luôn là một khách hàng khôn ngoan trong việc sử dụng "dịch vụ" học đại học. Vì thế, mỗi trường đại học phải tự cố gắng thay đổi không chỉ nội dung mà cả cách thức giảng dạy.

Để phù hợp hơn với Gen Z,  trường đại học cần phải chú trọng cải tạo môi trường học tập là trước tiên. Các trường đại học tại Việt Nam phải thay đổi dần dần trong cách tiếp cận các chương trình đào tạo và chú trọng nhiều hơn tới việc hình thành tâm thế nghề.

Trường học cần phải cho sinh viên tiếp cận, chạm vào công nghệ và ứng dụng công nghệ càng sớm càng tốt. Trường học cần phải thay đổi để đem lại các giá trị mới cho sinh viên. Các bạn trẻ hiện nay có thể tiếp nhận kiến thức mọi lúc mọi nơi ngoài trường học. Vì vậy trường, môi trường để hướng dẫn về kỹ năng tự học, học suốt đời, học lại, học thêm, biết lựa chọn và biết quên để học cái mới.

Không tự giới hạn mình trong bốn bức tường phòng học, không đo đếm thành công bằng điểm số, thế hệ Z nhìn cuộc sống đa dạng hơn rất nhiều. "Đại học Gen Z" chính vì thế là một thế giới mở, đem đến cho sinh viên cơ hội trải nghiệm cuộc sống trên nhiều phương diện hơn - từ việc học hành theo nhiều phương pháp mới mẻ, tham gia các dự án thiện nguyện cộng đồng, các hoạt động năng khiếu biểu diễn, giao lưu trao đổi quốc tế... để "khai phá" tiềm năng của bản thân.

Việc sinh viên đến trường để truyền dạy kiến thức theo kiểu thầy giảng trò nghe đã trở nên lạc hậu, các em có thể ở nhà tra google để được kết quả tương tự. Trường cần cung cấp một hệ sinh thái để sinh viên tương tác, kết nối giữa học sinh, giáo viên và các đối tác bên ngoài như doanh nghiệp, nghiên cứu, Lab, chuyên gia ngành và ngay cả các nhu cầu thể thao, sinh hoạt giải trí cho sinh viên. Làm việc thường xuyên, trải nghiệm liên tục - đây chính là "đặc điểm nhận diện" của sinh viên những trường "Đại học Gen Z". Thay đổi định kiến về combo giảng đường - giáo trình - nghe & ghi truyền thống, những trường đại học thế hệ mới hướng tới đào tạo những sinh viên năng động, không ngừng trải nghiệm để hoàn thiện bản thân mình, trước hết là về mặt chuyên môn.

Chú trọng kiến tạo không gian trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên cũng là đặc điểm nổi bật của "Đại học Gen Z". Để đảm bảo sinh viên có sự am hiểu nhất định về môi trường doanh nghiệp trước khi bước vào thực tế, không gì hiệu quả hơn là mô phỏng doanh nghiệp từ trên giảng đường.

Như vậy mô hình lớp học cũ không còn phù hợp và cần chuyển thành mô hình như hoạt động tại các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ không chỉ học với sinh viên trong trường mà còn mở rộng ra sinh viên từ cộng đồng quốc tế qua hình thức trao đổi, online. Dịch vụ trong trường chuyển thành một “dịch vụ resort” với sinh viên là trung tâm. Ngoài ra học sinh sẽ cần có nhiều “người thầy” từ các chuyên gia ngành (mentor), học tại doanh nghiệp, học từ những người có ảnh hưởng, học từ những người có kinh nghiệm và kỹ năng sống.

Ths.NGUYỄN ĐỨC TOÀN

Khoa Kiến trúc – ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội

 

 

Các tin khác

Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024
Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024

MTXD - Ngày 13/05, tại Hà Nội, Trung ương Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức Gặp gỡ báo chí đưa tin về Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 với chủ đề Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh

Long An: Thực hiện nhiều giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2023-2024
Long An: Thực hiện nhiều giải pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt mùa khô 2023-2024

MTXD – Để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu nước sạch cho sinh hoạt của người dân trong mùa khô năm 2023-2024, UBND tỉnh Long An yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình, tăng cường triển khai các giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả với tình trạng thiếu nước do hạn, mặn.

Đà Nẵng: Thông xe đường vành đai ngàn tỉ sau nhiều năm thi công xây dựng.
Đà Nẵng: Thông xe đường vành đai ngàn tỉ sau nhiều năm thi công xây dựng.

MTXD - Sáng ngày 13/5, UBND TP Đà Nẵng tổ chức thông xe tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14 đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1).

Hà Nội: Phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, nhiều công trình vi phạm TTXD tồn tại trách nhiệm thuộc về ai ?
Hà Nội: Phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, nhiều công trình vi phạm TTXD tồn tại trách nhiệm thuộc về ai ?

MTXD - Xây một bậc cửa, sửa một bức tường rào… thì lập tức cán bộ quản lý về TTXD đến...

Thủ tướng khảo sát dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và công tác ứng phó sạt lở tại Cần Thơ
Thủ tướng khảo sát dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng và công tác ứng phó sạt lở tại Cần Thơ

MTXD - Chiều 12/5, trong chương trình công tác tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...