Sự bất lực của loài người trong cơn giận dữ của Mẹ Thiên nhiên
MTXD - Trong thời khắc khó khăn nhất của thảm họa động đất, cả thế giới đang cùng hướng về Thổ Nhĩ Kỳ và Syria với sự sẻ chia, cứu giúp người trong cơn hoạn nạn. Nhưng dường như, sự cố gắng của loài người là quá nhỏ bé trước những cơn giận dữ của thiên nhiên.
Giữa thảm họa
Lạnh giá, đói khát và tuyệt vọng đã bao trùm hàng trăm ngàn người mất nhà cửa sau trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria với số người chết vượt quá 21.000, số người bị thương ở cả 2 quốc gia ít nhất là 78.124, con số được thống kê đến sáng ngày 9/2 theo giờ địa phương. Khoảng 6.500 tòa nhà ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị sập và vô số ngôi nhà khác bị hư hại; khoảng 13,5 triệu người bị ảnh hưởng trong khu vực kéo dài 450km (280 dặm). Hàng trăm ngàn người ở cả hai quốc gia đã bị mất nhà cửa vào giữa mùa đông.
Ông Abdulalim Muaini nằm dưới đống đổ nát bên cạnh thi thể của vợ ông là bà Esra sau trận động ở TP Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 8-2. Ảnh: REUTERS
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng cứu hộ nhằm tìm kiếm, cứu những người bị vùi lấp dưới đống đổ nát của hàng nghìn ngôi nhà. Họ chạy đua với thời gian để tìm những người sống sót. Nhưng việc thiếu thiết bị, chuyên môn và sự hỗ trợ để giải cứu những người bị mắc kẹt - đôi khi ngay cả khi nghe thấy tiếng kêu cứu. Rất nhiều ngôi nhà đã bị hư hại và có nguy cơ sụp đổ. Nhưng quanh đây không có nơi ở khẩn cấp hay trú ẩn nào an toàn. Có những người đã qua đêm trên đường phố hoặc trong ô tô vì sợ dư chấn bất chấp thực tế là ngoài trời đang đóng băng.
Những người dân đã may mắn bảo toàn sự sống giờ thấp thỏm trong hy vọng lẫn lo âu, mong nhận được thông tin tốt lành về những người thân yêu còn đang mất tích hoặc bị kẹt trong những ngôi nhà đổ. Nhưng hy vọng rằng nhiều người còn sống khác sẽ được tìm thấy trong đống đổ nát đang mờ dần, nhưng vẫn không ít người nuôi hy vọng rằng người thân của họ có thể được giải cứu khỏi đống đổ nát.
Bé gái Mariam che chắn cho em suốt 36 giờ khi 2 chị em kẹt dưới đống đổ nát. Ảnh: Twitter/Northwestern Syria.
Trong thời khắc khó khăn nhất của thảm họa động đất, cả thế giới đang cùng hướng về Thổ Nhĩ Kỳ và Syria với sự sẻ chia, cứu giúp người trong cơn hoạn nạn. Nhưng dường như, sự cố gắng của loài người là quá nhỏ bé trước những cơn giận dữ của thiên nhiên.
Tình trạng đói rét và tuyệt vọng đang bủa vây hàng trăm nghìn người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mất nhà cửa. Điều đó sẽ dẫn tới những thảm họa khác, đó là thảm họa nhân đạo, thảm họa y tế, thảm họa về lương thực, thảm họa về kinh tế và nỗi ám ảnh khôn nguôi của con người. Mối đe dọa dịch bệnh, thiếu thức ăn, tệ nạn xã hội... sau động đất có thể là những thảm họa khác, đẩy nhiều người vào tình cảnh còn nghiêm trọng hơn nếu cộng đồng quốc tế không có hành động ngay lập tức.
Bức ảnh người cha nắm chặt bàn tay cô con gái 15 tuổi đang bị đè chặt bởi khối tường và bê tông sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ khiến chúng ta không khỏi xót xa. Ảnh: REUTERS
Sau thảm họa này, hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn đứa trẻ sẽ mồ côi, hàng ngàn người cha người mẹ già mất con là nơi nương tựa lúc tuổi già... Mấy ngày qua, từ khắp thế giới, những đội cứu hộ, những chuyến hàng cứu trợ đã dồn dập được đưa tới các vùng chịu thiệt hại của thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Những con số mất mát, tổn thất trong thảm họa động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vẫn không ngừng gia tăng. Việt Nam cũng đã cử đoàn bao gồm 24 cán bộ, chiến sĩ đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. Chính trong những giờ phút ngặt nghèo chạy đua với thời gian để tìm kiếm, cứu những nạn nhân dưới đống đổ nát càng thấy rõ hơn sự gắn kết giữa người người với người, giữa những cộng đồng, sắc tộc và quốc gia với mong muốn duy nhất là cứu người, khắc phục hậu quả thảm họa thiên tai.
Trong cơn giận dữ của Mẹ Thiên Nhiên.
Trong cơn giận của Mẹ Thiên nhiên
Sự giận dữ của thiên nhiên đã gây nên những bi kịch cho loài người, như trận động đất xảy ra vào tháng 12/1939 ở phía đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cướp đi sinh mạng của khoảng 33.000 người. Từ tháng 6-8/1931, các khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc bị ngập lụt khiến số người chết lên tới gần 3,7 triệu người. Vào năm 2008, một trận động đất mạnh 7,9 độ richter đã tấn công một số khu vực ở trung nam Trung Quốc. Nó gây ra nhiều vụ lở đất và sập các tòa nhà khiến gần 70.000 người trên khắp tỉnh Tứ Xuyên thiệt mạng. Ngày 26.12.2004, một trận động đất 9,2 độ Richter xảy ra tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Ngày 11.3.2011, động đất mạnh 9 độ gây sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản khiến 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá.
Lực lượng cứu hộ đang nỗ lực từng phút để giúp đỡ các nạn nhân bị mắc kẹt. Ảnh: AP
Trái đất yên bình của chúng ta đã nhiều lần hứng chịu những thiên tai khủng khiếp như động đất, núi lửa phun trào, những trận lũ lụt hay bão tố với sức hủy diệt kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người. Thiên tai ngày càng xuất hiện nhiều hơn với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Thiệt hại vô cùng lớn về người và của do thảm họa thiên nhiên gây ra cho thấy, dù xã hội loài người có phát triển đến đâu, những thành tựu về khoa học – công nghệ - kỹ thuật của con người có ở đỉnh cao nào thì đứng trước các thảm họa thiên nhiên, con người vẫn trở nên nhỏ bé, sự sống của con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Nhiều người vẫn đặt câu hỏi rằng, liệu thảm họa thiên nhiên càng ngày càng diễn ra với tần suất nhiều hơn, với sự khủng khiếp hơn, và thiệt hại nặng nề hơn như thế, liệu con người có phần nào là nguyên nhân? Sự thật có lẽ cũng dễ để hình dung, chính con người không vô can khi khai thác thiên nhiên cạn kiệt, hoang hóa, làm biến dạng núi rừng, biến đổi khí hậu. Khi những núi băng ở Bắc cực hay Nam cực ngày càng nhỏ đi, khi những cơn bão nhiệt đới ngày càng tăng thêm cấp độ để trở thành những siêu bão, khi những trận cuồng phong ngày càng mạnh hơn, và những cơn sóng biển cao hơn trở thành sóng thần... phải chăng loài người chúng ta cũng “góp phần” vào sự giận dữ đó của thiên nhiên?! Khi thiên nhiên bị tổn thương quá mức, và những vết thương tích tụ dồn nén thật lâu đã trở thành những cơn giận dữ và trút thảm họa xuống loài người.
Con người quá nhỏ bé trước những thảm họa thiên nhiên.
Trong một cảnh báo đáng sợ của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR) đưa ra trong Báo cáo đánh giá toàn cầu 2022, công bố 2 năm 1 lần, thì trong 2 thập niên qua, mỗi năm thế giới ghi nhận 350-500 thảm họa thiên tai từ mức trung bình cho đến nghiêm trọng. Con số này nhiều gấp 5 lần so với 30 năm trước. Và trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các thảm họa do hạn hán, nhiệt độ cực đoan và lũ lụt kinh hoàng có thể xảy ra với tần suất cao hơn trong tương lai. Và theo sự ước tính của UNDRR, đến năm 2030 thế giới có thể phải đối mặt với 1,5 thảm họa thiên tai mỗi ngày, 560 thảm họa mỗi năm do Trái đất ấm lên và con người phớt lờ các rủi ro, kéo theo hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.
Thiên tai bất trắc có lẽ một phần do chính con người gây nên. Và chính vì thế cũng không thể luận tội thiên nhiên được. "Con người đang tự đặt mình vào vòng xoáy của tự hủy diệt" và việc bỏ qua các nguy cơ đang phải trả giá đắt. Không ai có thể biết trước được tương lai, biết được khi nào thì tai họa có thể ập đến. Đứng trước sự “phẫn nộ” của thế giới tự nhiên, con người trở nên thật nhỏ bé, thậm chí gần như bất lực. Chúng ta, loài người luôn đấu đá, giành giật, dẫm đạp, sát hại lẫn nhau để thể hiện uy quyền, để hơn thua, để cao ngạo với bản thân và cho rằng đó là cuộc sống, đó là lý tưởng, đó là sự phát triển. Nhưng, hãy thử một lần tự nhìn chúng ta bằng vị trí ở bên ngoài Trái Đất, sẽ thấy rằng loài người và những hành động của chúng ta quá nhỏ bé và vô nghĩa với sự tuần hoàn này của vũ trụ.
Tiêu Dao
Các tin khác
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.