Tác hại khi sử dụng nước giếng khoan

​MTXD - Thói quen dùng nước giếng khoan, nước ngầm chưa qua xử lý để phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt... đã và đang ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trước mắt và lâu dài của người sử dụng.

MTXD - Thói quen dùng nước giếng khoan, nước ngầm chưa qua xử lý để phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt... đã và đang ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trước mắt và lâu dài của người sử dụng.

Hiện nay, mặc dù nước máy đã đến với người dân nhưng nhiều hộ gia đình vẫn còn thói quen sử dụng nguồn nước ngầm với suy nghĩ nước nào cũng là nước nhưng nước tự khoan thì không phải trả tiền. Ít ai nghĩ đến những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý.

Theo các nhà khoa học, người sử dụng thường xuyên nước giếng tự khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hậu quả đầu tiên của tình trạng này là người sử dụng đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử vong.

Nếu dùng nước giếng khoan thường xuyên mà không được xử lý ô nhiễm sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng cho con người. TL

Cụ thể, asen (thạch tín) gây ung thư da và phổi; thủy ngân cadimi gây tổn thương thận và rối loạn thần kinh; nitrat gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); crom tác động xấu đến gan, thận, cơ quan hô hấp; chì gây tổn thương nãorối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu; sunfat gây tiêu chảy, lị; xyanua gây tổn thương phổi, da, cơ quan tiêu hóa; nhôm làm gia tăng quá trình lão hóa...

Các nhà khoa học trên thế giới nhận định sát thủ vô hình mang tên thạch tín đang là mối đe dọa đối với những người sử dụng nguồn nước ngầm chưa xử lý. Nếu bị nhiễm độc thạch tín ở mức thấp nhưng trong thời gian dài sẽ mắc các chứng bệnh mệt mỏi, giảm trí nhớ, thiếu máu cục bộ, co tim và não, ung thư, viêm tắc mạch ngoại vi...

Ngoài ra, thạch tín còn gây bệnh ngoài da như làm biến đổi sắc tố, sạm da, sừng hóa, ung thư da. Sau 10 đến 20 năm, kể từ khi phát hiện, người nhiễm thạch tín sẽ chuyển sang ung thư và tử vong. Dù các nhà chuyên môn đã cảnh báo nhưng nhiều người chưa xem đó là mối đe dọa mà vẫn khai thác, sử dụng nước ngầm.

Nguồn gốc của nước giếng khoan

Nguồn gốc của nước giếng khoan là nước ngầm sâu trong lòng đất, được lấy qua việc khai thác và khoan từ trên mặt đất. thẩm thấu qua các lớp trầm tích và đọng lại thành mạch ngầm sâu trong lòng đất. Nguồn gốc của nước mặt thẩm thấu bao gồm nước mưa, nước từ ao hồ, sông suối, kênh rạch và các nguồn khác.Nước này được sử dụng chủ yếu tại các vùng nông thôn tại Việt Nam.Nước giếng khoan có thể chứa các tạp chất như: hữu cơ, chì, sắt, mangan, kim loại nặng và các loại vi khuẩn. Do đó, việc sử dụng nước giếng khoan cần phải được kiểm tra chất lượng và xử lý sạch trước khi sử dụng. Nếu không, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe người dùng và môi trường xung quanh.

Khái niệm xử lý nước giếng khoan

Xử lý nước giếng khoan là một quá trình gồm nhiều bước để cải thiện chất lượng nước. Mục đích là loại bỏ các chất độc hại và gây ô nhiễm trong nước, hoặc giảm nồng độ của chúng xuống mức an toàn cho con người sử dụng. Kết quả cuối cùng của quá trình xử lý là nước giếng khoan có thể sử dụng để uống để đạt được chất lượng nước cho sinh hoạt phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành. Hiện có nhiều cách xử lý nước giếng khoan, chúng ta cần tùy biến theo nhu cầu và điều kiện cụ thể của nguồn nước. Để chọn được phương pháp tối ưu, chúng ta cần theo dõi chất lượng nước trong giếng trong 1 năm và tính toán thay đổi để thiết kế.

Đặc điểm của nước giếng khoan

Hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người là một trong những nguyên nhân chính gây tác động tới môi trường nước. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày được bài trừ ra môi trường mà không có biện pháp an toàn nào. Chất thải này ngấm vào đất, thấm sâu vào mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nước ngầm. Hoạt động sản xuất và chăn nuôi cũng tạo ra những chất thải ô nhiễm. Sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại gia đình cũng có tác động tới chất lượng nước giếng khoan.Nước giếng khoan hiện tại có chứa vi khuẩn như e.coli, Clo và các loại vi khuẩn tả và thương hàn. Chúng ta cần xử lý chất thải đúng cách để tránh vi khuẩn nhiễm vào nguồn nước giếng khoan.

Tác hại khi uống nước giếng khoan nhiễm khuẩn

Như đã trình bày ở trên, uống hoặc sử dụng nước giếng khoan nhiễm vi khuẩn, có thể gây ra một số hậu quả sức khỏe không tốt. Vi khuẩn trong nước có thể gây ra nhiều loại bệnh như :

Bệnh đường ruột như cảm lỵ, tả-lỵ, viêm niệu đạo, bệnh gan, thận, tiêu hóa+ Bệnh da và mắt

Những vi khuẩn có trong chất thải không được xử lý sẽ sinh sôi và phát triển trong mạch nước giếng khoan. Nếu chúng ta uống nước nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn sẽ ngấm vào cơ thể và gây ra các bệnh trên.

5 Cách xử lý nước giếng khoan đơn giản nhất

1. Xử lý nước giếng khoan bị nhiễm Vôi

Theo phương pháp dân gian. Trong quá trình sử dụng các thiết bị vật dụng đồ dùng lâu ngày theo thời gian sẽ xuất hiện dấu hiệu đóng cặn. Làm sạch cặn vôi dưới đáy ấm, vật dụng bằng cách cho 1 ít nước chanh hoặc giấm. Sau đó tiến hành ngâm trong 24 tiếng để làm cho cặn canxi bong ra. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng khoai tây cho vào đun sôi cùng với nước. Điều này có thể làm bong các cặn đá vôi ra ngoài. Với cách làm này bắt buộc phải thực hiện hàng ngày một cách thường xuyên. Nếu không chỉ trong một thời gian ngắn sẽ xuất hiện lại cặn canxi trắng.

2. Dùng tro bếp xử lý nước giếng khoan

Phương pháp này được thực hiện như sau: Lấy khoảng 10g tro bếp bỏ vào 1 lít nước, sau 15 phút ta sẽ có một mẫu nước an toàn, có nhiều gia đình dùng tro trấu cho bể lọc nước thô sơ. Mặc dù nó được các nhà nghiên cứu kết luận là hiệu quả trong lọc nước giếng khoan nhưng xét ở góc độ nào đó, nó có vẻ như không được đảm bảo an toàn tuyệt đối vì tro tan ra trong nước nếu không lắng lọc kỹ sẽ theo nguồn nước vào cơ thể chúng ta không những thế biện pháp này rất mất thời gian, công sức chờ đợi lắng lọc, vật liệu dùng chỉ trong một thời gian ngắn.

3. Xử lý nước giếng khoan bằng phèn chua.

Các bước xử lý nước phèn giếng khoan cũng rất đơn giản. Chúng ta dùng phèn chua cho hòa tan vào nước để nước giếng trong hơn, sau đó dùng clorin để diệt khuẩn có trong nước. Ưu điểm của phương pháp này là giúp nước trong và sạch hơn. Tuy nhiên, việc dùng phèn chua này chỉ đảm bảo cho nước để dùng khi tắm giặt, sinh hoạt. Trường hợp nếu muốn dùng để ăn uống thì vẫn phải đun sôi nước để đảm bảo diệt sạch vi khuẩn.

Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng viên Cloramin B với nhiều hàm lượng khác nhau và thường 0,25g để khử trùng 25 lít nước hoặc viên Aquatabs 67mg khử trùng cho 20 lít nước nước trong xô, chậu, chum…Khi cho viên hóa chất vào cần khuấy đều cho tan hết và đậy nắp chờ 30 phút.

– Đối với xử lý nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hóa chất bột là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong 1 lít nước.

Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Thông thường nguồn nước giếng khoan thường chứa kim loại nặng trong nước như: sắt phèn, mangan, canxi, Amoni, Nitrit, Asen,H2S … nhiễm các tạp chất, vi khuẩn, vi rút, các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tùy theo địa tầng mà nguồn nước giếng khoan chịu những tác động khác nhau làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

Theo các chuyên gia, người sử dụng thường xuyên nước giếng tự khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hậu quả đầu tiên của tình trạng này là người sử dụng đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh. Các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí dẫn đến tử vong. Đó là những lý do nên sử dụng hệ thống lọc nước giếng khoan.

4. Hướng dẫn cách xử lý nước giếng khoan bằng bể lọc thô

Phương pháp này thường được áp dụng ở vùng quê nông thôn, Đơn giản vì cách làm không quá phức tạp, dễ thi công và tiết kiệm chi phí.

Để thực hiện chúng ta có thể sử dụng bể lọc bằng inox hoặc xây dựng bể lọc bằng xi măng. Tiến hành cho các lớp vật liệu lọc nước bao gồm :Cát thạch anh, cát mangan, than hoạt tính, sỏi vào đổ theo lớp. Mỗi lớp dày khoảng 25 – 40mm. Nguồn nước sẽ lần lượt được chảy qua các lớp lọc. Mỗi lớp lọc có chức năng giữ lại cặn bẩn, tạp chất, phèn… trong nước, nhờ đó nguồn nước sẽ được trong sạch hơn.

Nhược điểm của hệ thống lọc bể lọc thô rất dễ bị tắc trong quá trình sử dụng.

5. Cách xử lý nước giếng khoan bằng hệ thống cột lọc Composite

Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở những nơi có diện tích nhỏ, không thể xây bể lọc. Về cơ bản, hệ thống trụ lọc cũng tương tự bể lọc nhưng các vật liệu cao cấp hơn.

Với ưu điểm: Dễ lắp đặt, không tốn diện tích, dễ bảo trì, có trang bị van xả tự động. Van xả này sẽ có nhiệm vụ sục rửa các vật liệu lọc đơn giản, nhanh chóng, hạn chế tối đa tắc nghẽn và cho chất lượng nước lọc đảm bảo tiêu chuẩn sạch.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển 

 

Các tin khác

Tạp chí đang tạm dừng hoạt động theo quyết định của cơ quan chủ quản để hoàn thiện công tác nhân sự.
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm
Yên Mô – Ninh Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống từ xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Lâm

MTXD - Sau khi đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2021, cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, xóm đã tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của nhân dân đến năm 2024 xã Yên Lâm, huyện Yên Mô đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng
Hiện thực hóa quy hoạch đô thị sông Hồng

MTXD - Có thể nói Hà Nội ngày nay đang hội tụ đầy đủ trong mình nhiều yếu tố gồm cả thế và lực để hiện thực hóa khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng không gian hai bên sông Hồng trở thành “Biểu tượng phát triển mới của Thủ đô”.

Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam
Đô thị nén sự lựa chọn hình thái của các đô thị phát triển theo hướng sinh thái ở Việt Nam

MTXD - QCVN 01:2019 đã làm rõ nội dung về kiểm soát mật độ dân số trong các đồ án quy...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

​MTXD - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3-9-2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.